1. Giới thiệu Hiệp định Thương mại Tự do của EFTA

Hiệp hội thương mại tự do châu Âu, được gọi đơn giản là EFTA, bao gồm bốn quốc gia thành viên: Na Uy, Thụy Sĩ, Liechtenstein và Iceland. Nhìn chung, các quốc gia bao gồm một khu vực kết hợp của 204.500 dặm vuông và có quy mô dân số khoảng 13.580.000.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người trong khu vực thương mại này được báo cáo ở mức 58.714 đô la, tương đương với khoảng 44.828 đô la khi điều chỉnh sức mua. Ngôn ngữ chính thức của EFTA là tiếng Anh, được sử dụng trong các cuộc họp và các tài liệu quản lý, mặc dù có tổng cộng 7 ngôn ngữ chính thức được các quốc gia thành viên sử dụng. EFTA có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ.

EFTA được thành lập vào tháng 1 năm 1960, thông qua việc ký kết thỏa thuận thương mại tại Công ước Stockholm được tổ chức tại Cung điện Hoàng tử ở Stockholm, Thụy Điển. Các thành viên sáng lập của EFTA là: Na Uy, Vương quốc Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Áo, Bồ Đào Nha và Đan Mạch. Thành lập của nó là để đáp trả việc loại bỏ các thành viên sáng lập khỏi Cộng đồng kinh tế châu Âu, sau này phát triển thành Liên minh châu Âu ngày nay. Một trong những lợi ích đầu tiên được thiết lập bởi EFTA là loại bỏ hải quan hoặc thuế đối với hàng hóa công nghiệp. Việc xóa này không phải là ngay lập tức, mà là diễn ra theo một mốc thời gian được chỉ định. 

Công ước EFTA cập nhật, Công ước Vaduz, được ký kết vào ngày 21 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 2002, song song với các hiệp định song phương EU-Thụy Sĩ.  

Công ước Vaduz bao gồm tất cả các khía cạnh quan trọng của thương mại hiện đại và củng cố đáng kể mối quan hệ giữa các nước EFTA. Công ước sửa đổi đã tăng cường sự gắn kết trong quan hệ kinh tế giữa các Quốc gia Thành viên EFTA và cung cấp một nền tảng chung nâng cao để phát triển quan hệ của họ với các đối tác thương mại trên toàn thế giới.

Các nước EFTA hiện được hưởng lợi từ mối quan hệ gần như đặc quyền giữa họ giống như với EU. Công ước áp dụng hiệu quả cho các mối quan hệ giữa Thụy Sĩ và các Quốc gia EEA EFTA, vì Hiệp định EEA áp dụng cho các quan hệ thương mại giữa Iceland, Liechtenstein và Na Uy. Nó được cập nhật bởi Hội đồng EFTA thường xuyên để phản ánh những phát triển theo Hiệp định EEA và các hiệp định song phương của Thụy Sĩ.

 

2. Giới thiệu Hiệp định Hiệp hội của EC

Cộng đồng châu Âu (European Community – EC) là một cộng đồng được thành lập vào năm 1967 bao gồm ba tổ chức của Liên minh châu Âu (EU), nhằm giải quyết các chính sách và quản lí theo hình thức cộng đồng tất cả các quốc gia thành viên.   

Cộng đồng châu Âu được phát triển sau Thế chiến thứ II với ý tưởng rằng một châu Âu thống nhất hơn sẽ đoàn kết với nhau hơn. 

Cộng đồng châu Âu ban đầu bao gồm ba tổ chức riêng biệt. 

– Đầu tiên là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) còn được gọi là thị trường chung, và nó được thành lập để thống nhất các nền kinh tế của châu Âu. 

– Thứ hai là Cộng đồng Than và Thép châu Âu, được thành lập ra để điều chỉnh và quản lí các hoạt động sản xuất trên khắp các quốc gia thành viên. 

– Cuối cùng là Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, được thành lập để thiết lập một thị trường chung cho năng lượng hạt nhân. 

Khi Cộng đồng châu Âu được thành lập vào năm 1957, có sáu quốc gia trong danh sách thành viên là: Bỉ, Đức, Pháp, Ý, Luxembourg và Hà Lan. Năm 1993, Cộng đồng Châu Âu được đưa vào Liên minh Châu Âu (EU). 

Tính đến năm 2018, EC đã có 28 quốc gia nằm trong EU, bao gồm sáu quốc gia ban đầu. 

Các quốc gia thành viên của EC tính đến hiện tại gồm 6 thành viện thuở ban đầu với Áo, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Demark, Estonia, Phần Lan, Hi Lạp, Hungary, Ireland, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Bồ Đào Nha , Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.

 

3. Khái niệm mua sắm công

Theo quy tắc về mua sắm công đã được thông qua cả ở cấp quốc gia và cấp quốc tế. Bản Thoả thuận Marrakesh thiết lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bao gồm cả Hiệp định Mua sắm Chính phủ đa biên. Liên minh châu Âu (EU), với tư cách là bộ phận của thị trường nội khối, đã chấp thuận những bản chỉ dẫn toàn diện trong lĩnh vực này. Ngoài ra, các hiệp định thương mại khu vục như Công ước Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) như EFTA-FTAs với các nước thứ ba cũng có những điều khoản về mở của thị trường mua sắm công.

Không phải tất cả các nước đều là thành viên của các hiệp định quốc tế. Tuy nhiên, các nước có thể đã chấp thuận luật lệ quốc gia mà ít hay nhiều đều tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Lĩnh vực và phạm vi của các hiệp định quốc tế có thể khác nhau. Ví dụ, Hiệp định Mua sắm Chính phủ của WTO (GPA) điều chỉnh việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ và giao thầu công trình bởi các cơ quan công quản trung ương và dưới cấp trung ương. Những mua sắm bởi các nhà thầu trong lĩnh vực công ích cũng được gộp vào nhưng ở mức độ ít hơn so với các chỉ dẫn của Cộng đồng châu Âu (EC) và trong Hiệp định EEA. Mặt khác, Hiệp định FTA của EFTA với những nước Trung và Đông Âu lại có những điều khoản về tự do hoá thị trường mua sắm công chỉ đối với việc mua sắm hàng hoá tiến hành với những cơ quan chính phủ cấp trung ương.

Mua sắm công (Hay còn gọi là mua sắm của chính phủ) được hiểu là việc chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ một quốc gia. Khoản mua sắm chính phủ được xác định bằng tổng chi tiêu chính phủ trừ đi các khoản thanh toán chuyển khoản và trả lãi nợ.

Mua sắm công (Hay còn gọi là mua sắm của chính phủ) là yếu tố chính trong việc xác định tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia (GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định).

Mua sắm công (Hay còn gọi là mua sắm của chính phủ) bao gồm các đặc điểm sau: Một trong những phương pháp tính GDP của một quốc gia là cộng tất cả chi tiêu trong nền kinh tế, được chia làm bốn loại chính như sau:

– Tiêu dùng cá nhân (C); 

– Chi tiêu để đầu tư kinh doanh (I); 

– Mua sắm của chính phủ để mua hàng hóa và dịch vụ (G); 

– Xuất khẩu ròng (NX).

Bốn yếu tố này tổng hợp thành các yếu tố để tính GDP của một quốc gia. Trong đó mua sắm chính phủ là yếu tố đặc biệt, do đó các khoản Mua sắm của chính phủ được chia thành chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ của các địa phương, chi tiêu chính phủ cho quốc phòng an ninh. Mua sắm chính phủ nắm tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc nội.

Do nhu cầu của quốc gia trong thòi đại hiện đại hóa mà mua sắm của chính phủ đã tăng nhanh so với các thập kỷ trước. Thêm một đặc điểm là Mua sắm công (Hay còn gọi là mua sắm của chính phủ) được coi là một yếu tố quan trọng của một nền kinh tế hiệu quả trong lí thuyết của Keynes. Theo lý thuyết này thì việc tăng hoặc giảm chi tiêu chính phủ là một công cụ chính yếu để điều chỉnh chu kì kinh tế do tỷ trọng mua sắm chính phủ lớn.

 

4. Các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) của EFTA về mua sắm công

Các Nhà nước EFTA đã ký kết FTA với 14 nước thứ 3 nhằm mục đích tự do hoá thực sự thị trường mua sắm công.

Bản FTA với Bulgaria, Czech, Hungaria, Ba Lan, Rumani, Slovakia và Slovenia quy định điều khoản không đối xứng về mua sắm công. Kể từ khi bản FTA có hiệu lực, các Nhà nước EFTA sẽ cho công ty của các nước đối tác tiếp cận những thủ tục ký kết hợp đồng thầu trên thị trường mua sắm công của nước mình phù hợp với Hiệp định GATT về Mua sắm Chính phủ (GPA của GATT). Cân nhắc quá trình phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế quốc gia, các nước đối tác sẽ dần dần đảm bảo rằng các công ty của các Nhà nước EFTA sẽ được quyền tiếp cận tương tự với thị trường nước mình. Việc cân đối hoàn toàn quyền lợi và nghĩa vụ sẽ được xác lập không muộn hơn giai đoạn cuối của thời kỳ chuyển đổi (thường là 10 năm). Ngoài ra, uỷ ban Hỗn hợp sẽ khuyến nghị hoặc chấp thuận phương thức thực tế cho việc mở của hơn nữa thị trường mua sắm công. Bản Hiệp định EFTA – Israel quy định việc tự do hoá cân xứng, phù hợp với bản GPA của GATT. 

Các bản FTA của EFTA với Estonia, Latvia, Lithuania, Marocco, Tổ chức Giải phóng Palestin (PLO) vì lợi ích của Chính quyền Palestin, và Thổ Nhĩ Kỳ có những điều khoản tiến triển về mua sắm công, uỷ ban hỗn hợp sẽ soạn thảo những quy tắc hướng tới việc đảm bảo tự do hoá trong lĩnh vực này.

Toàn bộ những Hiệp định của EFTA, với một số loại trừ rất nhỏ, bao gồm điều khoản quy định rằng các Bên sẽ nỗ lực gia nhập GPA của WT0 trong tương lai.

Nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa hơn nữa, các Nhà nước EFTA đã khởi động những đối thoại về việc mở cửa hơn nữa thị trường mua sắm công với nhiều nước thành viên. Bước thứ nhất, các Nhà nước EFTA nhằm vào việc hoàn thành tự do hoá đối ứng việc mua sắm công do các tổ chức chính phủ thực hiện đối với việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ, công trình công cộng. Với một số nước thành viên, các Nhà nước EFTA đã thoả thuận rằng vỉệc gia nhập sắp tới của các nước này vào GPA của WTO sẽ cung cấp cơ sở tốt nhất cho việc tự do hóa thị trường mua sắm công và hoàn thành mục tiêu của các Hiệp định Thương mại Tự do.

 

5. Các Hiệp định Hiệp hội của EC về mua sắm công

Những điều khoản mua sắm của Hiệp định Hiệp hội (AA) giữa các nước Cộng đồng Chậu Âu (EC) với các nước Trung và Đông Âu (CEECs) rộng rãi hơn nhiều so với những điều khoản trong FTA của EFTA.

Bản AA quy định điều chỉnh tất cả mọi khía cạnh của việc mua sắm và cho các công ty thuộc các nước CEEC được tiếp cận với các thủ tục ký kết hợp đồng thầu trong các nước EC theo đúng các quy tắc mua sắm của EC được đối xử thuận lợi không kém hơn so với những gì mà các công ty EC được hưởng. Vào cuối thời kỳ chuyển đổi, các nước CEEC sẽ giành cho các công ty các nước EC được hưởng đối xử quốc gia.

Tuy nhiên, các công ty các nước EC thành lập tại các nước CEEC dưới hình thức công ty con, không phải dưới hình thức chi nhánh hoặc đại lý, sẽ đựơc hưởng đối xử quốc gia ngay khi mà Hiệp định AA bắt đầu có hiệu lực.

Bản Hiệp định AA được ký kết với các nước vùng Địa Trung Hải có một điều khoản tiến triển về mua sắm công. Hiệp định Liên minh Thuế quan (CUA) giữa EC và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một điều khoản tương tự. Đối với hiệp định AA giữa các nước EC và Israel, các bên đã ký kết hai Hiệp định tiếp theo về mua sắm bởi các doanh nghiệp viễn thông và mua sắm chính phủ. cả hai Hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/8/1997.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).