Cơ sở pháp lý có liên quan và được sử dụng trong bài viết:

– Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

– Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

– Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

– Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

– Thông tư 06/2021/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030.

1. Nhiệm vụ xây dựng, triển khai lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia đến năm 2030

Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chiến lược phát triển công nghệ của Chính phủ, Bộ, ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp, trong đó, nhóm nhiệm vụ xây dựng bản đồ công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ, nhóm nhiệm vụ xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ cần đáp ứng các tiêu chí được nêu trong mẫu phiếu đề xuất A1.2-PĐX-BĐCN-LTCN, nhóm nhiệm vụ đào tạo cần đáp ứng các tiêu chí được nêu trong mẫu phiếu đề xuất A1.3-PĐX-NVĐT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ công nghệ tiên tiến

Nói đến nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị và có tính cạnh tranh cao trên thị trường được quy định tại Điều 7 Thông tư 06/2021/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030, theo đó: 

– Thực hiện các nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ các công nghệ tiên tiến để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao tính năng, chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết bị, dây chuyền, quy trình công nghệ tạo ra các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm cần đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Sản phẩm tạo ra có tính năng, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu;

b) Việc nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ công nghệ tiên tiến trong sản xuất góp phần tăng ít nhất 5% giá trị của sản phẩm, năng suất lao động cao hơn so với trước khi thực hiện dự án;

c) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm phải cam kết ứng dụng công nghệ được nghiên cứu, làm chủ trong ít nhất 02 năm đầu sau khi kết thúc dự án và hình thành tổ chức nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp (trong trường hợp chưa có) sau khi kết thúc dự án.

– Thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ để tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng, làm chủ, giải mã các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến cần đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Có phối hợp thực hiện giữa doanh nghiệp với cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ trong, ngoài nước (có thể là tổ chức khoa học và công nghệ thuộc công ty, tập đoàn) hoặc thông qua tổ chức khoa học và công nghệ có hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài;

b) Xác định được công nghệ cần tìm kiếm: sự cần thiết, tính cấp thiết, phù hợp của công nghệ, công nghệ rõ ràng, đánh giá vai trò và tác động đối với doanh nghiệp;

c) Đề xuất được phương án tìm kiếm, phát hiện công nghệ, giải mã theo yêu cầu hoặc theo đặt hàng của tổ chức, doanh nghiệp; xác định điều kiện để chuyển giao công nghệ;

d) Chứng minh được khả năng ứng dụng, làm chủ, chuyển giao khai thác hiệu quả công nghệ được tìm kiếm;

đ) Công nghệ cần chuyển giao, ứng dụng, làm chủ và giải mã là công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, ngành, vùng, địa phương.

– Hỗ trợ hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ để triển khai các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển hạ tầng phục vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và đổi mới công nghệ đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Có phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ để thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ;

b) Có báo cáo khả thi cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, đổi mới công nghệ;

c) Tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển hạ tầng phục vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và đổi mới công nghệ phải cam kết hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong ít nhất 02 năm đầu sau khi kết thúc dự án.

– Triển khai ứng dụng các mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp theo hướng sản xuất thông minh trong sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm cần đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Mô hình quản trị, sản xuất thông minh tập trung vào các ngành ưu tiên, mũi nhọn và ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao;

b) Thực hiện mô hình phải góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tăng giá trị sản phẩm;

c) Dự kiến được quy mô ứng dụng, mở rộng thị trường của mô hình.

3. Nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ

Thứ nhất, tiếp nhận, chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến; sản xuất sản phẩm mới và thay đổi quy trình công nghệ để tạo ra các sản phẩm có sức tiêu thụ lớn, chiếm lĩnh thị trường trong nước cần đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Tổ chức có đủ năng lực thực hiện, riêng các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm, tổ chức chủ trì phải đảm bảo ít nhất 30% nhân lực của dự án có trình độ đại học;

b) Sản phẩm tạo ra có khả năng cạnh tranh cao, có tiềm năng về lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh về chất lượng và quy mô;

c) Chứng minh được hiệu quả của dự án:

– Đối với dự án tiếp nhận, chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, kết quả, sản phẩm dự kiến phải có địa chỉ ứng dụng hoặc chuyển giao;

– Đối với dự án ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phải tạo ra được sản phẩm, dịch vụ được triển khai tối thiểu ở quy mô tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Đối với dự án sản xuất sản phẩm mới phải tạo ra sản phẩm có tính năng, chất lượng, giá cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu;

– Việc thay đổi quy trình công nghệ góp phần tăng ít nhất 5% giá trị sản phẩm, tăng năng suất lao động.

Thứ hai, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp, ứng dụng chuyển đổi số, khai thác dữ liệu công nghệ và chuyên gia công nghệ cần đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Có kế hoạch hoạt động, khai thác dữ liệu, kinh doanh rõ ràng, đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện và duy trì dự án;

b) Xác định được nhu cầu cụ thể và hiệu quả kinh tế – kỹ thuật của việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm;

c) Tổ chức chủ trì phải chứng minh được khả năng huy động đủ nguồn tài chính ngoài ngân sách và sử dụng kết quả của dự án; ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình.

4. Nhiệm vụ tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn

Về nhiệm vụ đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn Điều 9 của Thông tư 06/2021/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030, theo đó:

Tiêu chí của ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa các mô hình canh tác nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, công nghệ sau thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp; cải tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao công nghệ tạo giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng và kiểm soát dịch bệnh ở quy mô lớn cần đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Xác định được thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế – xã hội của nơi thực hiện dự án và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái;

b) Mô hình phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương và mục tiêu của Chương trình;

c) Tổ chức chủ trì phải chứng minh được khả năng huy động đủ nguồn vốn đối ứng và sử dụng, nhân rộng mô hình dự án; ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình.

Tiêu chí của đổi mới công nghệ phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống 

Đổi mới công nghệ phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống cần đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Mục tiêu, nội dung hỗ trợ đổi mới công nghệ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương;

b) Xác định được tiềm năng, thế mạnh sản phẩm của các vùng miền, các làng nghề và làng nghề truyền thống;

c) Có khả năng phối hợp với các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư để xây dựng các dự án nghiên cứu triển khai, ứng dụng công nghệ theo thế mạnh, đặc trưng của các vùng, miền;

d) Ưu tiên các dự án góp phần hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại mỗi vùng sinh thái.

Tiêu chí của tổ chức khoa học và công nghệ trong ngành nghề ưu đãi đầu tư 

Hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, nghề ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp đối với công nghệ được chuyển giao;

b) Có hợp đồng nguyên tắc hoặc tài liệu chứng minh hoạt động chuyển giao công nghệ; có cam kết địa chỉ áp dụng hoạt động triển khai, ứng dụng công nghệ nhận chuyển giao tại địa phương;

c) Mục tiêu, nội dung chuyển giao công nghệ thuộc ngành, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế tại địa bàn được ưu đãi đầu tư;

d) Xác định được công nghệ chuyển giao phù hợp với địa bàn; công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm so với công nghệ cũ.

 

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).