Luật sư tư vấn:

Từ các quy định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14: Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tưống Chính Phủ về đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu (giai đoạn 2016-2020), Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng quán triệt thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14,… và gần đây, ngành Tòa án cũng đã ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 quy định giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, cụ thể hóa các thủ tục tố tụng rút gọn đã khẳng định quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, đạt các mục tiêu chính trị – kinh tế trong công cuộc xử lý nợ xấu ngân hàng.

Về phương diện lý luận, cơ chế xử lý nợ khi cải cách làm chuyển đổi vai trò của ngân hàng từ “ngân hàng đi kiện để thu nợ” chuyển sang mô hình “ngân hàng đương nhiên được xử lý tài sản để thu nợ”. Đây là đề tài được tranh luận sôi nổi trong các hội thảo khoa học pháp lý. Tác giả Nicolas Audier (Luật gia Pháp) quan tâm, nêu những bất cập của luật trong vấn đề này như sau: 

“Tính linh hoạt của quy định pháp luật cũng không bù đắp được một số hạn chế quan trọng khi mà bên bảo đảm từ chối thi hành xử lý biện pháp bảo đảm trên cơ sở tự nguyện…”– Nicolas Audier (Hiệu quả của giao dịch bảo đảm: Góc nhìn của luật gia nước ngoài).

Đồng nghĩa rằng, các quy định sẽ thể hiện tầm quan trọng, quyết định sự thành công của cơ chế chủ động như được phác thảo trong công tác xử lý nợ.

Từ luận điểm nêu trên, theo tác giả, quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm phải được thực thi trên nguyên tắc, tổ chức tín dụng nắm giữ tài sản bảo đảm thực tế để xử lý dưới các hình thức được pháp luật cho phép (phát mãi hoặc nhận tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ), đồng thời phải lưu ý quyền lợi hợp pháp, chính đáng của bên có quyền lợi liên quan đến tiến trình xử lý những tài sản đó.

Nắm giữ tài sản bảo đảm thực tế để xử lý, pháp luật ghi nhận vai trò của “ủy ban nhân dân cấp xã” (Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP) tham gia thu giữ tài sản bảo đảm. Gặp trường hợp có sự phản ứng, chông đối của bên bảo đảm, người đang quản lý tài sản cần được xử lý, việc thu giữ tài sản bảo đảm khó thực hiện được vì thiếu tính cưỡng chế. Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ không còn quy định thu giữ tài sản bảo đảm, mà cho phép các bên được thực hiện theo thỏa thuận, đồng thời trao quyền cho bên nhận bảo đảm ngăn chặn tẩu tán tài sản. Hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm để phát mãi (bán) hay cấn trừ nợ vẫn còn nhận thức là giao dịch dân sự, do các bên hợp đồng tự giải quyết… Vì vậy, có quan điểm còn cho rằng: “quyền chủ nợ của bên nhận bảo đảm chưa được bảo vệ tương xứng với vị thế của chủ thể này”, là đúng với thực tiễn quy định của pháp luật trước các yêu cầu về một cơ chế xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận vốn dĩ còn nhiều bất cập.

Hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm phải theo trình tự tố tụng đặc thù tránh gây mất trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, xuất phát từ những cơ sở pháp lý sau đây: Một là, bên bảo đảm phải bàn giao tài sản bảo đảm kịp thời để xử lý nên việc thu hồi những tài sản mang tính bắt buộc, thay vì phụ thuộc vào ý chí tự giác của bên bảo đảm, bên đang chiếm giữ tài sản bảo đảm. Bởi ngay tự thân hành vi “thu giữ” tài sản đã thể hiện tính cưõng chế; Hai là, về khâu tổ chức thực hiện, pháp luật cho phép thi hành các quyết định, bản án nên cũng phải tuân theo trình tự thủ tục tố tụng. Với việc ghi nhận áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm tại Tòa án (Điều 8 Nghị quyết số 42/2017/QH14); quy định các tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đang bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tín dụng không bị kê biên (Điều 11 Nghị quyết số 42/2017/QH14)… pháp luật về xử lý nợ xấu đã xây dựng, hình thành cơ chế pháp lý đặc thù, chưa từng có trong các quy định ở Việt Nam trước đây, hướng đến mục tiêu xóa bỏ những trở ngại khi xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế.

Dưới khía cạnh tài sản bảo đảm bị thu giữ, làm vật chứng vụ án hình sự, quyền ưu tiên thu hồi vẫn đặt ra, xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm tài sản trong quan hệ dân sự gắn với hoạt động xử lý nợ xấu đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng. Song khi đó, tài sản bảo đảm được mô tả đúng thực trạng có biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án hình sự, cơ quan tố tụng tiến hành các bước đầu tiên, quyết định tiếp cận, thu thập, đánh giá tài sản bảo đảm dưới góc độ chứng cứ vụ án trước khi giao cho các tổ chức tín dụng xử lý theo các cam kết thỏa thuận hợp đồng cho vay là thuyết phục.

Mặc dù vậy, công tác xử lý tài sản bảo đảm, bên cạnh những tranh chấp thường thấy về giá trị tài sản bảo đảm, bán đấu giá thiếu minh bạch,… pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều tồn tại làm hạn chế thực hiện cơ chế chủ động như mong muốn của các nhà làm luật.

Về nguyên nhân, vấn đề này đã được các nghiên cứu về ngân hàng chỉ ra, xuất phát từ những đặc thù trong công tác thẩm định, quản lý nhà nước về tài sản, chẳng hạn như: Khâu thẩm định giá trị tài sản bảo đảm để phát mãi còn nhiều bất cập; Trở ngại về thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm, khi không có sự đồng ý của bên bảo đảm; Xử lý tài sản bảo đảm là cổ phiếu hoặc phần vốn góp, pháp luật doanh nghiệp hiện nay không quy định
các thủ tục đăng ký thành viên (cổ đông nếu là công ty cổ phần) trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm là cổ phiếu và phần vốn góp, tạo ra những rủi ro cho các ngân hàng;…. Những trở ngại trên ngoài các nghiên cứu đã chỉ rõ, còn có những lý do sau đây:

Thứ nhất, quyền đầu tư, tôn tạo tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng trong quá trình nắm giữ tài sản để xử lý, thu hồi nợ vẫn chưa được pháp luật ghi nhận cụ thể. Theo khoản 3 Điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định. Pháp luật điều chỉnh các hoạt động ngân hàng cần bổ sung những quy định về quyền được tôn tạo tài sản bảo đảm (kể cả quyền được khai thác có giới hạn tài sản bảo đảm như: cho thuê, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất đối với nhà xưồng…) trong thời gian này (03 năm), nhằm khắc phục khoảng trống trong công tác quản lý, sử dụng tài sản bảo đảm trước khi tài sản đó chính thức được phát mãi.

Thứ hai, trong nhiều trường hợp, bên bảo đảm vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, bao gồm các loại thuế liên quan đến tài sản bảo đảm, phát sinh từ hoạt động của chủ sở hữu tài sản. Việc xác định trách nhiệm, ưu tiên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với tài sản bảo đảm trên nguyên tắc phải được thực hiện trước khi tài sản đó được đưa ra xử lý. Trong khi đó, bên bảo đảm tài sản thường chây ỳ, không chấp hành nghĩa vụ này. Do vậy các cơ quan thuế bắt buộc bên bảo đảm phải thực hiện hết các nghĩa vụ thuế, cho dù khoản thuế phải nộp đó không liên quan đến tài sản bảo đảm… dẫn đến mâu thuẫn tranh chấp phát sinh.

Thứ ba, một thời gian dài trưdc đây, các tổ chức tín dụng nỗ lực tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ pháp lý chủ động bán tài sản bảo đảm tiền vay, song những nỗ lực này bị vô hiệu hóa từ chính hoạt động của Tòa án. Nguyên nhân là do bên bảo đảm hoặc bên vay lợi dụng hoạt động tố tụng cản trở quyền chủ động xử lý tài sản của các tổ chức tín dụng thông qua các hành vi khỏi kiện hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (không cho chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng) đối với chính tài sản đang được tổ chức tín dụng quan tâm xử lý.

Ví dụ: Ngày 03/6/2015, Tòa án nhân dân quận TB, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 24/2012/QĐ-BPKCTT phong tỏa hai căn nhà số 166-168 Nguyễn Hồng Đ, quận TB đã được thế chấp tại một ngân hàng với để bảo đảm thi hành án. Theo tình huống pháp lý này, Tòa án đã phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ bảo đảm nợ của ngân hàng là không đúng pháp luật, cản trồ tổ chức tín dụng quyền xử lý tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ vay.

Thứ tư, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chậm xử lý tài sản bảo đảm chưa được pháp luật quy định. Điều này tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tự ý xử lý tài sản có giá trị thanh khoản cao, xử lý vào thời điểm có lợi cho chính các tổ chức tín dụng như có phán quyết của Tòa án đã chỉ rõ về thiệt hại và quyết định bồi thường thiệt hại do ngân hàng gây ra (Xem thêm: Quyết định Giám đốc thẩm số 13/2015/KDTM- GĐT ngày 21/5/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc tuyên buộc ngân hàng bồi thường thiệt hại với lý do: cả hai bên đều có lỗi trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ – Xem: Phụ lục (Vụ án thứ 03). Đây là minh chứng điển hình về hành vi thiếu minh bạch trong công tác xử lý tài sản bảo đảm. Pháp luật cần khắc phục tình trạng này bằng việc ghi nhận công tác xử lý, chuyển nhượng tài sản bảo đảm tại thời điểm nhận bàn giao, thu giữ tài sản bảo đảm (nếu các bên không có thỏa thuận khác).

Tóm lại, trong hợp đồng cho vay, các bên thỏa thuận biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, nhưng nếu không có sự

hợp tác tích cực của chủ sở hữu tài sản bảo đảm và các chủ thể liên quan thì các biện pháp này khó thực hiện được. Nguyên nhân như được các nghiên cứu chỉ rõ, là do: 

“Quy định về quyền xử lý tài sản của tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế… vừa thiếu, không cụ thể, còn chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau”. 

Các nhà làm luật đã dự liệu, kịp thời thiết lập cơ chế chủ động xử lý tài sản bảo đảm. Đây là điểm mới, tiến bộ, khẳng định quan điểm cương quyết của Nhà nước trong công cuộc xử lý nợ xấu. Thực thi các quy định này sẽ tiết giảm chi phí, nguồn nhân lực cho các tổ chức tín dụng, thay vì để tranh chấp kéo dài, phụ thuộc vào công tác tố tụng của Tòa án, trọng tài vốn dĩ còn nhiều tồn tại. Thật vậy, các quy định theo Nghị định số 21/2021/NĐ- CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 15/5/2021) đã khắc phục những hạn chế trên. Theo đó, các tổ chức tín dụng chủ động thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm, ghi rõ trong hợp đồng bảo đảm bằng văn bản. Thực thi theo thỏa thuận (nếu không trái pháp luật) được bảo đảm xuyên suốt, cho dù bên bảo đảm không hợp tác, không ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện các công việc theo thỏa thuận. Bên cạnh đó, tính minh bạch trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm vẫn được đề cao xuất phát từ quyền lợi chính đáng của bên bảo đảm qua các quy định thông báo xử lý tài sản bảo đảm, xác định giá trị thị trường tài sản bảo đảm để bán đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật bán đấu giá tài sản để cấn trừ nợ kịp thời.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn… Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.