1. Phân tích cấu thành tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản ?

Tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản là một trong các tội phạm về xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI của Bộ luật Hình sự 2015 và sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ Luật hình sự 2017. Các yếu tố cấu thành tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện như sau:

 

Trả lời:

Tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ Luật Hình sự năm 2015, cụ thể:

“1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:…….”

Công khai chiếm đoạt tài sản theo quy định trên được hiểu là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản mà không dùng đến vũ lực hay bất cứ thủ đoạn nào nhằm đe dọa, uy hiếp để chiếm đoạt tài sản. Chủ sở hữu hay người quản lý tài sản biết rõ người chiếm đoạt và hành vi chiếm đoạt đó nhưng không thể làm gì hay ngăn chặn hành vi đó. Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay người lấy tài sản của mình nhưng không thể giữ được.

Các yếu tố cấu thành tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau:

Chủ thể phạm tội: là người từ đủ 16 tuổi thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Khách thể: là quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ và bị hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản xâm hại đến.

Hành vi: là chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản thể hiện thông qua một số phương thức cụ thể như sau:

+ Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ;

+ Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hoả hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.

Tính chất của hành vi là công khai, trắng trợn, không che giấu, công khai ngay trước chủ sở hữu, người quản lý tài sản và công khai với mọi người xung quanh.

Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Lỗi: Lỗi của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý của người thực hiện hành vi này. Thể hiện ở ý chí của người thực hiện, mong muốn đạt được và tự bản thân thực hiện hành vi này một cách dứt khoát và quyết đoán.

Trên đây là nội dung phân tích cấu thành tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

2. Khi khám bệnh bị mất tài sản, kiện đòi như thế nào ?

Kính gửi qúy anh chị Luật sư của LVN Group: Em có một vấn đề rất cần đến sự giúp đở của các anh chị: Một hôm vợ em đi khám bệnh ở một quầy thuốc tây gần nhà, có mang theo một điện thoại di động và một số tiền khi vào phòng khám mọi thứ đều còn, khi nằm xuống để khám bệnh vợ em mới lấy để trên giường bệnh, sau khi khám bệnh xong do không có bệnh gì hết chỉ bị tụt huyết áp nhẹ nên không mua thuốc gì hết, thế là đứng lên đi về nhà.
Khoảng 3 phút thì phát hiện bị mất đồ nên vội vàng chạy trở lại thì chủ quầy thuốc nói là không có gì hết. Sau đó vợ em có lên công an phường nhờ can thiệp. Khi công an vào cuộc thì chủ tiệm thuốc nhận là chỉ có điện thoại chứ không có tiền. Bênh cạnh đó chồng của chủ tiệm thuốc này có quen biết với trưởng công an và đã gặp riêng với trưởng công an này trong thời gian làm thủ tục. Hiện nay khi hỏi thì bên công an họ nói là đang điều tra.
Vậy em có một số vấn đề nhờ anh chị tư vấn giùm em: Thời gian điều tra này sẽ kéo dài đến bao lâu trong luật có quy định không ? có khả năng thắng kiện không ?
Rất mong sự hướng dẫn và tư vấn của các anh chị! Em xin chân thành biết ơn!

>>Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự gọi:1900.0191

 

Trả lời:

Do bạn không nói rõ số tiền và điện thoại của vợ bạn bị mất qua quá trình xác minh với giá trị bao nhiêu nên chưa thể xác định được vụ việc này có bị khởi tố về tội theo Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 tội “Trộm cắp tài sản” vì thế không thể xác định được vụ án thuộc khoản nào của Điều này, nên không thể xác định được thời hạn giải quyết vụ án có liên quan đến vợ bạn là bao nhiêu lâu, do vậy trả lời bạn một cách tổng quát như sau:

Để giải quyết một vụ án hình sự phải trải qua các giai đoạn tố tụng sau đây:

1. Giai đoạn điều tra : Giai đoạn này do Cơ quan điều tra thụ lý điều tra, bao gồm các công việc như khởi tố vụ án; khởi tố bị can; bắt, tạm giam bị can (nếu có), hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng; lời khai bị hại; thu thập chứng cứ; xác minh lý lịch, tiền án, tiền sự của bị can v.v. Kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra có bản kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ sang Viện Kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố.

“Điều 172. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
4. Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
6. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.”

Điều 138 Bộ luật hình sự có 4 khung hình phạt tương ứng với bốn loại tội phạm là tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Nếu người lấy tài sản bị khởi tố theo khoản 1 Điều 138 (tội phạm ít nghiêm trọng, có hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm) thì thời hạn điều tra là hai tháng.

Khoản 1 Điều 138 là khung cấu thành cơ bản, người nào chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt v.v thì áp dụng khoản này.

Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp thì được gia hạn thời hạn điều tra một lần không quá hai tháng.

Về thời hạn tạm giam: Thời hạn tạm giam cho tội phạm ít nghiêm trọng là hai tháng, nếu có tình tiết phức tạp, cần có thời gian dài hơn cho việc điều tra có thể được gia hạn tạm giam một lần, không quá một tháng.

Cần lưu ý là mọi trường hợp gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cùng cấp, trên cơ sở đề nghị của cơ quan điều tra.

– Nếu con của ông bị khởi tố theo khoản 2 Điều 138 (tội phạm nghiêm trọng, có khung hình phạt từ hai đến bảy năm) thì thời hạn điều tra là ba tháng.

Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp cần gia hạn thì có thể gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng.

Khoản này quy định tài sản bị chiến đoạt từ năm mươi triệu đến dưới hai trăm triệu, hoặc tài sản từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu nhưng phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, hành hung để tẩu thoát…

Về thời hạn tạm giam: Thời hạn tạm giam không quá ba tháng, nếu có tình tiết phức tạp, cần có thời gian dài hơn cho việc điều tra, có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng, lần thứ hai không quá một tháng.

– Nếu người lấy tài sản bị khởi tố theo khoản 3 Điều 138 (tội phạm rất nghiêm trọng, có khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm), thì thời hạn điều tra là bốn tháng, có thể được gia hạn hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

Khoản này quy định tài sản chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tài sản từ hai triệu đồng đến đưới năm mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Về thời hạn tạm giam: Thời hạn tạm giam không quá bốn tháng và có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng.

– Nếu người lấy tài sản bị khởi tố theo khoản 4 Điều 138 (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có khung hình phạt từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân) thì thời hạn điều tra là bốn tháng.

Viện kiểm sát cấp tỉnh được quyền gia hạn lần thứ nhất và thứ hai, lần thứ ba do Viện kiểm sát nhân dân tối cao gia hạn…

Về thời hạn tạm giam: Thời hạn tạm giam là bốn tháng và được gia hạn ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng…

Khoản này quy định tài sản chiếm đoạt trên năm trăm triệu đồng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

– Về thẩm quyền điều tra: Cơ quan điều tra công an (cấp huyện) có thẩm quyền điều tra tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng; cơ quan điều tra công an cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Giai đoạn truy tố: Giai đoạn này do Viện Kiểm sát thụ lý: Ban hành bản cáo trạng truy tố bị can và chuyển hồ sơ sang Tòa án.

Thời hạn truy tố: Thời hạn hai mươi ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện Kiểm sát có thể gia hạn nhưng không quá mười ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng và không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Về thời hạn tạm giam: Thời hạn tạm giam để truy tố không vượt quá thời hạn truy tố.

3. Giai đoạn xét xử: Giai đoạn do Tòa án thụ lý:

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Là ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể gia hạn thêm nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hạn tạm giam chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử.

Trên đây là khái quát về trình tự, thời hạn giải quyết một vụ án hình sự, trên thực tế có những trường hợp có thể kéo dài thời gian hơn so với thời gian đã quy định nêu trên do các cơ quan tố tụng trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại và trình tự thủ tục của điều tra bổ sung, điều tra lại theo luật định.

Tuy nhiên, nếu thấy quá thời hạn giải quyết mà cơ quan có thẩm quyền chưa giải quyết thì bạn có thể khiếu nại việc này lên chính cơ quan đang giải quyết vụ việc của bạn để được giải quyết, yêu cầu giải quyết vụ án của bạn.

Còn về vấn đề bạn có khả năng thắng kiện không thì còn phải phụ thuộc vào quá trình điều tra xác minh những chứng cứ có mặt tại hiện trường và đưa ra kết luận. Vì trường hợp của bạn thì bạn chưa nói rõ rằng vợ của bạn có chứng cứ rằng đã để quên tại phòng bệnh hay không hay có ai làm chứng không nên chúng tôi chưa thể khẳng định chắc chắn về khả năng thắng kiện trong trường hợp của bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

 

3. Bí mật lấy tài sản của chủ sở hữu nhưng công khai với người khác thì phạm tội gì?

 

Luật sư tư vấn:

a, Trách nhiệm hình sự

Lợi dụng lúc bạn vắng mặt, anh họ đã lén lút (bí mật) lấy xe máy của bạn và mặc dù anh ta lấy xe máy ngang nhiên trước mặt chủ quán nước nhưng đó chỉ là ý thức che giấu tính hợp pháp cho hành vi của anh ta để cho chủ quán nước tưởng đó là xe máy của anh ta. Do đó hành vi của anh họ bạn chính là hành vi trộm cắp tài sản nên anh ta đã phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”

Theo quy định tại Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 thì mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản mà người này không hề hay biết tài sản của mình đang bị chiếm đoạt, chỉ sau khi mất thì thì người đó mới biết bị mất tài sản.

Tính chất lén lút, bí mật của hành vi trộm cắp tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội che giấu, giấu diếm hành vi chiếm đoạt tài sản của mình đối với chủ sở hữu tài sản.

Người phạm tội không những chỉ có ý thức bí mật đối với người quản lý tài sản mà còn bí mật đối với người xung quanh khu vực có tài sản nhưng có những trường hợp người phạm tội không hề che giấu hành vi trộm cắp tài sản đối với người xung quanh nhưng lại có những hành động để người xung quanh tưởng lầm đó không phải là hành vi trộm cắp tài sản. Ví dụ như: giả vờ đi nhờ xe để người xung quanh tưởng nhầm là xe của người đó và đợi cho đến khi chủ sở hữu của xe đó sơ hở, mất cảnh giác thì trộm cắp xe.

Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 500.000 đồng trở lên mới cấu thành tội trộm cắp tài sản, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 500.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người có hành vi trộm cắp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Tội phạm được hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt trong từng trường hợp cụ thể. Nếu tài sản bị chiếm đoạt nhỏ, gọn thì tội trộm cắp hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội đã giấu được tài sản đó trong người. Trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt to, cồng kềnh thì tội trộm cắp hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội mang tài sản đó ra khỏi nơi quản lý của chủ sở hữu.

b, Mức phạt

Bạn không nói rõ giá trị của chiếc xe máy là bao nhiêu nên rất khó để xác định mức phạt cụ thể đối với anh họ bạn sẽ thuộc khoản nào Điều 173

Nếu giá trị chiếc xe máy dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Nếu giá trị chiếc xe máy từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Theo suy đoán chủ quan của tôi thì có lẽ chiếc xe máy của bạn cũng chỉ nằm trong hai khoảng đó. Bạn có thể tham khảo mức phạt chúng tôi đã nêu trên.

 

4. Đòi lại tài sản bị chiếm đoạt trái phép như thế nào ?

Kính chào công ty Luật LVN Group! Em có quen một người bạn và chơi với nhau cũng được một thời gian. Thời gian gần đây do nợ nần nên người đó đã cầm chiếc xe máy cho người ta với giá 25 triệu đồng nhưng không có khả năng lấy ra.
Em có ý định lấy chiếc xe đó để chạy và người bạn đó đã đồng ý. Em đã vay tiền ngân hàng để lấy chiếc xe đó. Chiếc xe không phải chính chủ nên em không làm giấy sang tên được.Vài ngày sau người đó đã mượn xe mà em đã lấy ra với lý do về thăm mẹ nằm bệnh viện và hứa sẽ trả lại xe cho em nhưng đến nay đã gần một tháng mà người đó vẫn chưa trả, mà điện thoại thì tắt máy. Bây giờ em có thể làm đơn tố cáo người đó được không?
Em xin chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Căn cứ vào quy định trên thì người bạn của bạn có dấu hiệu phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người đó đã có hành vi lợi dụng sự tin tưởng của bạn, mượn tài sản và có dấu hiệu trốn tránh nghĩa vụ trả lại tài sản. Trước tiên bạn nên tìm cách liên lạc với bạn của bạn thông qua gia đình, bạn bè khác…Nếu người đó cố tình trốn tránh hay cố tình không trả lại tài sản thì bạn có quyền trình báo với cơ quan công an để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý chuẩn bị các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của mình như: thỏa thuận giữa bạn và người bạn kia về việc để bạn chuộc lại tài sản từ hiệu cầm đồ, các giấy tờ giao dịch giữa bạn và hiệu cầm đồ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

5. Kiện ra tòa để bán tài sản ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp: Hiệu lực giấy ghi nhận nợ…? Xin quý công ty cho tôi hỏi: Bố mẹ tôi có vay tiền của chị Nguyễn Thị A vào năm 2006 và có viết giấy ghi nhận nợ, khi việc kinh doanh của bố mẹ tôi gặp khó khăn, bà Nguyễn Thị A bắt buộc tôi ghi trên tờ giấy Ghi nhận nợ của bố mẹ tôi hứa sẽ trả nợ sau khi tôi đi xuất khẩu lao động về. Và tôi đã ghi “tôi hứa sẽ trả nợ sau khi đi xuất khẩu lao động ở Nhật về”. Nhưng vào năm 2009, bà Nguyễn Thị A đã dùng tờ giấy ghi nhận nợ đó kiện ra toà để bán tài sản của bố mẹ tôi, và toà đã đứng ra bán tài sản bố mẹ tôi và bà Nguyễn Thị A cũng đã nhận 1 khoản tiền từ vụ kiện đó. Đến năm 2011 sau khi hoàn tất tu nghiệp tại Nhật về, bà Nguyễn Thị A đến gặp tôi và bắt buộc tôi phải trả nợ, nhưng tôi nói “cô đã kiện bán tài sản gia đình tôi rồi giờ tôi sẽ không trả 1 đồng nào nữa”.
Xin quý công ty cho tôi hỏi: câu trả lời của tôi với bà Nguyễn Thị A có đúng luật không? Và tờ giấy ghi nhận nợ của Bố mẹ tôi có còn hiệu lực để bà Nguyễn Thị A kiện tụng 1 lần nữa được không?
Xin cảm ơn quý công ty!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi : 1900.0191

 

Trả lời:

Việc kiện của bà A đã được Tòa án xét xử, bản án đã có quyết định, gia đình bạn cần thực hiện việc thi hành án đó là trả số tiền nợ, nếu trong thời hạn thi hành án mà gia đình bạn chưa trả đủ số nợ thì bà A có quyền làm đơn yêu cầu tiếp tục thi hành án căn cứ theo Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2014:

“Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.”

Như vậy, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án có quyết định thì bà A có quyền làm đơn tiếp tục thi hành án nếu gia đình bạn chưa trả đủ số nợ.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê