1. Công ty Cổ phần nước mắm Phan Thiết, Mã số: C0001-PTGI;
2. DNTN nước mắm Phan Thiết – Mũi Né, Mã số: C0002-PTGI;
3. DNTN nước mắm Mai Hương, Mã số: C0003-PTGI;
4. Cơ sở nước mắm Hùng Bình, Mã số: C0004-PTGI;
5. Cơ sở nước mắm Nam Thạnh Hương, Mã số: C0005-PTGI;
6. DNTN Nước mắm Tiến Hải, Mã số: C0006-PTGI;
7. Cơ sở nước mắm Đạt Thành, Mã số: C0007-PTGI;
8. DNTN nước mắm Hải Thành, Mã số: C0008-PTGI;
9. Cơ sở nước mắm Hồng Hiệp, Mã số: C0009-PTGI;
10. Cơ sở nước mắm Tâm Phương, Mã số: C0010-PTGI;
11. Cơ sở nước mắm Thành Lê, Mã số: C0011-PTGI;
12. DNTN Hương Tâm, Mã số: C0012-PTGI;
13. Cơ sở nước mắm Toàn Hương, Mã số: C0014-PTGI;
14. Công ty TNHH SX & TM Duyên Thảo, Mã số: C0015-PTGI;
Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu quyền tại Việt Nam: 1900.0191
Tư vấn bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Sở hữu trí tuệ – Truyền hình Nhân Dân
Đây là đợt trao giấy Giấy Chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm đầu tiên của Bình Thuận kể từ khi Cục Sở Hữu Trí Tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Quyết định ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia Tên gọi xuất xứ hàng hóa “Phan Thiết”, là tài sản quốc gia được Nhà nước bảo hộ trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam cho sản phẩm nước mắm sản xuất tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Để được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”, các cơ sở sản xuất nước mắm phải được kiểm soát theo quy trình sản xuất một cách nghiêm ngặt từ khâu tiếp nhận nguyên liệu – muối cá – chăm sóc chượp – kéo rút – pha đấu – lắng lọc – đóng chai – vào thùng cho đến khi sản phẩm nước mắm lưu thông trên thị trường, đặc biệt chú trọng đối với các chất phụ gia sử dụng trong quá trình sản xuất phải đảm bảo chất lượng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm và phải nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, sản phẩm đáp ứng các điều kiện quy định về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mới được gắn tem, nhãn chỉ dẫn địa lý.
Các cơ sở sản xuất nước mắm được cấp Giấy Chứng nhận lần này ngoài việc khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm của đơn vị mình còn có trách nhiệm trong việc khuyếch trương, bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm truyền thống của địa phương để phát triển sản phẩm, thương hiệu nước mắm “Phan Thiết” trên thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu trong thời gian tới. Đến nay, Bình Thuận có hai sản phẩm được bảo hộ độc quyền là trái thanh long và nước mắm Phan Thiết.
Hoàng Phát
Theo Tin nhanh Việt Nam
(LUATMINHKHUE.VN: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:
1. Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền;
2. Đăng ký nhãn hiệu độc quyền;
3. Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ;
5. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore;
6. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại EU;