Luật này cũng tạo cơ sở pháp lý cho các Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng (những cơ quan có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng và đem lại 6 quyền lợi cho người tiêu dùng: quyền được an toàn, quyền được thông báo, quyền được lựa chọn, quyền được lắng nghe, quyền được bồi thường, và quyền được giáo dục về tiêu dùng.

Luật này cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp 3 cấp. Người tiêu dùng có thể gửi khiếu nại lên các “Tòa án Người tiêu dùng có cơ chế đặc biệt (còn gọi là Tòa án người tiêu dùng). Cơ chế của Tòa án này như sau: Tòa án quận, các hội đồng bang, hội đồng quốc gia giải quyết tranh chấp người tiêu dùng. Những cơ quan này có thẩm quyền tương tự như các tòa án dân sự theo Luật tố tụng dân sự, 1908. Tùy thuộc vào bản chất từng vụ việc, khiếu nại có thể được gửi đến bất kỳ cơ quan nào trong ba cơ quan trên. Các thủ tục trong những vụ kiện này đơn giản hơn rất nhiều so với các thủ tục tòa án thông thường. Tuy nhiên, bên khiếu nại có thể tự mình đưa vụ việc này ra tòa mà không cần phải có Luật sư của LVN Group. Luật này cũng cho phép khiếu nại tập thể.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Sau khi phán quyết được đưa ra, nếu có bất kỳ bên nào không thỏa mãn thì sẽ mở phiên phúc thẩm. Phán quyết của Tòa án Quận sẽ do Hội đồng bang xét xử phúc thẩm, còn phán quyết của Hội đồng Bang sẽ do Hội đồng Quốc gia xét xử phúc thẩm.

Phán quyết của Hội đồng quốc gia sẽ do Tòa tối cao xét xử phúc thẩm theo Luật này. Tuy nhiên, nếu một vấn đề đã được xét xử sơ thẩm tại một tòa án dân sự rồi thì không thể được xét xử tại các Tòa án Người tiêu dùng. Luật bảo vệ người tiêu dùng 1986 đã định nghĩa người tiêu dùng theo 2 cách, theo hàng hóa và theo dịch vụ.

Người tiêu dùng hàng hóa là người mua bất kỳ loai hàng hóa nào vì một mục đích nhất định, bao gồm cả người sử dụng không có sự cho phép của người mua, được gọi là một người tiêu dùng hàng hóa, nhưng không bao gồm người bán lại hàng hóa hoặc sử dụng hàng hóa vì các mục đích thương mại

Sau sửa đổi bổ sung năm 1993, mục đích thương mại không bao gồm những hàng hóa chỉ được sử dụng vì mục đích tự thuê mướn hoặc kiếm sống.

Xét trên phương diện dịch vụ, người tiêu dùng có nghĩa là một người thuê bất kỳ dịch vụ nào vì một mục đích nhất định hoặc một người được hưởng lợi của dịch vụ đó, nhưng phải hưởng lợi của dịch vụ đó với sự cho phép của người mà thực sự thuê dịch vụ đó. Định nghĩa dịch vụ còn bao trùm các dịch vụ như ngân hàng, tài chính do bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cung cấp, bao gồm các cam kết trong lĩnh vực công và các cơ quan chính phủ hay những tổ chức tương đương.

Khuyết tật trong hàng hóa và thiếu hụt trong dịch vụ có thể phải loại bỏ và được đền bù khác nhau. Thông thường, hàng hóa khuyết tật không có khả năng thay thế và sửa chữa được, trong khi dịch vụ thiếu hụt có thể được đền bù bằng vật có giá trị tương đương với mất mát hay tổn thất. Trong một số trường hợp, tòa án còn có thể ra phán quyết thi hành chi tiết.

Có những trường hợp có thể quyết định hoặc theo thực tế hoặc theo luật. Sự khác nhau đó là một vụ kiện được phán quyết theo thực tế có thể không nhất thiết trở thành tiền lệ cho những vụ kiện trong tương lai, trừ khi hai vụ kiện có sự kết nối, trong khi đó một vụ kiện được phán quyết theo luật sẽ đưa ra một quy định luật pháp chung có thể sử dụng sau đó. Ví dụ, một vụ kiện không thể được giải quyết sau một thời gian nhất định sau khi xuất hiện vụ việc.

Tương tự, vấn đề “Ai là người tiêu dùng” cũng được quyết định dựa trên tình hình thực tế của mỗi cá nhân trước tòa. Hơn nữa, nếu một hợp đồng đã được ký kết giữa các bên trước khi phát sinh vụ việc thì tòa án tuân theo các điều khoản hợp đồng để xét xử vụ kiện. Nếu hợp đồng chỉ rõ rằng sự thiếu hụt dịch vụ sẽ được trả 100 Rs thì tòa án cũng sẽ tuân theo như vậy, nếu điều khoản này là công bằng và hợp lý.

Như vậy, các quyết định của Tòa án tối cao đem lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tòa quy định giá bán lẻ tối đa của hàng hóa, trong khi đó, cũng quy định rằng hàng hóa khuyết tật mà người tiêu dùng khiếu nại phải được trả lại cho nhà sản xuất.

Bản tóm tắt giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về nhiều vụ kiện nổi bật như vậy. Những vụ kiện này đã tạo nên khung pháp lý cho quyền lợi người tiêu dùng ở quốc gia này.

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH – BỘ CÔNG THƯƠNG – QUYẾT THẮNG (Tổng hợp)

Trích dẫn từ: http://www.qlct.gov.vn/

(LUATMINHKHUE.VN: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)