1. Chủ thể có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự.

Theo quy định tại Điều 190 Luật THAHS 2019, những người sau đây có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự:

Điều 190. Người có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự

Người chấp hành án và mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong thi hành án hình sự mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo đó, Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.

Người có thẩm quyền thi hành án hình sự có thể là người của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự hoặc cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự có thể là:

– Cơ quan quản lý thi hành án hình sự gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an và cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

– Cơ quan thi hành án hình sự gồm: Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam); cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh); cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện); cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu),

– Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự gồm: Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tinh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam); ủy ban nhân dân cấp xã; đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).

2. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo trong thi hành án hình sự

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo trong thi hành án hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Tố cáo.

2.1. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

*Quyền của người tố cáo:
Theo quy định tại Điều 9 khoản 1 Luật tố cáo năm 2018, người tố cáo có các quyền sau đây:
– Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo;
– Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
– Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
– Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
– Rút tố cáo;
– Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
– Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

*Nghĩa vụ của người tố cáo:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật tố cáo 2018, người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật Tố cáo;

– Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

– Họp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

– Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra;

2.1. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

*Quyền của người bị tố cáo

Theo quy định tại Khoảng 1 Điều 10 Luật Tố cáo 2018, người bị tố cáo có các quyền sau đây:

– Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;

– Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

– Được nhận kết luận nội dung tố cáo;

– Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;

– Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;

– Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật476.

* Nghĩa vụ của người bị tố cáo

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Tố cáo 2018, người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

– Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;

– Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

– Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

– Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra;

3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 192 Luật THAHS 2019, thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng Công an cấp xã;

– Trưởng Công an cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh;

– Tư lệnh Quân khu và tương đương giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;

– Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý.

– Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.

Một số vấn đề về bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng

4. Thời hạn giải quyết tố cáo.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 192 Luật THAHS 2019:

2. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo 02 lần, mỗi lần không quá 30 ngày

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo 02 lần, mồi lần không quá 30 ngày.

Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:

– Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;

– Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;

– Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;

– Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;

– Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;

– Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;

– Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.

Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên được quy định tại khoản 2 Điều này. Việc gia hạn giải quyết tố cáo phải được thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo, được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Tố cáo; đó là người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Việc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, có dấu hiệu của tội phạm là có dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự

Đừng lợi dụng quyền tố cáo để toan tính xấu

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.