1. Mở đầu vấn đề
– Hệ thống (system) là một tập hợp các bộ phận hoạt động phụ thuộc lẫn nhau để đạt mục đích chung. Hệ thống có nhiều cấp độ, từ nhóm, tổ chức, quốc gia, liên quốc gia… Hệ thống đóng là hệ thống độc lập và không tương tác với môi trường bên ngoài. Hệ thống mở là hệ thống tương tác với môi trường bên ngoài để tồn tại. Hệ thống mở vì sự tồn tại của tổ chức phụ thuộc vào sự tương tác với môi trường xung quanh. Trong thực tiễn, hai loại hệ thống này không hoàn toàn phân biệt. Điểm then chốt để phân loại một hệ thống thuộc tương đối đóng hay tương đối mở là xác định lượng tương tác giữa hệ thống và môi trường.
Để hiểu rõ một tổ chức, cần xác định thành phần liên quan đến hoạt động và khám phá cách thức tương tác của nó. Tư duy hệ thống mở sẽ giúp nhà quản trị quan tâm đến các khía cạnh quản lý khác nhau của tổ chức, cũng như thực tiễn bên trong và bên ngoài, xem xét khả năng các nguồn lực, sự phát triển công nghệ, xu hướng thị trường khi sản xuất và bán sản phẩm hay dịch vụ.
– Pháp luật được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
=> Chính sách pháp luật là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thôhg của các cơ quan nhà nước và của các thiêỉ chế phi nhà nước để xây ãựng cơ chếđỉêu chỉnh pháp luật có hiệu quả, sử dụng văn minh các phương tiện pháp luật để đạt được mục tiêu bảo đảm, bảo vệ đây đủ nhất các quỳên và tự do của con người và của công dân, xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền, hình thành và xây dựng xã hội pháp quyền, xây dựng và phát triển văn hóa pháp luật và đời sống phấp luật của xã hội và của cá nhân.
Việc phân tích hoạt động của hệ thống chính sách pháp luật với tư cách là một trong những yếu tố của hệ thống rộng lớn hơn đòi hỏi phải làm sáng tỏ các cơ cấu bên trong của nó không chỉ từ các quan điểm của cách tiếp cận hệ thống mà còn phải cân nhắc các đặc điểm của chính sách pháp luật.
Hệ thống chính sách pháp luật là một cấu thành thống nhất, bao gồm tất cả các bộ phận của mình và trong thành phân của nó có một số tiểu hệ thống độc lập tương đối, các yếu tố của chúng và các mối quan hệ giữa chúng. Đó là: (i) tiểu hệ thống thiết chế; (ii) tiểu hệ thống thể chế chính sách pháp luật (tiểu hệ thống quy phạm chính sách pháp luật); (iii) tiểu hệ thống chức năng; (iv) tiểu hệ thống giao tiếp; (v) tiểu hệ thống tư tưởng – văn hóa.
2. Tiểu hệ thống thiết chế
Tiểu hệ thống thiết chế của hệ thống chính sách pháp luật bao gồm các thiết chế (chủ thể) chính sách pháp luật và mỗi thiết chế trong số đó, đến lượt mình, là một hệ thống nhỏ độc lập tưong đối. Đó là nhà nước, các co quan nhà nước, các đảng phái, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, các tô’ chức kinh tế và các tổ chức khác tham gia xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật. Nhà nước, các cơ quan nhà nước giữ vai trò trung tâm trong tiểu hệ thống thiết chế. Tiểu hệ thống này giữ vị trí, vai trò dẫn dắt các tiểu hệ thống khác.
3. Tiểu hệ thống thể chế
Tiểu hệ thống thể chế của hệ thống chính sách pháp luật: tiểu hệ thống quy phạm chính sách pháp luật được hình thành từ các quy phạm, nguyên tắc, quan điểm và truyền thống chính trị – pháp lý, quy định (thể chế hóa) hoạt động của hệ thống chính sách pháp luật nói chung và của các yếu tố cấu thành của nó nói riêng. Quy phạm pháp luật giữ vị trí trung tâm trong tiểu hệ thống đó, là cái điều chỉnh cơ bản các mối liên hệ xã hội lẫn nhau, bảo đảm sự vận hành theo trật tự đã được quy định không chi của các cơ quan nhà nước mà còn của các thiết chế khác, cũng như quy định các quy tắc công dân tham gia vào hoạt động chính sách pháp luật.
4. Tiểu hệ thống chức năng
Tiểu hệ thống chức năng của hệ thống chính sách pháp luật là các hình thức hoạt động chính sách pháp luật, các phương thức thê’ hiện và thực hiện quyền lực trong pháp luật, các phương pháp hoạt động của hệ thống chính sách pháp luật. Tiểu hệ thống này được đặc trưng bởi tổng thể các chức năng hiện thực khác nhau do các thiết chế chính sách pháp luật khác nhau hoặc các tổ chức xã hội thực hiện. Tiểu hệ thống này thể hiện sự vận hành, bảo đảm sự vận hành trên thực tế của hệ thống chính sách pháp luật.
5. Tiểu hệ thống giao tiếp
Tiểu hệ thống giao tiếp bao gồm các nguyên tắc và các hình thức đa dạng của sự tác động lẫn nhau cả ở bên trong hệ thống chính sách pháp luật (tức là giữa các tiểu hệ thống của nó) lẫn với các quốc gia khác. Ở trong nước, tiểu hệ thống này được xác định bởi các mối quan hệ giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp, giữa các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác (các đảng phái, các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư, nghề nghiệp, các cá nhân) tham gia thực hiện chính sách pháp luật. Tiểu hệ thống này là lĩnh vực có thể được nghiên cứu khi xem xét các mối liên hệ của xã hội và nhà nước pháp quyền. Tiểu hệ thống giao tiếp của hệ thống chính sách pháp luật cũng phúc đáp các đòi hỏi của an ninh đối ngoại của xã hội, nhưng dĩ nhiên, không phải ở phương diện kỹ thuật. Hệ thống chính sách pháp luật của mỗi quốc gia bao giờ cũng tiếp nhận và đánh giá tương ứng các dòng thông tin từ bên ngoài, từ môi trường quốc tế, khu vực. Sự tiếp nhận và đánh giá tương ứng các dòng thông tin đó bảo đảm để hệ thống chính sách pháp luật thích nghi với các tác động mới từ bên ngoài.
6. Tiểu hệ thống tư tưởng – văn hóa
Tiểu hệ thống tư tưởng – văn hóa của hệ thống chính sách pháp luật được hình thành từ các tư tưởng, quan điểm, cảm giác khác nhau về chính sách pháp luật của những người tham gia đời sống xã hội, đời sống chính sách pháp luật. Tiểu hệ thống này được quyết định bởi mức độ phân hóa tư tưởng, quan điểm của xã hội, bởi định hướng nhân đạo hoặc phi nhân đạo diễn ra trong xã hội. Ngoài ra, tiểu hệ thống này còn gắn liền chặt chẽ vói các đặc điểm văn hóa pháp luật của quần chúng, với vai trò của các khuôn mẫu truyền thống pháp luật trong văn hóa pháp luật, về mặt chức năng, tiêù hệ thống tư tưởng – văn hóa có nhiệm vụ duy trì và tái sản xuất mô hình hệ thống pháp luật.
Hệ thống chính sách pháp luật có tính cẩu trúc. Tính cấu trúc của hệ thống chính sách pháp luật không chỉ được thể hiện trong việc phân hóa các nhiệm vụ của những bộ phận cấu thành cơ bản của nó, mà còn cả trong tính thứ bậc của các nhiệm vụ của những bộ phận cấu thành đó. Từng cấp độ bên trong của các tiểu hệ thống hoạt động cơ bản nói trên đều được tổ chức ở ba mức độ quyền lực và các quan hệ chính sách pháp luật: mức độ cao nhất – mức độ vĩ mô – bao gồm bộ máy nhà nước trung ương được phân thành các cơ quan lập pháp, các cơ quan hành pháp, các cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền; mức độ ở giữa – mức độ trung gian – khác với mức độ vĩ mô bởi khối lượng thẩm quyền, bởi vì, các cơ quan quyền lực ở địa phương cũng là các cơ quan được bầu và được bổ nhiệm; mức độ thấp nhất không được thể chế hóa – mức độ vi mô – được hình thành trên cơ sở sự tham gia đại chúng của các nhóm xã hội và của công dân trong đời sống chính sách pháp luật. Mức độ này được quyết định bởi tư cách hội viên trong các tổ chức tham gia xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật, giám sát xã hội đối với các quyết định chính sách pháp luật, về mặt thực tế, ở mức độ vi mô của hệ thống chính sách pháp luật, lĩnh vực chính sách pháp luật và lĩnh vực phi chính sách pháp luật thâm nhập lẫn nhau, các mối liên hệ của xã hội và nhà nước pháp quyền được thực hiện.
Các khối chức năng cơ bản của hệ thống chính sách pháp luật và các yếu tố của chúng không tồn tại biệt lập, tách biệt với nhau, trong hiện thực chúng bao giờ cũng ở trong trạng thái tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Yếu tố gắn kết tất cả các yếu tố cơ cấu của hệ thống đó thành cái chỉnh thể thống nhất là các quan hệ chính sách pháp luật về quyền lực công (công quyền). Chính sách pháp luật có hai hướng tác động đến xã hội: hướng tác động thứ nhất là củng cố các thiết chế tồn tại trong xã hội và trật tự xã hội đang có, còn hướng khác có thể phá hoại hệ thống chính sách pháp luật đang có, thể hiện lợi ích của các lực lượng mong muốn thay đổi hoặc hủy bỏ chính sách pháp luật.
Các hệ thống chính sách pháp luật hiện thực hiện nay trên thế giới rất đa dạng, phong phú. Có nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành và hoạt động của các hệ thống chính sách pháp luật đó, nói cách khác, đến đời sống chính sách pháp luật trong từng đất nước. Đó là các yếu tố như: truyền thống lịch sử, văn hóa, sự phát triển kinh tế, mức độ phát triển của xã hội, vị trí địa lý, địa chính trị, địa văn hóa, địa xã hội, V.V.. Việc làm sáng tỏ các đặc điểm tổng họp xác định các xu hướng phát triêh chung của hệ thống chính sách pháp luật có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đặc biệt quan trọng.
7. Kết thúc vấn đề
Như vậy, việc nghiên cứu hệ thống chính sách pháp luật là trình độ nhận thức rất cao về chính sách pháp luật và quyền lực. Trong phạm vi của cách tiếp cận hệ thống được áp dụng từ giữa thế kỷ XX ở các nước khác nhau, chính sách pháp luật được xem xét, một mặt, với tư cách là một lĩnh vực độc lập tương đối bao gồm các yếu tố có mối liên hệ lẫn nhau, thực hiện các chức năng phân bô nguồn lực và tìm kiếm sự ủng hộ các nguyên tắc của nó từ phần lớn xã hội, còn mặt khác, với tư cách là một bộ phận của các chỉnh thể rộng lớn hơn. Chính việc nhận thức được tính thống nhất của thế giói, của sự phụ thuộc lẫn nhau của giới tự nhiên và xã hội trong sự thay đổi, trong sự biến đổi toàn thế giới của chúng là một trong những khía cạnh cơ bản của việc nhận thức bản chất của chính sách pháp luật.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).