1. Trọng tài thương mại quốc tế

Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.

Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.

Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.

Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.

Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”

Căn cứ tại Khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định như sau

“2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

2. Các hình thức trọng tài

Kể cả khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài từ trước (thỏa thuận trong đó quy định tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết tại trọng tài), hay khi tranh chấp đã phát sinh và các bên quyết định sẽ đưa tranh chấp giải quyết tại trọng tài, việc đầu tiên phải thống nhất là hình thức trọng tài được lựa chọn. Các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận sử dụng (i) trọng tài vụ việc (ad hoc) hoặc (ii) trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế).

Trọng tài vụ việc

Trọng tài vụ việc không thuộc một tổ chức trọng tài nào, do đó, các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận quyết định tất cả các vấn đề về trọng tài như số lượng trọng tài viên, cách thức chỉ định, thủ tục tố tụng trọng tài, luật áp dụng… Trọng tài vụ việc có ưu điểm là linh hoạt, chi phí thấp và thủ tục nhanh chóng hơn, với điều kiện là các bên tham gia tranh chấp có ý chí hợp tác.

Đối với trọng tài vụ việc, Ủy ban trọng tài là do các bên hoặc do đại diện của các bên chỉ định. Sau khi Ủy ban trọng tài được thành lập, việc phân xử sẽ do Ủy ban trọng tài thực hiện và các bên không được tham gia vào việc phân xử đó.

Ví dụ về trọng tài vụ việc có thể lấy ngay trong các Hiệp định trong khuôn khổ ASEAN cộng, trong đó các bên quy định khi có tranh chấp phát sinh, tranh chấp có thể được đưa ra một Ủy ban trọng tài (thường gồm 3 thành viên, 2 thành viên đại diện cho mỗi bên tranh chấp và thành viên thứ ba làm Chủ tịch Ủy ban trọng tài) phân xử. Nội dung này sẽ được đề cập sâu hơn ở phần sau của đề tài.

Trọng tài định chế

Trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế) là hình thức tổ chức, một trung tâm trọng tài hoạt động thường trực (thực chất là họ cung cấp dịch vụ trọng tài) với những quy định có sẵn về những vấn đề liên quan tới trọng tài như thủ tục, cách tiến hành tố tụng trọng tài … Có thể kể tên một số trung tâm trọng tài nổi tiếng trên thế giới như LCIA (The London Court of International Arbitration) ở London, CIArb ( The Chartered Institute of Arbitrators) ở Anh hay ICC (The International Court of Arbitration) ở Paris.

Thông thường, khi các bên thống nhất đưa tranh chấp ra xét xử theo phương thức trọng tài định chế, trung tâm trọng tài được lựa chọn sẽ chịu trách nhiệm chỉ định trọng tài viên cho Ủy ban trọng tài.

Trọng tài định chế, với những quy định và thủ tục riêng của mình, thường được xem là “chính thống” hơn so với trọng tài vụ việc. Tuy nhiên, chi phí cho trọng tài định chế thường cao hơn, và thủ tục tố tụng lại chậm hơn so với trọng tài vụ việc.

3. Vụ việc tranh chấp liên quan đến giao hàng kém chất lượng

– Các bên:

+ Nguyên đơn: Người mua Việt Nam

+ Bị đơn: Người bán Hàn Quốc

– Các vấn đề được đề cập:

+ Hàng hoá được giao có khuyết tật không?

+ Thay thế hàng hay trả lại hàng, đòi lại tiền

+ Tính toán thiệt hại

– Tóm tắt vụ việc:

Ngày 3 tháng 8 năm 1997 Nguyên đơn và Bị đơn đã ký lìợp đồng mua bán theo đó Nguyên đơn mua của Bị đơn hai máy thêu trị giá 136.000 USD theo điều kiện CIF cảng thành phố Hồ Chí Minh, bảo hành 12 tháng sau khi hoàn thành lắp đặt.

Thực hiện hợp đồng, ngày 16 tháng 8 năm 1997 Bị đơn đã giao hai máy thêu cho Nguyên đơn, máy đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, máy có nhiều sự cố, Bị đơn đã cử chuyên gia sang Việt Nam sửa chữa nhưng không thành công. Bị đơn cam kết sẽ sửa chữa xong vào ngày 4 tháng 4 năm 1998 và sẽ bồi thường 29.202 USD cho 40 ngày máy

ngừng hoạt động nhưng sau đó Bị đơn chỉ bồi thưòng 4.302USD và không tiếp tục sửa chữa máy nữa.

Nguyên đơn đã trưng cầu SGS Việt Nam giám định tình trạng hai máy thêu. Biên bản giám định ngày 1 tháng 9 năm 1998 của SGS ghi “hai máy không thể sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của Nguyên đơn”.

Do máy ngừng hoạt động, Nguyên đơn đòi Bị đơn đổi hai máy mổi và bồi thường thiệt hại phát sinh cho Nguyên đơn.

Trong Văn thư gửi Nguyên đơn ngày 12 tháng 2 năm 1999, Bị đơn cho rằng:

Nguyên đơn đã đơn phương mời SGS Việt Nam làm giám định nên kết quả không ràng buộc Bị đơn.

Ngày 15 tháng 10 năm 1998 nhân viên của Bị đơn đến thăm phân xưỏng của Nguyên đơn thì thấy một trong hai máy vẫn hoạt động.

Vì vậy, Bị đơn đề nghị cho trưng cầu giám định bỏi một công ty giám định quốc tế, đồng thời Bị đơn chấp nhận đề nghị của Nguyên đơn về việc đổi hai máy.

Ngày 18 tháng 4 năm 1999 Bị đơn thông báo cho Nguyên đơn việc tái giám định sẽ được tiến hành từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 4 năm 1999 bởi Vinacontrol có sự chứng kiến của Luật sư của LVN Group A của nước Nguyên đơn. Nguyên đơn không phản đối.

Ngày 28 tháng 4 năm 1999 Vinacontrol cấp Biên bản giám định kết luận máy bị hỏng hóc, tình trạng lắp ráp, căn chỉnh hai máy chưa hoàn tất, vào thời điểm giám định, cả hai máy đều không thể vận hành được.

Ngày 4 tháng 5 năm 1999 Nguyên đơn kiện Bị đơn ra trọng tài, đòi:

Trả lại hai máy thêu, lấy lại tiền

Bồi thường thiệt hại, gồm:

Chi phí nhân công trong thời gian máy ngừng hoạt động

Lãi suất trên số tiền hàng 136.000 USD kể từ ngày thanh toán đến ngày trọng tài xét xử

Chi phí giám định trả cho SGS Việt Nam

Thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần.

4. Phán quyết của trọng tài:

4.1. Việc giao hàng có khuyết tật:

Việc Bị đơn giao hại máy có khuyết tật máy bị hư hỏng trong thời hạn bảo hành và sau đó không vận hành được đã được chứng minh bởi các bằng chứng sau:

Thứ nhất, Bị đơn đã cam kết sửa chữa xong hai máy vào ngày 4 tháng 4 năm 1998 và sẽ bồi thường 29.292 USD cho 40 ngày máy không hoạt động được, thực tế đã bồi thường 4.302 USD.

Thứ hai, Bị đơn đã đề nghị và trực tiếp chỉ định Vinacontrol giám định lại hai máy, kết quả giám định trong Biên bản giám định ngày 28 tháng 4 năm 1999 là máy hỏng hóc, hai máy không vận hành được và Bị đơn không hề phản đối kết quả này, tức thừa nhận máy hỏng hóc.

Thứ ba, Bị đơn đã chấp nhận đề nghị đổi máy hỏng hóc bằng hai máy đúng phẩm chất. Việc này chứng tỏ Bị đơn đã công nhận hai máy kém phẩm chất, không sử dụng được.

Từ đó, trọng tài kết luận Bị đơn giao hai máy có khuyết tật và phải chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn về việc này.

4.2. Về yêu cầu trả lại hai máy, đòi lại tiền hàng của Nguyên đơn:

Khi phát hiện hai máy thêu có khuyết tật, bị hỏng hóc trong thời hạn bảo hành, Nguyên đơn đã yêu cầu Bị đơn thay thế hai máy này bằng hai máy có phẩm chất đúng như quy định của hợp đồng và Bị đơn đã chấp nhận yêu cầu này của Nguyên đơn. Như vậy, phương án thay thế hai máy là phương án phù hợp với ý chí của hai bên. Mặt khác, phương án trả lại hai máy, lấy lại tiền hàng thông thường được áp dụng khi ngưòi mua không thể thay thế được máy khác. Phương án thay thế hai máy có khuyết tật phù hợp với Pháp luật Việt Nam (Điều 223 Luật Thương mại Việt Nam 1997, Điều 439, 440, 441 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995) và pháp luật của các nước. Vì vậy, trọng tài không chấp nhận yêu cầu trả lại hai máy, đòi lại tiền hàng của Nguyên đơn, mà quyết định buộc Bị đơn phải thay thế hai máy mới phù hợp vối quy định của Hợp đồng cho Nguyên đơn và phải chịu các chi phí thay thế.

4.3. Về tiền thiệt hại mà Nguyên đơn đòi bồi thường:

Giao hàng có khuyết tật gây thiệt hại cho Nguyên đơn thì Bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường. Trọng tài thừa nhận các thiệt hại sau đây và buộc Bị đơn phải bồi thường:

Chi phí nhân công trong thời gian hai máy ngừng hoạt đồng, vì máy ngừng hoạt động, công nhân không có việc làm, Nguyên đơn vẫn phải trả lương cho số công nhân này.

Lãi suất của 136.000 USD tính cho thời gian kể từ ngày máy ngừng hoạt động cho đến ngày trọng tài xét xử. Trọng tài coi đầy là khoản thiệt hại do đọng vôh vì không sử dụng được máy. Thòi gian kể từ ngày thanh toán cho đến ngày máy không vận hành được không tính lãi suất.

Chi phí giám định trả cho SGS Việt Nam. Vì khuyết tật của máy phát sinh trong thời gian bảo hành, làm cho máy móc không hoạt động được, buộc Nguyên đơn phải mời SGS làm giám định, kết quả là máy có khuyết tật, không vận hành được. Bị đơn phải thay thế máy, cho nên Bị đơn phải bồi thường chi phí giám định cho Nguyên đơn.

Trọng tài bác yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần, bởi vì đây không phải là thiệt hại tài sản trực tiếp thực tế, không phải do máy móc có khuyết tật trực tiếp gây ra.

5. Bình luận và lưu ý:

Khi bán máy móc thiết bị có thời hạn bảo hành thì theo pháp luật, người bán phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của máy móc thiết bị được phát hiện trong thời hạn đó, với điều kiện khuyết tật, hư hỏng không phải do lỗi của ngưòi sử dụng gây ra. Khi có khiếu nại của người mua về vấn đề này, người bán trước hết bằng chi phí của mình phải sửa chữa khuyết tật, thay thế các linh kiện, bộ phận để làm cho máy móc thiết bị hoạt động bình thưòng. Nếu không sửa chữa được khuyết tật, thì ngưồi bán buộc phải thay thế máy móc thiết bị hoặc nhận lại máy móc thiết bị, trả lại tiền. Trong trưòng hợp người bán có thể thay thế máy móc thiết bị có khuyết tật bằng máy móc thiết bị có phẩm chất đúng như quy định của hợp đồng và động ý phương án này, thì rõ ràng phải tạo điều kiện cho người bán thực hiện. Vì vậy, việc trọng tài không chấp nhận yêu cầu của Bị đơn đòi trả lại hai máy, lấy lại tiền hàng mà quyết định buộc BỊ đơn phải thay thế hai máy là phù hợp với pháp luật và phù hợp với thực tế.

Việc máy móc không vân hành được, phải thay thế làm phát sinh thiệt hại cho người mua, thì người bán phải có trách nhiệm bồi thường. Tất nhiên, những thiệt hại đó phải phát sinh trong thời gian máy không hoạt động được và trong thòi gian thay thế, đồng thời, đó là những thiệt hại tài sản trực tiếp do việc máy không vận hành được và việc thay thế máy gây ra. Từ đó, những chi phí đã chi ra khi chưa nhận máy, trong khi nhận máy, trong thời gian máy vận hành được (ví dụ, phí mỏ L/C, phí dỡ máy khỏi tàu ở cảng đến v.v…) sẽ không được bồi thường vì đây không phải là thiệt hại trực tiếp của việc máy không vận hành được và của việc thay thế máy. Nếu người bán chấp nhận trả lại tiền hàng, lấy lại máy có khuyết tật thì lúc đó người mua mới có quyền đòi bồi thường tất cả các chi phí đã chi ra để mua máy nhưng cuốỉ cùng lại không có máy (tức áp dụng chế tài huỷ hợp đồng).

Theo pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự, cũng như hợp đồng thương mại là trách nhiệm tài sản, tức là trách nhiệm vật chất. Bên vi phạm hợp đồng không chịu trách nhiệm tinh thần. Vì vậy, khi đòi bên vi phạm bồi thưòng thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì không được đòi bồi thường thiệt hại tinh thần, nếu có đòi thì toà án, trọng tài cũng bác.