Phán quyết trọng tài là quyết định do uỷ ban trọng tài ban hành nhằm giải quyết chung thẩm các vấn đề được chuyển cho uỷ ban trọng tài. Uỷ ban trọng tài có thể quyết định tất cả các vấn đề trong một phán quyết hoặc ban hành một hoặc nhiều phán quyết “từng phần” hoặc “tạm thời” trước khi ban hành phán quyết cuối cùng. Một loại phán quyết khác là “phán quyết trên cơ sở thoả thuận” (award by consent).

 

1. Phán quyết cuối cùng

Phán quyết cuối cùng là phán quyết giải quyết chung thẩm mọi vấn đề được chuyển cho uỷ ban trọng tài. Phán quyết có tác dụng phân xử giữa các bên. Bởi thủ tục kháng cáo đối với nội dung phán quyết thường bị loại trừ trong tố tụng trọng tài (ngoại trừ đối với các vấn đề trong nước ở một số quốc gia), phán quyết cuối cùng sẽ chấm dứt tranh chấp giữa các bên.

Một khi phán quyết được ban hành, uỷ ban trọng tài sẽ hết trách nhiệm (functus officio), bởi uỷ ban trọng tài đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thỉnh thoảng, phán quyết trọng tài có lỗi khi ghi chép hoặc máy tính, và điều này có thể dẫn đến phán quyết không rõ ràng. Ví dụ, cuối phán quyết, một bên cam kết trả một khoản tiền 10.000.000 Đô la Mĩ, trong khi đoạn giữa phán quyết lại nói số tiền phải trả là 1.000.000 Đô la Mĩ. Vậy số tiền sẽ phải trả là bao nhiêu? Đôi khi uỷ ban trọng tài lại bỏ qua không giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc quyết định không rõ ràng. Ví dụ, uỷ ban trọng tài chấp nhận yêu cầu thanh toán một khoản tiền cụ thể, nhưng không giải quyết yêu cầu liên quan đến lãi suất của khoản tiền đó. Hoặc, uỷ ban trọng tài đã công nhận lãi suất những không thông báo bắt đầu tính lãi từ ngày nào. Tuỳ thuộc vào luật hoặc quy tắc áp dụng, uỷ ban trọng tài sau đó có thể được yêu cầu sửa chữa lỗi hoặc hoàn chỉnh phán quyết, hoặc giải thích những phần chưa rõ ràng. Các luật liên quan, nếu luật cho phép yêu cầu như vậy, thường sẽ quy định yêu cầu phải được nộp trong một thời hạn cụ thể. Bất kỳ yêu cầu nào nộp sau khi thời hạn đó đã hết sẽ không được thừa nhận.

 

2. Phán quyết bộ phận và tạm thời

Nếu các tình huống của vụ việc yêu cầu như vậy, uỷ ban trọng tài có thể ban hành một phán quyết từng phần hoặc tạm thời để giải quyết một hoặc nhiều vấn đề trước khi ban hành phán quyết cuối cùng.

Phán quyết từng phần và Phán quyết tạm thời có thể có ý nghĩa khác nhau về mặt phạm vi nhưng nói chung, chúng thường được coi là đồng nhất.

Phán quyết bộ phận hoặc tạm thời có thể hữu ích khi quyết định các vấn đề như:

– Thẩm quyền của uỷ ban trọng tài, nếu thẩm quyền đó được bất kỳ bên nào công nhận;

– Hiệu lực của thoả thuận trọng tài, nếu không được công nhận;

– Luật áp dụng nội dung, nếu không được xác định; và

– Các vấn đề về trách nhiệm hợp đồng, trước khi xác định số tiền thiệt hại.

Có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các bên nếu biết rằng liệu có ý nghĩa gì khi tiếp tục khiếu kiện về hiệu lực của thoả thuận trọng tài và/hoặc thẩm quyền của uỷ ban trọng tài, bởi tố tụng trọng tài vẫn tiếp tục.

Hơn nữa, trong trường hợp luật áp dụng không được các bên thoả thuận và cũng có sự thảo luận giữa các bên về luật nào sẽ là luật áp dụng, có thể hữu ích khi đưa ra quyết định sơ bộ về luật áp dụng thông qua một phán quyết tạm thời.

Nếu có thể tách vấn đề định lượng (số tiền thiệt hại) khỏi vấn đề trách nhiệm, uỷ ban trọng tài nên ban hành quyết định trước tiên về nguyên tắc trách nhiệm. Phán quyết như vậy có thể là động lực cho các bên bắt đầu đàm phán về giải quyết tranh chấp, vì vậy sẽ gạt bỏ những thủ tục không cần thiết.

Cũng cần nhấn mạnh rằng uỷ ban trọng tài không bắt buộc phải ban hành các phán quyết bộ phận hoặc tạm thời đối với các vấn đề như thẩm quyền, luật áp dụng hoặc trách nhiệm. Uỷ ban trọng tài có thể quyết định giải quyết tất cả các vấn đề cùng một lúc trong một phán quyết cuối cùng. Quyết định về việc liệu có ban hành phán quyết bộ phận hoặc phán quyết tạm thời hay không phải được xem xét trên cơ sở các tình tiết của vụ kiện (đó là, liệu điều này có vì lợi ích để tiến hành trọng tài có hiệu quả hay không?), và mong muốn của các bên. Uỷ ban trọng tài có thể muốn ban hành phán quyết bộ phận hoặc tạm thời nhằm đạt được tính chung thẩm cho một vấn đề cụ thể. Với phán quyết từng phần hoặc phán quyết tạm thời, uỷ ban trọng tài có thể ra quyết định có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Tuy nhiên, các trọng tài viên cũng nên nhớ rằng mọi phán quyết được ban hành, kể cả phán quyết bộ phận hoặc tạm thời, có thể bị bên phải thi hành phản bác trước toà án quốc gia, và rằng thủ tục như vậy, theo luật áp dụng, có thể ảnh hưởng tới tiến triển của tố tụng trọng tài.

Một số loại quyết định không cần phải đưa vào phán quyết trọng tài. Các quyết định này có thể được ban hành bằng các mệnh lệnh thủ tục, ví dụ, việc chỉ định một chuyên gia, ra lệnh thanh toán.

 

3. Phán quyết trên cơ sở thoả thuận

Nếu các bên đã đạt được thoả thuận giải quyết trong khi đang tiến hành tố tụng trọng tài, họ có thể yêu cầu uỷ ban trọng tài đưa các điều khoản của thoả thuận giải quyết vào một “phán quyết trên cơ sở thoả thuận”. Phán quyết này có tác dụng xác nhận các điều khoản giải quyết bằng một văn bản bắt buộc thi hành theo các công ước quốc tế và pháp luật liên quan, trong khi thoả thuận giải quyết  không có giá trị bắt buộc thi hành.

Nếu các bên đạt được thoả thuận giải quyết trong khi tiến hành tố tụng trọng tài, họ cũng có thể quyết định một cách đơn giản là rút đơn kiện và yêu cầu tổ chức trọng tài thường trực, hoặc uỷ ban trọng tài, ghi nhận. Tuy nhiên, bằng cách rút khiếu kiện, các bên không còn cam kết ràng buộc là thoả thuận giải quyết phải được tôn trọng, đặc biệt, nếu một trong các bên vẫn được yêu cầu thực hiện thoả thuận đó. “Phán quyết trên cơ sở thoả thuận” không quy định tiêu đề bắt buộc như vậy.

Luật LVN Group (tổng hợp dựa trên chọn lọc các nguồn trên internet)