1. Biện pháp tư pháp là gì?
BPTP là một trong các biện pháp cưỡng chế hình sự của Nhà nước, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người phạm tội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không có năng lực trách nhiệm hình sự hay đối với pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm, nhằm thay thế, hộ trợ hình phạt, giáo dục, ngăn ngừa đối tượng tiếp tục gây nguy hiểm cho xã hội hoặc góp phần khắc phục thiệt hại, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại.
Theo pháp luật hình sự hiện hành thì các biện pháp tư pháp được quy định tại Chương VII, bắt đầu từ Điều 46 – Điều 49 (ngoài ra Điều 82 cũng quy định biện pháp tư pháp với pháp nhân thương mại phạm tội). Nhìn nhận thực tế cho thấy rằng những biện pháp tư pháp vẫn đang được áp dụng một cách rất hiệu quả trong việc phòng chống tội phạm, tuy nhiên các biện pháp này lại khá ít người biết đến và thường tồn tại những nhầm lẫn nhất định trong việc nhận định biện pháp tư pháp là một hình phạt được áp dụng cho người phạm tội.
+ Đề cập về vấn đề này, cả hình phạt và biện pháp tư pháp đều là biện pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 do người có thẩm quyền áp dụng đối với những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, các biện pháp tư pháp chỉ nhằm hạn chế quyền tự do và áp dụng với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.
Như vậy trong thực tế, khi sự kiện phạm tội diễn ra và tùy vào giai đoạn xét xử, Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình, đồng thời quyết định hình phạt hoặc áp dụng kèm theo hay độc lập các biện pháp tư pháp. Điều này dẫn đến việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự với một phạm vi rất lớn. Khác với hình phạt – chỉ áp dụng sau khi người phạm tội bị kết án, biện pháp tư pháp có thể áp dụng với người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội ngày từ những giai đoạn đầu của việc điều tra.
2. Đặc điểm của biện pháp tư pháp.
3. Quy định của pháp luật về các biện pháp tư pháp.
3.1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội.
Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:
– Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
– Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
– Bắt buộc chữa bệnh,
– Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
3.2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: (i) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; (ii) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; (iii) Khôi phục lại tình trạng ban đầu; (iv) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.
3.3. Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp.
Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 132 Luật THAHS 2019:
1. Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bao gồm:
a) Quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Bản án, quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Để phù hợp vối quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối vối người dưới 18 tuổi, theo đó, Điều 132 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã bỏ quy định quyết định bản án, quyết định của Tòa án về áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối vối người dưới 18 tuổi; theo đó, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bao gồm:
– Quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
– Bản án, quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp đưa vào trưòng giáo dưỡng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đốì với ngưòi chưa thành niên.
Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp phải ghi rõ tên cơ quan và họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành biện pháp tư pháp; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định đó cho người chấp hành biện pháp tư pháp hoặc đại diện hợp pháp của ngưòi đó; Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp Tòa án ra quyết định; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành biện pháp tư pháp cư trú; bệnh viện tâm thần trong trường hợp bắt buộc chữa bệnh; cơ quan đề nghị Tòa án, Viện kiểm sát áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
4. Cơ quan thi hành biện pháp tư pháp.
Theo quy định tại Điều 133 Luật THAHS 2019, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp gồm:
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao nhiệm vụ bắt buộc chữa bệnh tâm thần có nhiệm vụ thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao nhiệm vụ bắt buộc chữa bệnh tâm thần có nhiệm vụ thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh. Theo quy định tại Điều 41, Luật khám chữa bệnh năm 2019, các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
– Bệnh viện;
– Cơ sở giám định y khoa;
– Phòng khám đa khoa;
– Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình;
– Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
– Nhà hộ sinh;
– Cơ sở chẩn đoán;
– Cơ sở dịch vụ y tế;
-Trạm y tế cấp xã và tương đương;
– Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác;
Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là biện pháp do Tòa án quyết định đưa người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Trường giáo dưỡng là cơ sở được thiết kế, xây dựng theo quy định thống nhất của Bộ Công an, bảo đảm phù họp với đặc điểm yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục, cai nghiện ma túy, chữa bệnh, dạy nghề, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cho học sinh, trại viên và bảo đảm các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường.
Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp do Tòa án áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ từ 01 năm đến 02 năm. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.