Việc nghiên cứu nội dung này sẽ giúp người đọc hiểu sâu hơn về đặc điểm di chuyển lao động trong khuôn khổ ASEAN và tác động của di chuyển lao động đến các nước trong ASEAN.

 

1. Đặc điểm di chuyển lao động trong khuôn khổ ASEAN

Trong hai thập kỉ vừa qua, lao động di cư quốc tế đã nổi lên như một động lực quan trọng của tăng trưởng và phát triển kinh tế ở cả nước xuất xứ và nước tiếp nhận trong phạm vi ASEAN.

Uớc tính có 20,2 triệu người di cư bắt nguồn từ các nước ASEAN năm 2015, trong số đó có gần 6,9 triệu người di cư từ những quốc gia khác trong khu vực. Mặc dù số lượng người di cư nội khối ASEAN không được ghi nhận đầy đủ trong sổ liệu chính thức, nhưng những thống kê có được cho thấy rõ ràng số lượng người di cư sang quốc gia khác trong ASEAN đã tăng lên nhanh chóng, lên hom 5 lần kể từ năm 1990.

Các quốc gia thành viên ASEAN rất khác nhau về mức độ già hóa dân số, nhưng nhìn chung các quốc gia tiếp nhận thường là những quốc gia có dân số đang già hóa, trong khi đó những quốc gia xuất xứ thường có dân số trẻ hơn. Hình 4.8 cho thấy phân bổ dân số nhập cư và địa phương tại các quốc gia tiếp nhận ASEAN. Tất cả các quốc gia tiếp nhận có lượng người nhập cư phân bổ theo độ tuổi với đỉnh nằm trong khoảng 25 – 39 tuổi, độ tuổi lao động vàng. Trong khi tất cả những quốc gia xuất xứ (trừ Việt Nam) tỉ lệ dân số 65 tuổi trở lên ở mức thấp, từ 5% trở xuống. Điều này cho thấy người nhập cư một phần chịu tác động của nhu cầu về lao động tại các nước có dân số đang già hóa.

Những ngành thu hút nhiều lao động di cư nhất là xây dựng đối với lao động từ Campuchia (46%), dịch vụ khách sạn và ăn uống đối với lao động từ Lào (32%), sản xuất đối với lao động từ Myanmar (37%) và thủy sản đối với lao động từ Việt Nam (29%). Tuy nhiên, công việc trong ngành sản xuất thu hút một lượng lớn người lao động nhập cư từ cả 4 quốc gia nói trên.

 

1.1 Đặc điểm về giới tính

Có 48% người nhập cư của ASEAN là phụ nữ, và xu hướng phụ nữ di cư của các nước ASEAN vẫn khá ổn định kể từ năm 1995. Singapore là quốc gia duy nhất trong ASEAN có tỉ lệ phụ nữ nhập cư cao (56%), trong khi Thái Lan là quốc gia có tỉ lệ người nhập cư nam – nữ cân bằng.

 

1.2 Đặc điểm về kỹ năng

Tại ASEAN, phần lớn người di cư là những cá nhân có học vấn thấp và đảm nhiệm công việc trong những ngành nghề đòi hỏi lao động kĩ năng thấp ở những quốc gia tiếp nhận trong khu vực.

Người di cư tại các nước tiếp nhận của ASEAN nhìn chung có kĩ năng thấp hơn so với người địa phương, trong khi người di cư tại những nước xuất xứ có kĩ năng cao hơn. Hình 4.10 so sánh trình độ học vấn của người di cư với mức độ học vấn của người dân địa phương tại các nước ASEAN.

Kết quả cho thấy, đa số người di cư tới Malaysia là lao động có kĩ năng thấp với khoảng 45% người di cư năm 2015 chỉ có trình độ học vấn cơ bản, nhưng trình độ học vấn của người dân địa phương ở Malaysia là khá cao. Người nhập cư tại Indonesia và Philippines, hai quốc gia có nhiều người di cư ra các nước khác trên thế giới, có trình độ kĩ năng cao hơn so với người dân địa phương.

Điều này cho thấy thực tế là những quốc gia có truyền thống nhiều người di cư ra nước ngoài như Indonesia và Philippines cũng cần lao động có kĩ năng để đáp ứng nhu cầu mà thị trường lao động trong nước cần, trong khi những nước tiếp nhận nhiều người di cư từ ASEAN như Malaysia, trình độ học vấn của người dân địa phương cũng đã tăng đáng kể trong những thập kỉ gần đây, một phần nhờ những tác động từ dòng người nhập cư cao, khi khuyến khích người lao động địa phương nâng cao kĩ năng thông qua việc thúc đẩy họ theo đuổi việc học tập và các công việc đòi hỏi kĩ năng nhiều hơn.

Người di cư nhìn chung đảm nhiệm những công việc đòi hỏi kĩ năng thấp hơn tại các quốc gia tiếp nhận trong ASEAN. Tại Thái Lan, 90% người di cư quốc tế làm những công việc đòi hỏi kĩ năng thấp, trong khi chỉ có 7% người địa phương làm những công việc này. Tại Malaysia, 47% người nhập cư đảm nhận những công việc kĩ năng thấp so với 7% người địa phương đảm nhận những công việc này. Tình trạng tương tự diễn ra tại Brunei, mặc dù có tỉ lệ nhiều hơn những người nhập cư kĩ năng cao nhưng vẫn thấp hơn so với tỉ lệ người lao động địa phương đảm nhiệm công việc đòi hỏi kĩ năng cao. Tại Campuchia, tỉ kệ khá cao người nhập cư đảm nhiệm những công việc đòi hỏi kĩ năng trung bình, và tỉ lệ người nhập cư đảm nhiệm những công việc đòi hỏi kĩ năng cao ngang bằng so với người lao động địa phương.

 

1.3 Tỉ lệ có việc làm và thất nghiệp

Tại những quốc gia tiếp nhận nhiều lao động nhập cư ở ASEAN, tỉ lệ có việc làm của lao động di cư khá cao. Tại Brunei, Malaysia và Singapore, tỉ lệ người di cư có việc làm cao hơn ít nhất 25% so với người lao động địa phương, trong khi mức chênh lệc này ở Campuchia cũng lên tới 18%. Xem bảng về tỉ lệ có việc làm của người di cư và người bản xứ tại ASEAN:

(Đơn vị: %)

Brunei Darussalam

40

77

36

Cambodia

55

73

18

Indonesia

45

36

—9

Malaysia

43

72

29

Philippines

40

35

-5

Singapore

59

85

26

Source: International Labour Migration Statistics Database in ASEAN ỢLMS), ILO. Note: The year is 2014 for Brunei Darussalam, 2015 for Indonesia and Malaysia, and 2014 for the Philippines and Singapore. Data are only available for these countries. Nguồn: World Bank (2017), “Migrating to Opportunity: Overcoming Barriers to Labor Mobility in Southeast Asia ”, trang 54

Điều này cũng đi liền với tỉ lệ thất nghiệp trong sổ những người di cư nội khối ASEAN là khá thấp, số liệu năm 2000 cho thấy tỉ lệ thất nghiệp của người dĩ cư nội khối ASEAN tại các nước Indonesia, Lào, Malaysia và Thái Lan là trong khoảng 2 – 3%, tương đương với tỉ lệ thất nghiệp của người dân địa phương. Mặc dù số liệu năm 2010 khá hạn chế, nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn khá thấp so với người lao động địa phương. Tại Malaysia và Campuchia, hai quốc gia ASEAN có dữ liệu để so sánh, tỉ lệ thất nghiệp tương ứng là 2% và 3%.

 

1.4 Lĩnh vực làm việc

Bảng phân bổ người nhập cư và bản xứ tại ASEAN theo ngành

(Đơn vị: % khác biệt về phân bổ)

TABLE 1.8 Sectoral distribution of migrants and locals in ASEAN (% difference in distribution)

Destination

Agriculture

Inductiy

Services “

Brunei Darussalam

0

16

-17

Cambodia

-26

6

21

Indonesia

5

-7

3

Lao PDR

-1

10

-9

Malaysia

21

10

-31

Singapore

-1

29

-29

Thailand

-19

29

-10

Source: International Labour Migration Statistics Database in ASEAN (ILMS), ILO. Note: The year is 2006 for Lao PDR, 2014 for Brunei Darussalam, 2013 far Cambodia, and 2015 for Indonesia, Malaysia, Singapore, and Thailand. Data are only available for these countries. ASEAN = Association of Southeast Asian Nations. Nguồn: World Bank (2017), “Migrating to Opportunity: Overcoming Barriers to Labor Mobility in Southeast Asia ”, trang 54

Những ngành mà người dĩ cư toàn cầu tới ASEAN đảm nhiệm có sự khác biệt lớn giữa các nước và không phụ thuộc vào việc quốc gia đó chủ yếu là gửi đi hay tiếp nhận người nhập cư. Người lao động nhập cư tại Malaysia, Singapore và Thái Lan chủ yếu làm việc trong những ngành công nghiệp, ít làm việc trong những ngành dịch vụ nếu so với người lao động địa phương. Tại Campuchia, trong khi tỉ lệ người nhập cư làm việc trong ngành dịch vụ cao hơn nhiều so với người lao động địa phương thì tỉ lệ làm việc trong ngành nông nghiệp của người nhập cư lại thấp hơn nhiều so với người lao động địa phương.

Tại Thái Lan và Malaysia, tuy cả hai quốc gia đều có ngành nông nghiệp phát triển nhanh, nhưng người nhập cư đóng vai trò khác nhau tại mỗi quốc gia. Các đồn điền canh tác để khai thác dầu cọ tại Malaysia phụ thuộc nhiều vào lao động nhập cư, vì vậy những người nhập cư trong lĩnh vực này phổ biến hơn người lao động địa phương. Còn tại Thái Lan, nhiều người địa phương đảm nhiệm công việc trong ngành nông nghiệp hơn lao động nhập cư, khi có tới gần 50% người bản xứ Thái Lan vẫn đang sinh sống tại nông thôn, so với tỉ lệ tương ứng ở Malaysia chỉ là 25%, theo so liệu năm 2015.

 

1.5 Đặc điểm về thu nhập

Tại các nước tiếp nhận, người di cư nhìn chung thu nhập thấp hơn so với người dân địa phương, trong khi tại những quốc gia xuất xứ, người di cư thường có thu nhập cao hơn lao động địa phương. So với lao động địa phương, người nhập cư thu nhập chỉ bằng khoảng 50% tại Brunei và khoảng 65% tại Malaysia (Hình 4.12). Ngược lại, tại Campuchia, người nhập cư có thu nhập hàng tháng trung bình bằng khoảng 133% so với người lao động địa phương.

 

2. Tác động của lao động di cư đến các nước ASEAN

Lao động di cư quốc tế trong khu vực được thúc đẩy bởi hai nhân tố chính: (i) sự chênh lệch giữa các quốc gia về khía cạnh phát triển kinh tế – xã hội; (ii) khác biệt về nhân khẩu học giữa dân số của các quốc gia ASEAN với lực lượng lao động frẻ và đang ngày càng tăng lên ở nhiều quốc gia xuất xứ và tình trạng dân số già hóa với mức sinh thấp ở nhiều quốc gia tiếp nhận đã tác động tới cung và cầu về lao động.

 

2.1 Tác động tới quốc gia tiếp nhận

– Tác động tới tăng trưởng kinh tế:

Nhiều nghiên cứu tại các nước ASEAN cho thấy, lao động nhập cư mang lại tác động tích cực trên nhiều khía cạnh về kinh tế – xã hội, cải thiện thu nhập và góp phần giúp thị trường lao động hoạt động hiệu quả hơn tại các quốc gia tiếp nhận.

Các nghiên cứu cho thấy, lao động nhập cư mang lại tác động tích cực đối với tăng trưởng GDP của các quốc gia tiếp nhận trong khu vực ASEAN và những tác động tích cực có thể liên quan tới sự gia tăng của nhân tố năng suất nói chung. Tại Malaysia, ước tính mỗi 10% tăng lên về người lao động nhập cư có kĩ năng thấp sẽ làm tăng GDP nước này lên 1,1 %. Tại Thái Lan, những phân tích cho thấy nếu không có người nhập cư tham gia vào lực lượng lao động, GDP quốc gia này có thể giảm 0,75%. Nghiên cứu cho thấy lao động nhập cư tại Singapore góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP của quốc gia này, ngoại trừ trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Mặc dù không thấy tác động nào của nhập cư với tăng trưởng kinh tế trong cùng thời gian này, nhưng các nghiên cứu cho thấy người nhập cư vào các quốc gia với thu nhập cao hoặc dòng nhập cư ròng cao, hoặc cả hai, như Brunei Darussalam, Malaysia và Singapore, đều có tác động tích cực trong dài hạn đối với tăng trưởng GDP trên đầu người.

Nhìn chung, người nhập cư, đặc biệt là những lao động nhập cư có kĩ năng thấp giúp duy trì lương thấp ở nước tiếp nhận, điều này lại giúp duy trì hoặc làm giảm giá cả và chi phí sản xuất trong nước, tăng khả năng xuất khẩu. Nhờ đó, tỉ lệ người không có kĩ năng có việc làm có thể tăng lên, góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, dẫn tới làm tăng vốn đầu tư và nhu cầu đối với lao động có kĩ năng (chủ yếu là lao động bản địa). Nhu cầu nội địa được thúc đẩy nhờ mức lương dành cho lao động có kĩ năng cao tăng lên, điều này lại giúp làm tăng thu ngân sách.

– Tác động tới sức cạnh tranh:

Hầu hết các nghiên cứu nhận thấy tác động tích cực của người nhập cư đối với năng lực sản xuất của nước tiếp nhận tại ASEAN, hong đó, một số nghiên cứu thấy tác động này có sự khác biệt tùy thuộc trình độ kĩ năng của lao động nhập cư.

Nghiên cứu của Noor, Mohd, Isa, Said, and Jalil cho thấy, người nhập cư có tác động tích cực tới năng suất lao động trong ngành sản xuất của Malaysia giai đoạn 1972 – 2005, khi mỗi 1% tăng lên của lao động nhập cư sẽ làm tăng 0,17% của giá trị gia tăng do mỗi lao động tạo ra. Tuy vậy, nghiên cứu của Ismail, Rahmah và Yuliyusman nhận thấy tác động tiêu cực của lao động nhập cư không có kĩ năng đối với tăng trưởng sản xuất của các ngành sản xuất, dịch vụ và xây dựng trong giai đoạn 1990 – 2000 của Malaysia, nhưng lao động có kĩ năng và bán kĩ năng lại có tác động tích cực.

Có một số nghiên cứu cho thấy, người di cư có tác động tích cực đối với sức cạnh tranh thông qua việc giúp doanh nghiệp tăng khả năng thu lợi nhuận ngay cả khi năng suất lao động giảm. Trong một nghiên cứu về ngành sản xuất tại Malaysia giai đoạn 2000 – 2006, với mỗi 1% tăng lên trong tỉ lệ lao động nhập cư đã dẫn tới năng suất lao động giảm trung bình 0,6%. Nhưng lao động nhập cư tăng thêm cũng có nghĩa là chi phí trên mỗi lao động sẽ giảm, dẫn tới cải thiện khả năng cạnh tranh và cho phép thu được lợi nhuận trong tương lai được tiếp tục đầu tư. Khả năng thu lợi nhuận tăng lên cho phép doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn, điều này có thể lại dẫn tới làm tăng năng suất trong tương lai.

– Tác động tới việc làm và mức lương:

Nghiên cứu gần đây tại Malaysia cho thấy người nhập cư có tác động tích cực tới việc làm. Người nhập cư tới một bang nhất định của Malaysia làm tăng tỉ lệ có việc làm của người lao động địa phương: mỗi 10 người nhập cư tới một bang dẫn tới làm tăng thêm 7,6 người Malaysia tại bang đó và có trên 5 người lao động bản xứ trong số họ có được việc làm.

Lao động nhập cư vào Malaysia có tác động khác nhau đối với mức lương của lao động bản xứ. Tác động này tích cực và ở mức thấp đối với những người lao động bản xứ có học vấn cao, nhưng lại có tác động tiêu cực ở mức vừa phải đối với người lao động địa phương có học vấn trình độ tiểu học hoặc thấp hơn.

về vấn đề việc làm của người lao động bản xứ, tại Malaysia, lao động nhập cư có tác động tích cực nhưng ở mức thấp đối với tỉ lệ có việc làm của người lao động bản xứ có học vấn thấp nhất, trong khi tỉ lệ có việc làm của những người có học vấn trình độ tiểu học và dưới trung học lại nhận được tác động tích cực lớn hom từ phía người lao động nhập cư. Tại Thái Lan, người lao động nước ngoài có kĩ năng thấp đã làm tăng năng suất lao động của người lao động bản xứ có học vấn. Nghiên cứu của Lathapipat (2014) cho thấy, những người lao động nhập cư tăng gấp đôi vào 5 tỉnh khiến mức lương của những lao động địa phương có học vấn dưới trình độ tiểu học giảm 0,03% và những người có học vấn trình độ trên trung học giảm 0,79%, trong khi những người lao động địa phương với học vấn trung học và cao đẳng được hưởng mức lương tăng tương ứng 0,56 và 0,57%.  

–   Tác động tới vẩn đề già hóa dân số:

Di cư thường được xem là một giải pháp khả thi để chống lại tác động tiêu cực của già hóa dân số, khiến lực lượng lao động bị thu hẹp. Có sự khác biệt lớn về nhân khẩu học giữa các quốc gia ASEAN. Điều này cho thấy các quốc gia có dân số trẻ horn như Indonesia, Lào, Myanmar có thể đẩy mạnh việc đưa lao động của họ tới các nước có dân số già hom như Singapore, đồng thời làm giảm bớt áp lực đối với thị trường lao động trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn lo ngại cho rằng quy mô người nhập cư có thể là không đủ để chống lại những tác động tiêu cực của già hóa dân số.

–    Tác động tới vấn đề tài chính công:

Nghiên cứu của OECD năm 2013 cho thấy, tác động này tích cực hom khi người nhập cư chủ yếu trong độ tuổi lao động, khi người nhập cư có tỉ lệ kiếm được việc làm cao hom và khi họ ở trong độ tuổi trẻ hom. Điều này là do người nhập cư ttẻ tuổi có xu hướng khỏe mạnh hom, sử dụng ít hom các dịch vụ công, trong khi người nhập cư có việc làm có xu hướng sử dụng ít hom các dịch vụ công và đóng góp nhiều hom vào các khoản thu thuế và an sinh xã hội. Mặc dù các bằng chứng về tác động tài chính của người nhập cư đối với ASEAN là khá hạn chế, nhưng vẫn có lý do để tin rằng người di cư ASEAN sử dụng các dịch vụ công ít hom so với những đóng góp của họ, do tỉ lệ người di cư có việc làm cao hom so với lao động bản xứ tại hầu hết các quốc gia trong khu vực, với ngoại lệ là Malaysia, noi người nhập cư trẻ hơn đáng kể so với dân số bản địa.

– Tác động tới vấn đề tội phạm:

Nghiên cứu của Ozden, Testaverde, and Wagner (2017) thấy rằng, mỗi 100.000 người nhập cư vào một bang của Malaysia sẽ làm giảm 1,5% tổng số tội phạm ghi nhận được. Phần lớn sự sụt giảm này là do các điều kiện kinh tế – xã hội được cải thiện, đặc biệt là gia tăng tỉ lệ người có việc làm và tỉ lệ người có học vấn thấp giảm.

 

2.2 Tác động tới các quốc gia xuất xứ

Nghiên cứu về tác động của nhập cư đối với quốc gia xuất xứ tại ASEAN là khá hạn chế, nhưng nghiên cứu gần đây tại các nước Đông Á cho thấy, các nước xuất xứ được hưởng lợi từ nhập cư trong ngắn hạn thông qua các khoản kiều hối, mặc dù tác động về dài hạn và những vấn đề liên quan đến chảy máu chất xám, trao đổi qua lại về những lao động có trình độ cao là chưa thực sự rõ ràng.

–    Tác động tới kinh tế vĩ mô:

Một số bằng chứng cho thấy, trong dài hạn, người nhập cư ròng từ các nước đang phát triển có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của những quốc gia này. Walmsley và Winters ước tính tỉ lệ người di cư ra nước ngoài của các nước đang phát triển là 1,6% có thể làm GDP toàn cầu tăng thêm 1,2%.

–    Tác động của kiều hổi:

Các nước ASEAN nhận được khoảng 62 tỉ USD kiều hối trong năm 2015, trong đó 20 tỉ USD được gửi từ các nước trong khu vực này và 9 tỉ USD là được gửi giữa các quốc gia này với nhau. Kiều hối đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia cũng như thu nhập của các hộ gia đình nhận được. Trong năm 2015, tổng kiều hối nhận được chiếm khoảng 10% GDP tại Philippines, 7% tại Việt Nam, 5% tại Myanmar và 3% tại Campuchia (Bảng 4.9). Hơn một nửa số kiều hối nhận được của Myanmar và Cambpuchia là có xuất xứ từ những quốc gia ASEAN khác. Trong khi đó, hai quốc gia là Philippines và Việt Nam nhận hơn 90% kiều hối từ các nước bên ngoài ASEAN.

Kiều hối mà các nước ASEAN nhận được nhiều hơn gần gấp 3 lần so với khoản kiều hối mà các nước này gửi tới các quốc gia khác, nhưng khoản kiều hối mà các nước này gửi tới các quốc gia khác cũng là nguồn tiền khá lớn (Bảng 4.10). Trung Quốc là quốc gia tiếp nhận chủ yếu kiều hối từ Indonesia, Myanmar, Philippines, Singapore và Việt Nam, những quốc gia gửi phần lớn kiều hối ra ngoài ASEAN.

Bảng kiều hối mà các nước ASEAN nhận được năm 2015

(Đơn vị: triệu USD theo giá hiện hành năm 2015)

TABLE 3.1 Remittances received in ASEAN countries, 2015 (Millions of 2015 us$)

 

 

 

 

Brunei Darussalam

 

Cambodia

330

213

542

61

3

Indonesia

2,721

6,910

9,631

28

1

Lao PDR

63

30

93

68

1

Malaysia

1,068

575

1,643

65

1

Myanmar

1,832

1,405

3,236

57

5

Philippines

1,852

26,631

28,483

7

10

Singapore

Thailand

927

4,291

5,218

18

1

Vietnam

348

12,652

13,000

3

7

Source: Bilateral Remittance Matrix, World Bank.

Note: — = not available; ASEAN = Association of Southeast Asian Nations.

Nguồn: World Bank (2017), “Migrating to Opportunity: Overcoming

Barriers to Labor Mobility in Southeast Asia ”, trang 95

Bảng Kiều hối mà các nước ASEAN gửi đi năm 2015

(Đơn vị: triệu USD theo giá hiện hành năm 2015)

TABLE 3.2 Remittances sent from ASEAN countries, 2015 (Millions of 2015 us$)

Sender

’ To ASEAN

1b non-ASEAN”

 

 

 

Brunei Darussalam

148

512

660

22

 

Cambodia

264

15

279

95

 

Indonesia

103

731

834

12

 

Lao PDR

45

17

62

73

 

Malaysia

4,631

1,324

5,955

78

 

Myanmar

0

408

408

0

 

Philippines

10

510

520

2

 

Singapore

1,643

4,578

6,220

26

 

Thailand

2,268

2,210

4,478

51

 

Vietnam

26

82

107

24

 

 

Source: Bilateral Remittance Matrix, World Bank. Note: ASEAN = Association of Southeast Asian Nations.

Nguồn: World Bank (2017), “Migrating to Opportunity: Overcoming Barriers to Labor Mobility in Southeast Asia ”, trang 95

– Tác động tới thu nhập và thị trường lao động:

Thu nhập của các hộ gia đình có lao động di cư ra nước ngoài được cải thiện khá rõ so với các gia đình không có người thân ra nước ngoài. Tại Philippines, nghiên cứu của Rodríguez cho thấy các hộ gia đình có người di cư ra nước ngoài có thu nhập cao hơn 6,5% so với thu nhập của các gia đình không có người di cư ra nước ngoài.

Ngoài ra, các gia đình có lao động ra nước ngoài làm việc có nhiều khả năng thoát nghèo và có thu nhập ổn định hơn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do kiều hối được người lao động di cư gửi về cho gia đình giúp làm giảm gánh nặng tài chính của các thành viên, khuyến khích họ kinh doanh và tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập và đầu tư vào tích lũy vốn con người và chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, kiều hối quốc tế có thể giống như khoản bảo hiểm thu nhập trước những cú sốc. Ducanes ước tính các hộ gia đình Philippines có người thân ra nước ngoài làm việc đã có khả năng thoát nghèo cao gấp 2 đến 3 lần so với những gia đình không có người thân ở nước ngoài làm việc. Nghiên cứu của Adams và Cuecuecha thấy rằng, trong các gia đình Indonesia nhận kiều hối năm 2007, nhưng không nhận kiều hối vào năm 2000, tỉ lệ người nghèo thấp hơn khoảng 28%.

– Tác động tới vẩn đề chảy máu chất xám:

Tỉ lệ di cư của những lao động có kĩ năng cao tại nhiều quốc gia ASEAN là khá cao. Tỉ lệ di cư của những cá nhân có học vấn đại học của các nước ASEAN tới OECD là khá cao vào năm 2010 (Hình 4.16). Năm 2010, 15% cá nhân di cư từ Campuchia và Lào có học vấn đại học, 11% là từ Việt Nam. Tỉ lệ này cũng tương đương ở các quốc gia ASEAN khác như Malaysia, Philippines, Singapore, Indonesia và Thái Lan.

Tác động của người lao động di cư có kĩ năng cao đối với các quốc gia có sự khác biệt. Tại Indonesia và Thái Lan, nơi có tỉ lệ người lao động có kĩ năng cao di cư ra nước ngoài khá thấp, lao động có kĩ năng dĩ cư ra nước ngoài đã khuyến khích lao động nâng cao kĩ năng và làm tăng tỉ lệ người lao động có kĩ năng cao tại quốc gia này (Hình 4.17). Tuy nhiên, tỉ lệ lao động có kĩ năng cao tại Campuchia, Lào và Việt Nam ra nước ngoài khá cao lại có tác động dẫn tới làm giảm tỉ lệ người lao động có kĩ năng cao trong nước, gây ra thiếu hụt về nguồn lao động có kĩ năng tại những nước này.

Luật LVN Group (tổng hợp)