Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy phân tích giúp tôi về hai loại chính sách, đó là chính sách pháp luật quốc gia và chính sách pháp luật địa phương? Hai loại chính sách này có những nội dung gì đáng chú ý?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Mở đầu vấn đề

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật một mặt hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội phù hợp với nhu cầu của xã hội, mặt khác, hướng đến ý thức tình cảm làm cho mô hình hành vi đọng lại trong ý thức của con người. Pháp luật mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức nhằm mục đích ngăn ngừa, răn đe, trừng phạt những hành vi sai trái, giáo dục, cảm hoá những người có hành vi này, bồi dưỡng cho mọi người tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật bảo đảm cho xã hội phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững… Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội chủ yếu, cơ bản mang tính ổn định và được lặp đi lặp lại.

Chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng. Chính sách điều chỉnh những quan hệ ít mang tính ổn định, mềm dẻo, linh động. Chính sách có tác động nhanh và kịp thời, mạnh mẽ, toàn diện đến cả nhận thức, thái độ và hành vi của các chủ thể bị tác động. Đặc biệt, chính sách điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi, hoạt động của các cá nhân và từng nhóm đối tượng cụ thể. Chính sách có vai trò định hướng cho các hoạt động kinh tế – xã hội; khuyến khích các hoạt động kinh tế – xã hội theo định hướng; phát huy những mặt tốt của nền kinh tế thị trường và hạn chế những tiêu cực của nó; tạo lập sự cân đối trong phát triển; kiểm soát và phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển; tạo lập môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế – xã hội, giúp cho các thực thể vận động phát triển theo đúng quy luật; phối hợp hoạt động giữa các cấp độ, các bộ phận để tạo nên tính hệ thống chặt chẽ trong quá trình vận động của thực thể.
Quan điểm chính sách pháp luật như sau:

– Chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng. Chính sách điều chỉnh những quan hệ ít mang tính ổn định, mềm dẻo, linh động.

Chính sách có tác động nhanh và kịp thời, mạnh mẽ, toàn diện đến cả nhận thức, thái độ và hành vi của các chủ thể bị tác động. Đặc biệt, chính sách điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi, hoạt động của các cá nhân và từng nhóm đối tượng cụ thể. Chính sách có vai trò định hướng cho các hoạt động kinh tế – xã hội; khuyến khích các hoạt động kinh tế – xã hội theo định hướng; phát huy những mặt tốt của nền kinh tế thị trường và hạn chế những tiêu cực của nó; tạo lập sự cân đối trong phát triển; kiểm soát và phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển; tạo lập môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế – xã hội, giúp cho các thực thể vận động phát triển theo đúng quy luật; phối hợp hoạt động giữa các cấp độ, các bộ phận để tạo nên tính hệ thống chặt chẽ trong quá trình vận động của thực thể.

– Pháp luật là những quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật một mặt hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội phù hợp với nhu cầu của xã hội, mặt khác, hướng đến ý thức tình cảm làm cho mô hình hành vi đọng lại trong ý thức của con người.

Theo đó, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, đồng thời thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các quan hệ xã hội Cấu trúc của quy phạm pháp luật là cơ cấu bên trong, là những bộ phận hợp thành quy phạm pháp luật. Cấu trúc của quy phạm pháp luật đòi hỏi cần được trình bày chặt chẽ, ngắn gọn, có sự khái quát giúp người đọc dễ hiểu và dễ nhớ. Chính vì vậy, quy phạm pháp luật thường được trình bày dựa theo một cơ cấu nhất định, gồm 3 bộ phận cấu thành là giả định, quy định, chế tài.

Pháp luật mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức nhằm mục đích ngăn ngừa, răn đe, trừng phạt những hành vi sai trái, giáo dục, cảm hoá những người có hành vi này, bồi dưỡng cho mọi người tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật bảo đảm cho xã hội phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững… Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội chủ yếu, cơ bản mang tính ổn định và được lặp đi lặp lại.

Như vậy, trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, có thể bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật chính là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.

Thứ nhất, chúng tôi sẽ phân tích về chính sách pháp luât quốc gia ở những mục sau.

2. Khái niệm chính sách pháp luật quốc gia

Chính sách pháp luật quốc gia là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và hệ thôhg của các cơ quan nhà nước và của các thiêĩ chế phi nhà nước để xây dựng cơ chế điêu chỉnh pháp luật quốc gia có hiệu quả, tôỉ ưu hóa hệ thôhg pháp luật của đất nước nói chung.

Chính sách pháp luật quốc gia hướng đến việc xây dựng nhà nước, giải quyết những vâh đề nảy sinh trong quá trình phát triển đất nước, củng cố, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, phát triển văn minh các mối liên hệ của nhà nước với các co cấu xã hội, với chính quyền địa phương.

Hiệu quả của chính sách pháp luật đang được thực hiện ở nước ta đòi hỏi phải có hoạt động xây dựng pháp luật hài hòa của các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương, cân nhắc được các nhu cầu, lợi ích của quốc gia và địa phương. Hoạt động xây dựng pháp luật theo hướng đó đang được tăng cường ở nước ta, tạo điều kiện cho việc giải quyết hài hòa các nhiệm vụ phát triển chung của đất nước trong phạm vi thực hiện các nguyên tắc phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, bảo đảm sự gắn kết giữa các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan trung ương và các cơ quan thuộc chính quyền địa phương ban hành, tạo điều kiện cho sự phát triển pháp luật Việt Nam với tư cách là một hệ thống pháp luật chỉnh thể, có sự cân bằng bên trong.

3. Xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật vùng

Trong phạm vi của chính sách pháp luật quốc gia cần xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật vùng. Chính sách pháp luật vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, do các cơ quan nhà nước ở trung ương xây dựng và thực hiện đối với các vùng (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ) và được thể hiện trong tổng thể các giải pháp của Nhà nước gắn liền cơ bản với việc xây dựng và hoàn thiện chế độ pháp luật cho phát triển vừng, tổ chức nghiên cứu hiêù biết pháp luật ở các vùng. Cân phải ban hành các văn bản pháp luật tương úng điều chỉnh các mặt khác nhau của phát triển vùng.

Thứ hai, chúng tôi sẽ phân tích về chính sách pháp luât địa phương ở những mục sau.

4. Khái niệm chính sách pháp luật địa phương

Chính sách pháp luật địa phương là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và hệ thông của các cơ quan quyền lực địa phương và của các thiết chế phỉ nhà nước ở địa phương để tôĩ ưu hóa cơ chế đỉêu chỉnh pháp luật địa phương.

Chính sách pháp luật địa phương là một hiện tượng pháp luật độc lập, thể hiện ở hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan quyền lực địa phương để xây dựng và áp dụng hệ thống các quy phạm pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện các quyền và các lợi ích hợp pháp của những người tham gia các quan hệ pháp luật nảy sinh trong quá trình soạn thảo, thông qua và thực hiện pháp luật ở địa phương. Nói cách khác, chính sách pháp luật địa phương gắn liền vói việc ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.

Chính sách pháp luật địa phương cần phải xuất phát và dựa vào nguyên tắc hiến định về sự ưu tiên các quyền và tự do của con người và của công dân, bảo đảm nguyên tắc cân nhắc hài hòa lợi ích trung ương và lợi ích địa phương. Trong điều kiện hiện nay, nguyên tắc về tính hệ thống, tính được bảo đảm về mặt khoa học, tính nhất quán của chính sách pháp luật địa phương cần phải được bảo đảm.

Chính sách pháp luật địa phương, một mặt, phải hướng đến pháp luật quốc gia, mặt khác, có nhiệm vụ thể hiện các nhu cầu, lợi ích và các đặc điểm của địa phương.

5. Định hướng ưu tiên của chính sách pháp luật địa phương

Các định hướng ưu tiên của chính sách pháp luật địa phương trong giai đoạn phát triển hiện nay là:

– Thể chế hóa mang tính hệ thống hoạt động xây dựng pháp luật, đặc biệt giai đoạn tiền soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;

– Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên của các cơ quan quyền lực địa phương với các chuyên gia về các lĩnh vực điều chỉnh pháp luật cụ thể, đặc biệt trong hoạt động thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

– Ghi nhận về mặt pháp luật các hình thức và trật tự phối hợp của các cơ quan quyền lực địa phương các cấp với các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật.

Chính sách pháp luật địa phương trong lĩnh vực quan hệ giữa trưng ương và địa phương cần phải bao quát ít nhất các nhiệm vụ pháp lý sau đây: (i) tương hợp hóa các kết quả của xây dựng pháp luật ở địa phương với các kết quả của xây dựng pháp luật ở trung ương; (ii) soạn thảo các cơ chế phòng ngừa và khắc phục các xung đột pháp lý của các văn bản pháp luật quốc gia và các văn bản pháp luật địa phương; (iii) tăng cường theo dõi, giám sát đối với hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật ở địa phương; (iv) nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ xây dựng và áp dụng pháp luật ở địa phương; (v) các nhiệm vụ khác.

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, vấn đề xây dựng chính sách pháp luật địa phương trở nên cấp bách. Tất nhiên, bản thân chính sách pháp luật địa phương phần lớn do các mục tiêu và các nhiệm vụ chung của đất nước (và của cấp độ chính sách pháp luật tương ứng) quy định. Tuy vậy, hiện nay các mục tiêu và các nhiệm vụ đó cũng chưa được phân định rõ ràng giữa cấp trung ương và cấp địa phương. Điều này cũng cản trở việc xây dựng chiến lược và sách lược phát triển pháp luật ở địa phương.

Trong phạm vi của quan niệm tổng thể về chính sách pháp luật địa phương, hình thức xây dựng pháp luật ở địa phương có ý nghĩa quan trọng.

Về phương diện nội dung, những vấn đề được ưu tiên hàng đầu là những vấn đề về phân định thẩm quyền giữa trung ương và địa phương. Việc phân tích những vấn đề nêu trên là cơ sở để đưa ra kết luận về sự cần thiết soạn thảo chính sách pháp luật quốc gia và ban hành Hiến pháp năm 2013 mà ở đó, dưới dạng khái quát nhất, đã phân định thẩm quyền giữa trung ương và địa phương. Chính sách pháp luật quốc gia chỉ xác định thẩm quyền của các cơ quan trung ương, cần phải xác định thẩm quyền của các cơ quan quyền lực địa phương bằng chính sách pháp luật địa phương và các văn bản tương ứng của địa phương. Những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của chính sách pháp luật địa phương hiện nay là xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể các thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan quyền lực địa phương.

Những biện pháp nêu trên gắn liền với sự hình thành và phát triển chính sách pháp luật địa phương, tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực pháp luật, trình độ và chất lượng của đời sống pháp luật, bảo đảm đầy đủ hơn các quyền và tự do của con người và của công dân, củng cố kỷ cương, pháp chế và trật tự pháp luật – những điều mà hiện nay là rất cần thiết cả đối với cấp quốc gia lẫn cấp địa phương.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.