Khách hàng: kính thưa Luật sư LVN Group, Luât sư hãy làm rõ giúp tôi về khái niệm và các dấu hiệu của chính sách giải thích pháp luật?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Khái niệm giải thích pháp luật
“Giải thích pháp luật” – statutory interpretation, là thuật ngữ dùng để chỉ một quá trình xác định ý nghĩa đúng của một văn bản luật/pháp luật. Đây là một quy trình được thực hiện bởi chủ yếu là cơ quan tư pháp, trên nền tảng một số nguyên tắc nhất định, nhằm xác định ý nghĩa của một quy định pháp luật và áp dụng vào giải quyết một vụ việc cụ thể, trong trường hợp quy định đó chưa rõ nghĩa.
Theo Terence John Higgins, “Giải thích luật là đi tìm ý định của Nghị viện trên cơ sở xem xét ngôn từ được sử dụng”.
2. Khái niệm chính sách giải thích pháp luật
Giải thích luật, theo quan niệm được chấp nhận trong khoa học luật, là việc sử dụng các công cụ phân tích thích hợp để tác động vào một quy định của văn bản luật, nhằm làm sáng tỏ nội dung của quy định ấy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng quy định trong thực tiễn.
Hiện nay các tài liệu nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ta đưa ra những khái niệm khác nhau về giải thích pháp luật.
Có quan điểm cho rằng, giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội dung của các quy phạm pháp luật, bảo đảm cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật (theo Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Sđd, tr.373; Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên): Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật).
Quan điểm khác cho rằng, giải thích pháp luật theo quan điểm chung là hoạt động nhận thức để làm sáng tỏ bản chất, nội dung, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật được giải thích, nhằm bảo đảm cho sự nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng đắn, thống nhất pháp luật (theo Hoàng Thị Kim Quế: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Sđd).
Tuy nhiên, những quan niệm nêu trên là những quan niệm về giải thích pháp luật chứ không phải về chính sách giải thích pháp luật.
Nghiên cứu khoa học pháp lý trên thế giới cũng có những quan niệm khác nhau về chính sách giải thích pháp luật.
Ví dụ, R.v. Puzikov cho rằng, chính sách giải thích pháp luật được hiểu là hoạt động trí tuệ – ý chí, có ý thức của chủ thể tương ứng nhằm làm sáng tỏ và giải nghĩa các mục tiêu và nhiệm vụ chân chính của nhà làm luật được thể hiện trong các quy phạm pháp luật, với mục đích áp dụng pháp luật chính xác nhất (theo R.v. Puzikov: “Chính sách giải thích pháp luật: trạng thái hiện nay và xu hướng phát triển”, Chính sách pháp luật và đời sống, Mátxcơva, số 3/2008).
Trên cơ sở phân tích định nghĩa đó có thể rút ra kết luận rằng, đó không phải là định nghĩa về chính sách giải thích pháp luật, mà là định nghĩa về quá trình giải thích pháp luật. Quá trình đó, về mặt truyền thống, được hiểu là hoạt động trí tuệ – ý chí để làm sáng tỏ và giải nghĩa ý nghĩa của các quy phạm pháp luật, trong đó có các mục tiêu và các nhiệm vụ, để thực hiện đúng đắn, hợp pháp nhất các quy phạm pháp luật.
Theo quan điểm của O.L. Soldatkina, chính sách giải thích pháp luật được hiểu là hoạt động của các chủ thể được nhà nước ủy quyền về mặt chuyên môn nhằm thống nhất hóa việc nhận thức ý nghĩa, tính định hướng và nội dung của các mục tiêu và các nhiệm vụ chân chính của nhà làm luật đã được thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này, kết quả của các hoạt động đó là một hệ thống các văn bản giải thích chính thức được trật tự hóa, được xây dựng có thứ bậc dựa trên các đòi hỏi chung của pháp chế, của tính có căn cứ, của công bằng, của tính hợp lý và nhân đạo (theo O.L. Soldatkina: “Chính sách giải thích pháp luật: định nghĩa và những vấn đê hiện nay”, Tư tưởng pháp luật mới, số 4/2010, tr.7 (bản tiếng Nga). Trong định nghĩa nói trên đã có sự chuyên động chính xác đến chân lý và thống nhất hóa việc nhận thức ý nghĩa, tính định hướng và nội dung của các mục tiêu và các nhiệm vụ chân chính của nhà làm luật, tuy vậy, nó chưa bao quát hết toàn bộ bản chất của khái niệm chính sách giải thích pháp luật.
=> Chính sách giải thích pháp luật là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và có hệ thôhg của các cơ quan nhà nước và của các thiết chê’phi nhà nước để xác định chiên lược và sách lược giải thích các quy phạm pháp luật, xây dựng các đỉêu kiện cần thiết cho việc giải thích có hiệu quả các quy định pháp luật.
3. Dấu hiệu chính sách giải thích pháp luật
Chính sách giải thích pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách xây dựng pháp luật, chính sách áp dụng pháp luật, nhưng đồng thời có tính độc lập tương đối của mình. Tính độc lập tương đối của chính sách giải thích pháp luật được khẳng định bằng việc hiện có các dấu hiệu đặc trưng làm cơ sở để phân biệt nó với các hình thức khác của thực hiện chính sách pháp luật. Đó là các dấu hiệu sau đây:
– Chính sách giải thích pháp luật là hình thức đặc biệt của thực hiện chính sách pháp luật, được thể hiện phần lớn ở việc ban hành các văn bản giải thích pháp luật;
– Chiến lược và sách lược của hoạt động giải thích pháp luật được hình thành trong phạm vi của chính sách giải thích pháp luật; chiến lược và sách lược đó được phản ánh một cách cơ bản ở việc tổng kết thực tiễn pháp lý tương ứng (thực tiễn giải thích pháp luật);
– Chủ thể của loại chính sách này là các cơ quan nhà nước (Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng, các thẩm phán và các chủ thể khác), cũng như các thiết chế xã hội;
– Mục tiêu của chính sách giải thích pháp luật là tối ưu hóa quá trình giải thích pháp luật, trợ giúp cho hoạt động giải thích pháp luật;
– Các phương tiện của giải thích pháp luật là các văn bản giải thích pháp luật, sự theo dõi, giám sát hoạt động giải thích pháp luật, kỹ thuật giải thích pháp luật và các phương tiện khác;
– Phạm vi giải thích pháp luật được tiến hành ở mức độ quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương.
Ở nước ta, sau khi Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 được ban hành, hình thức giải thích pháp luật bước vào giai đoạn mới, bởi vì, hình thức này của chính sách pháp luật gắn liền với sự hình thành pháp luật án lệ.
4. Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.
Qua khái niệm ta có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố như:
– Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung, bao gồm các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức, được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội
– Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không.
Vì vậy nên pháp luật cũng đảm bảo cho việc thực hiện này bằng các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể
– Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận của Nhà nước đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng lên thành pháp luật
– Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
Với những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước; thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…
Như vậy khi nói đến pháp luật thì thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính phổ biến, tức là nói đến những khuôn mẫu chung và có tính phổ biến. Trong xã hội hiện nay không chỉ pháp luật có tính quy phạm mà đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các tổ chức chính trị-xã hội đều có tính quy phạm.
Tính quy phạm của pháp luật được thể hiện ở chỗ đây chính là khuôn mẫu chung cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo; khuôn mẫu này sẽ được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian và thời gian rộng lớn.
5. Kết thúc vấn đề
Giải thích pháp luật là công việc tất yếu trong đời sống pháp lý cùa một quốc gia. Đó là công việc bát buộc, không thế xem nhẹ, nảy sinh tất yếu trong quá trình thực hiện pháp luật, bởi mọi quy tắc xử sự và quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh luôn có một khoảng cách cho dù là rất nhỏ do ngôn ngữ biểu đạt quy tắc không thể tuyệt đối, do hiện thực của đời sống luôn biến động, và bởi mọi quy tắc xử sự đều quan hệ tới trật tự xã hội, tới bổn phận và quyền lợi của người dân, tới trách nhiệm của Nhà nước.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).