1. Trọng tài thương mại quốc tế

Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.

Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.

Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.

Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.

Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”

Căn cứ tại Khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định như sau

“2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

2. Khái niệm về hợp đồng thương mại vô hiệu

Trong Luật Thương mại Việt Nam không có quy định cụ thể về hợp đồng thương mại vô hiệu, do đó, khi xem xét hợp đồng thương mại có vô hiệu không phải xem các quy định tại Bộ luật Dân sự. Theo đó, hợp đồng thương mại vô hiệu khi không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng, giao dịch dân sự (khoản 1 Điều 407 và Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015).

* Về hậu quả pháp lý:

Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Thứ nhất, Khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Thứ hai, Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Thứ ba, Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra cả trong trường hợp mức độ lỗi của hai bên là tương đương nhau.

3. Trách nhiệm làm hạn chế tổn thất

Nghĩa vụ hạn chế tổn thất được quy định tại Điều 77 CISG. Theo đó, một bên viện dẫn vi phạm hợp đồng của bên kia phải áp dụng các biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể nhằm hạn chế tổn thất, kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên bị vi phạm không áp dụng các biện pháp đó thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.

Điều 305 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định tương tự về nghĩa vụ hạn chế tổn thất. Cụ thể, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.

Tuy Điều 77 CISG và Điều 305 Luật Thương mại năm 2005 đều đề cập nghĩa vụ hạn chế tổn thất, nhưng thực chất “nghĩa vụ” này, nếu không được thực hiện bởi bên bị vi phạm, cũng không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý của bên này. Mặt khác, bên vi phạm cũng không thể dùng các biện pháp buộc bên bị vi phạm thực hiện nghĩa vụ này (non-actionable duties). Thay vào đó, bên vi phạm chỉ có thể được giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.

Nghĩa vụ hạn chế tổn thất cũng chỉ giới hạn đối với những loại vi phạm mà bên bị vi phạm đã biết hoặc buộc phải biết.

Trong trường hợp đó, bên bị vi phạm phải thực hiện các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất do hành vi vi phạm gây ra. Do vậy, nghĩa vụ hạn chế tổn thất được tiếp cận từ ba phương diện:

– Bên bị vi phạm không thể yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại lẽ ra có thể hạn chế được nhưng bên đó đã không thực hiện các biện pháp hợp lý để hạn chế (avoidable loss);

– Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại phát sinh do thực hiện các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất;

– Bên bị vi phạm không thể yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại đã hạn chế được do thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất (avoided loss).

4. Vụ việc tranh chấp

– Các bên:

+ Nguyên đơn: Một công ty Hồng Kông – Macao

+ Bị đơn: Một cơ quan văn hoá nghệ thuật Trung Quốc

– Các vấn đề được đề cập:

+ Hợp đồng vô hiệu do chủ thể không có thẩm quyền và năng lực ký kết

+ Nghĩa vụ thông báo và giảm thiểu thiệt hại

– Tóm tắt vụ việc:

Nguyên đơn (Bên A) và Bị đơn (Bên B) ký một hợp đồng sản xuất phim tựa đề “Hai Deng Fa Shi” ngày 13 tháng 4 năm 1985. Phần hợp đồng liên quan đến phương thức hợp tác giữa hai bên quy định Bên A chịu mọi chi phí cho việc làm phim với tổng dự toán khoảng 800.000USD. Bên A chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị quay phim, xe thùng chở đạo cụ và mòi một đạo diễn và một thợ chụp ảnh từ Hồng Kông và Macao. Bên B chịu trách nhiệm viết kịch bản, thuê đạo diễn, diễn viên và đoàn phục vụ làm phim, thuê địa điểm, xin cấp các loại giấy phép và hoàn thành mọi thủ tục cần thiết và những công việc hàng ngày khác.

Hợp đồng cũng quy định sau khi ký kết hợp đồng, Bên A phải chuyển 120.000 USD (bao gồm cả 50.000 USD tiền tạm ứng phải chuyển ngay trong ngày ký kết hợp đồng). Bên B phải xin được các giấy phép cần thiết của Chính quyền nhân dân tỉtìh Hà Nam và Phòng tuyên truyền tỉnh Hà Nam và phải thực hiện tất cả các thủ tục để có được bảo lãnh của Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh tại Trịnh Châu trong vòng 15 ngày. Sau khi các thủ tục này hoàn thành, Bên A phải chuyển ngay khoản tiền 70.000USD còn lại vào tài khoản của Bên B. Trong vòng năm ngày kể từ khi khởi quay (dự tính là vào tháng 5 năm 1985), Bên A phải chuyển 180.000USD vào tài khoản của bên B. Phần đầu tư còn lại sẽ được thanh toán thành nhiều lần để bảo đảm cho các chi phí làm phim.

Ngày 13 tháng 4 năm 1985, ngày ký kết hợp đồng, Nguyên đơn đã chuyển cho Bị đơn 50.000 USD tiền tạm ứng thông qua Ngân hàng Macao Nantong. Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Bị đơn ký một văn bản với một công ty sản xuất phim ở Guangzhou để cùng sản xuất phim Hai Deng Fa Shi.

Ngày 8 tháng 5 năm 1985, Nguyên đơn nhận được từ BỊ đơn văn bản trả lời cho phép công ty Hồng Kông – Ma Cao được vận chuyển các thiết bị để làm phim do Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam cấp ngày 26 tháng 4 năm 1985, một “Bản hướng dẫn chấp thuận báo cáo của Cơ quan văn hoá và nghệ thuật và Công ty Hồng Kông – Ma Cao” do Phòng tuyên truyền tỉnh Hà Nam cấp và “Bảo lãnh không huỷ ngang cho Hợp đồng” số ZT 535406 do Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh tại Trịnh Châu cấp. Tuy nhiên, ngày cấp bảo lãnh lại là ngày 10 tháng 6 năm 1985.

Ngày 31 tháng 7 năm 1985 Bị đơn gửi văn thư cho Nguyên đơn giục Nguyên đơn chuyển cho mình phần 70.000USD còn lại trong khoản đầu tư đầu tiên 120.000USD và nói rằng nếu Nguyên đơn không chuyển tiền trong vòng 10 ngày thì coi như đã vi phạm hợp đồng. Nguyên đơn không trả lời việc này bằng văn bản.

Ngày 4 tháng 10 năm 1985 Nguyên đơn và một công ty sản xuất phim ký một bản dự thảo với tên gọi “Các sửa đổi đối với hợp đồng sản xuất phim màu màn ảnh rộng Hai Deng Fa Shi- Dự án hợp tác giữa công ty Hồng Kông – Ma Cao và Cơ quan Văn hoá và Nghệ thuật”. Bản dự thảo này ghi rõ:

Hợp đồng ký bởi các bên là vô hiệu và thay vào đó bộ phim được thực hiện giữa Nguyên đơn và công ty sản xuất phim;

Công ty sản xuất phim chịu trách nhiệm xin tất cả các giấy phép và phê chuẩn và thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết và nộp báo cáo cho Bộ Tuyên truyền;

Khoản tạm ứng 50.000 USD đã được chuyển cho Bị đơn sẽ được chuyển lại cho công ty sản xuất phim, v.v…

Bản dự thảo cũng quy định dự thảo sẽ được chính thức ký kết khi đã xin được tất cả các giấy phép và đã thông qua tất cả các thủ tục cần thiết. Bản dự thảo sẽ tự động chấm dứt nếu không xin được tất cả các giấy phép và phê chuẩn cần thiết trong thồi hạn hai tháng. Vì công ty sản xuất phim đã không xin được tất cả các giấy phép và phê chuẩn cần thiết nên sau đó bản dự thảo tự động chấm dứt.

Ngày 7 tháng 8, ngày 8 tháng 9, ngày 27 tháng 9 và ngày 2 tháng 12 năm 1987 Nguyên đơn gửi Văn thư cho Bị đơn đòi hoàn trả 50.000USD. Bị đơn không trả khoản tiền tạm ứng này. Do đó Nguyên đơn đã kiện ra uỷ ban trọng tài.

Nguyên đơn lý luận như sau:

Thứ nhất: Việc không thực hiện được hợp đồng là do Bị đơn

không xin được các giấy phép và phê chuẩn cần thiết. Bản hướng dẫn mà Bị đơn cung cấp cho Nguyên đơn được cấp trước thời điểm ký kết hợp đồng. Đây rõ ràng là một sự giả mạo. Văn bản trả lời của Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam chỉ cho phép công ty đưa các thiết bị ảnh liên quan vào Trung Quốc chứ không phải là giấy phép cho dự án liên doanh làm phim. Các giấy phép và phê chuẩn không phù hợp với các quy định của hợp đồng.

Thứ hai: Hợp đồng đã vô hiệu và Bị đơn phải chịu trách nhiệm về việc này vì các nguyên nhân sau đây: Bị đơn là một doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể và theo các luật và quy định của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và của Bộ Phát thanh, Truyền hình và Điện ảnh, Bị đơn không phải là chủ thể có năng lực ký kết hợp đồng với đốỉ tác nước ngoài cho các dự án liên kết làm phim. Việc liên kết làm phim với Nguyên đơn vượt quá thẩm quyền của Bị đơn, vì vậy hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan đến dự án liên doanh làm phim “Hai Deng Fa Shi” là bất hợp pháp và vô hiệu.

Thứ ba: Vì hợp đồng vô hiệu nên Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn 50.000USD tiền đặt cọc và, vì Uỷ ban Kế hoạch và Hội đồng Văn hoá của Thành phố Khai Phong đã bảo lãnh cho Bị đơn (theo ngoại tệ và Nhân dân tệ) nên họ phải chịu trách nhiệm chung và riêng rẽ trong việc này.

Do đó, Nguyên đơn yêu cầu uỷ ban trọng tài ra phán quyết rằng:

– Hợp đồng ký kết giữa Nguyên đơn và Bị đơn là vô hiệu;

– Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn 50.000USD tiền tạm ứng cộng với tiền lãi tính từ ngày tạm ứng đến ngày nộp đơn khởi kiện.

– Phí trọng tài, phí Luật sư của LVN Group và những thiệt hại khác về kinh tế sẽ do Bị đơn chịu.

Bị đơn giải trình như sau:

– Hợp đồng này có hiệu lực và trách nhiệm đốì với việc không thực hiện hợp đồng gắn liền với việc vi phạm hợp đồng của Nguyên đơn. Hợp đồng này là một thoả thuận bằng văn bản giữa các bên đạt được thông qua thương lượng và đáp ứng tất cả các yêu cầu của các luật liên quan. Vào thời điểm ký kết hợp đồng, có rất nhiều hợp đồng liên kết hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài và không có quy định thông nhất về vấn đề này. Hợp đồng quy định một cách rõ ràng rằng Bị đơn sẽ được coi là đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình nếu Bị đơn xin được các giấy phép của Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam, Phòng Tuyên truyền tỉnh Hà Nam và bảo lãnh của Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh Trịnh Châu. Bị đơn đã có được các giấy tờ này và đã nhanh chóng chuyển cho Nguyên đơn. Theo hợp đồng, Nguyên đơn đáng lẽ phải tiếp tục chuyển tiền. Tuy nhiên, Nguyên đơn đã không chỉ liên tục trì hoãn việc chuyển tiền mà còn ký một văn bản dự thảo với công ty sản xuất phim để sửa đổi hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn mà không có sự chấp thuận của Bị đơn. Hành vi này là một sự vi phạm hợp đồng.

– Thậm chí nếu hợp đồng vô hiệu thì trách nhiệm vẫn thuộc về Nguyên đơn. Vì hợp đồng được ký bởi cả hai bên nên suy ra là nếu hợp đồng vô hiệu thì cả hai bên cùng có lỗi. Tháng 10 tháng 1985 khi Nguyên đơn ký dự thảo với công ty sản xuất phim, rõ ràng Nguyên đơn đã biết là hợp đồng vô hiệu nhưng đã không thông báo gì cho Bị đơn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó thì Bị đơn đã sử dụng hết số tiền tạm ứng 50.000USD vào các hoạt động về ảnh, ngoài ra Bị đơn đã phải chi ra rất nhiều tiền của và công sức. Vì vậy Nguyên đơn phải chịu trách nhiệm chính cho các thiệt hại về kinh tế.

Vì vậy Bị đơn yêu cầu uỷ ban trọng tài bác các yêu cầu của Nguyên đơn.

5. Phán quyết của trọng tài

Mặc dù hợp đồng về dự án liên kết sản xuất phim Hai Deng Fa Shi đã được các bên chính thức ký kết và xác nhận ngày 14 tháng 4 năm 1985, hợp đồng này là vô hiệu vì Bên B (Bị đơn) không phải là chủ thể có thẩm quyền ký một hợp đồng với đối tác nước ngoài để làm phim và các nội dung của hợp đồng vượt quá thẩm quyền của Bị đơn, vi phạm các luật và quy chế liên quan của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trách nhiệm chính trong việc hợp đồng vô hiệu thuộc về Bị đơn. Tuy nhiên Nguyên đơn đã không kiểm tra cẩn thận năng lực pháp lý và thẩm quyền của Bị đơn trưốc khi ký kết hợp đồng, vì vậy Nguyên đơn cung phải chịu trách nhiệm, cho sự không cẩn trọng của chính mình.

Ngày 4 tháng 10 năm 1985 khi Nguyên đơn ký một văn bản dự thẫo với công ty sản xuất phim, Nguyên đơn đã biết rằng hợp đồng ký kết với Bị đơn là vô hiệu. Nguyên đơn đáng lẽ phải thông báo với Bị đơn về việc này để hạn chế thiệt hại. Chỉ đến tháng 11 năm 1988 Nguyên đơn mối yêu cầu Luật sư của LVN Group của mình thông báo cho Bị đơn biết. Tuy nhiên, đến lúc này Bị đơn đã thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình và do đó phải chịu một số thiệt hại nhất định về kinh tế. Vì Nguyên đơn đã không thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại nên Nguyên đơn cũng phải chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật Trung Quốc.

Kết quả điều tra của uỷ ban trọng tài cho thấy trong khoản tiền tạm ứng 50.000USD (tương đương với 140.950Rmb) mà Nguyên đơn đã chuyển cho Bị đơn, 98.000 Rmb đã được Bị đơn chi cho hệ thống thiết bị và các phụ liệu chụp ảnh ngày 4 tháng 4 năm 1986; 22.000Rmb đã được đại diện của Nguyên đơn lấy lại vào ngày 8 tháng 6 năm 1985 vổi lý do thù lao làm phim; và 20.950 Rmb còn lại cùng với mấy nghìn Rmb mà Bị đơn tự bở ra đã được sử dụng để chi cho các chi phí khác nhau trong quá trình chuẩn bị làm phim, bao gồm cả chi phí phòng ở và lương cho nhân viên. Như vậy, toàn bộ số tiền 50.000USD tạm ứng mà Nguyên đơn giao cho Bị đơn đã được sử dụng hết.

Việc điều tra của Uỷ ban trọng tài cũng cho thấy giấy bảo lãnh mà Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh Trịnh Châu cấp đã không có hiệu lực vì Nguyên đơn không chuyển khoản tiền thù lao 120.000USD đầu tiên vào tài khoản của Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh Khai Phong. Giấy bảo lãnh do uỷ ban Kế hoạch Khai Phong và Hội đồng Văn hoá Khai Phong cũng không có hiệu lực vì Nguyên đơn không chuyển 60.000USD vào tài khoản của uỷ ban Kế hoạch Khai Phong như yêu cầu của người bảo lãnh. Do đó, Nguyên đơn không thể đòi hởi uỷ ban Kế hoạch Khai Phong và Hội đồng Văn hoá Khai Phong chịu trách nhiệm chung trong việc hoàn lại tiền bằng ngoại tệ hay Nhân dân tệ.

Do đó uỷ ban trọng tài quyết định rằng những thiệt hại duy nhất mà Nguyên đơn có thể đòi trong trường hợp này là hệ thốhg thiết bị và phụ liệu ảnh DXC – M3PK mà BỊ đơn sẽ phải hoàn lại cho Nguyên đơn. Uỷ ban trọng tài bác các yêu cầu còn lại.

Phán quyết:

Uỷ ban trọng tài quyết định như sau:

Hợp đồng ký ngày 13 tháng 4 năm 1985 giữa các bên về dự án làm phim màn ảnh rộng là vô hiệu;

Trong vòng 60 ngày Bị đơn phải hoàn trả lại cho Nguyên đơn các thiết bị và phụ liệu ảnh DXC – M3PK mua ngày 2 tháng 4 năm 1986. Các chi phí đóng gói, vận chuyển và bảo hiểm cho việc trả lại thiết bị sẽ do BỊ đơn chịu;

Bác các yêu cầu khác của Nguyên đơn;

Phí trọng tài mỗi bên chịu một nửa.