Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan (hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả…).

* Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bằng cách làm thay đổi trạng thái ban đầu của đối tượng tác động. Đây chỉ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm vật chất.

* Các dạng biểu hiện được coi là hậu quả của tội phạm:

+ Thiệt hại về thể chất: Là thiệt hại về tính mạng, về sức khoẻ của con người. Ví dụ: Tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

+ Thiệt hại về tinh thần: Là thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm của con người; thiệt hại cho quyền công dân được Hiến pháp thừa nhận. Đây là thiệt hại khó xác định về mức độ. Do đó thiệt hại về tinh thần không được quy định trong cấu thành tội phạm.

+ Thiệt hại về vật chất: Là thiệt hại về tài sản như tài sản bị phá hoại, phá hủy, hủy hoại, bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép.

+ Sự biến dạng xử sự của con người: Hậu quả của tội phạm có thể là sự tự biến dạng xử sự của chính chủ thể nhưng có thể làm biến dạng xử sự của người khác. Ví dụ: Xúi giục người khác tự sát, bức tử, dụ dỗ người chưa thành niên phạm tội.

– Việc nghiên cứu dấu hiệu hậu quả của tội phạm có ý nghĩa thực tiễn sau:

+ Đối với tội có cấu thành vật chất, việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa đối với việc định tội.

+ Đối với trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng có dấu hiệu phản ánh hậu quả (hoặc mức độ hậu quả), việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa đối với việc định khung hình phạt.

+ Đối với trường hợp khác, việc xác định mức độ hậu quả cũng luôn cần thiết vì đó là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và do vậy là căn cứ để quyết định hình phạt.

Luật LVN Group phân tích chi tiết như sau:

1. Mặt khách quan của tội phạm là gì?

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm. Bất kỳ tội phạm nào cũng được thể hiện ra bên ngoài, phản ánh trong thế giới khách quan. Mặt khách quan của tội phạm có những dấu hiệu: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm.

Hành vi khách quan và một số dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm như hậu quả, phương pháp, thủ đoạn phạm tội được phản án là dấu hiệu bắt buộc. Việc nghiên cứu, xác định chúng có ý nghĩa về mặt định tội. Ví dụ: Trong tội cướp tài sản, mặt khách quan của tội phạm phải biểu hiện hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tán công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” nhằm chiến đoạt tài sản thì mới thỏa mãn tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Dĩ nhiên, không phải mọi trường hợp phạm tội, các biểu hiện này đều hiện diện trên thực tế.

Các biểu hiện bên ngoài của tội phạm tạo thành mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả; các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm… phạm tội)

Thứ nhất: Hành vi khách quan của tội phạm. Hành vi khách quan của tội phạm là tất cả những xử sự của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định (hành động hoặc không hành động) gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Hành vi giết người theo quy định tại Điều 123 bộ luật hình sự có thể là hành vi hành động hoặc không hành động. Hành vi hành động để giết người như người phạm tội thực hiện đánh, bóp cổ, treo cổ,.. với người bị hại.

Thứ hai: Hành vi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của người phạm tội phải là hành vi gây ra hậu quả và hậu quả đó gây nguy hiểm cho xã hội. Nếu hành vi không gây ra hậu quả tức hành vi chỉ trong suy nghĩ thì không thể được coi là mặt khách quan của tội phạm được. Hành vi giết người theo điều 123 đã xâm phạm tính mạng con người và gây ra cái chết cho nạn nhân. Hậu quả xâm hại quan hệ xã hội là tính mạng con người được pháp luật bảo vệ.

Thứ ba: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hành vi khách quan và trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả. Ví như tội giết người thì hành vi đâm, chém, bóp cổ,… gây ra chết người, tức là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Thực tiễn xét xử không phải bao giờ cũng dễ dàng xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người.

Thứ tư: Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm… phạm tội. Các yếu tố này có thể tùy thuộc từng tội phạm khác nhau mà biểu hiện khác nhau.

 

2. Hậu quả của tội phạm là gì?

Hậu quả của tội phạm được hiểu là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội, là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Theo khoản 1 điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi năm 2017 quy định như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải được xử lý hình sự”.

Những khách thể trong các quan hệ xã hội được luật hình sự quy định thuộc các dạng: Thiệt hại về vật chất; thiệt hại về thể chất và tinh thần.

Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường do các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Sự biến đổi có thể là sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên của con người thường được gọi là thiệt hại về thể chất.

– Các thiệt hại này bao gồm thiệt hại về tính mạng (hậu quả chết người như tội giết người), thiệt hại sức khỏe (hậu quả thương tích hoặc các tổn hại sức khỏe) như ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

Ngoài thiệt hại về thể chất, hành vi phạm tội còn có thể gây ra những thiệt hại tinh thần

– Đó là những thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự, sự tự do của con người. Sự biến đổi tình trạng bình thường của các đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội được gọi là thiệt hại vật chất. Các thiệt hại này có thể dưới dạng tài sản bị phá hoại, bị hủy hoại, hoặc dưới dạng tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép,..

Bất cứ một tội phạm nào cũng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm nhất định cho xã hội, tức có thể gây ra sự biến đổi tình trạng bình thường của những đối tượng chịu tác động. Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, việc xác định, đánh giá hậu quả tội phạm được thực hiện thông qua việc xác định, đánh giá đặc điểm của đối tượng tác động hoặc sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động. 

 

3. Dấu hiệu hậu quả trong mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do đó khi thực hiện, tội phạm luôn gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại trên thực tế. Để đánh giá đầy đủ tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, yếu tố hậu quả đóng vai trò rất quan trọng.

Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Để xác định mức độ hậu quả của tội phạm, chúng ta phải xác định mức độ làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Đối tượng tác động của tội phạm ở thời điểm trước và sau khi tội phạm xảy ra luôn có sự thay đổi về trạng thái tự nhiên hoặc trạng thái pháp lý.

Hậu quả của tội phạm được biểu hiện ở các dạng như: Thiệt hại vật chất, thiệt hại về thể chất, thiệt hại tinh thần, thiệt hại về phi vật chất.

Việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Đối với cấu thành tội phạm vật chất, việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa trong việc định tội, còn đối với cấu thành tội phạm tăng nặng phản ánh dấu hiệu hậu quả của tội phạm, việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt. Ngoài ra, dấu hiệu hậu quả được phản ánh trong một số tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt của Tòa án.

Phân loại hậu quả trong vụ án hình sự:

Theo pháp luật hình sự Việt Nam thì hậu quả trong vụ án hình sự được phân làm 02 loại gồm:

– Hậu quả vật chất: Là những thiệt hại mà con người trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện kỹ thuật để xác định được một cách chính xác mức độ của nó. Thiệt hại này có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về thể chất.

Thiệt hại vật chất thường được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các đối tượng vật chất là khách thể của pháp luật hình sự. Ví dụ: tài sản là phương tiện giao thông bị hủy hoại, chiếm giữ, sử dụng trái phép.

– Hậu quả phi vật chất: Là thiệt hại không thể đo đếm, tính toán được chính xác bằng phương tiện kỹ thuật. Việc xác định thiệt hại chỉ được đánh giá thông qua hoạt động tư duy của con người và chỉ mang tính tương đối. Thiệt hại loại này có thể kể đến như: Danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền tự do, đạo đức…

 

4. Các dạng tồn tại nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả của tội phạm

Dạng quan hệ ngân quả đơn trực tiếp: là quan hệ nhân quả mà chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả tội phạm.

– Bản thân sự vận động nội tại của hành vi trái pháp luật này độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả. Ví dụ, hành vi bóp cò súng bắn chết người, lén lút vào nhà người khác trộm tài sản…

– Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp: là quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân hậu quả của tội phạm. Ví dụ: một người thợ săn bắn nhầm một người (người này núi trong bụi cây, thợ săn ngỡ là thú) thủng dạ dày, đầu đạn đã được lấy ra coi như an toàn, thoát chết. Không may, người nhà không biết bên cho ăn cơm, dạ dày bị nhiễm trùng mà chết. Hậu quả chết người do hai nguyên nhân là bắn nhầm và cho ăn cơm (người thợ săn phạm tội “vô ý gây thương tích”, người nhà không có tội)

 

5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu hậu quả của tội phạm

– Đối với tội phạm cấu thành vật chất, việc xác định hậu quả có ý nghĩa đối với việc định tội

– Đối với trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng có dấu hiệu phản ánh hậu quả (mức độ hậu quả), việc xác định hậu quả thiệt hại có ý nghĩa đối với việc định khung hình phạt.

– Đối với trường hợp khác, việc xác định mức độ hậu quả cũng luôn cần thiết vì đó là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và do vậy là căn cứ quyết định hình phạt.

Mọi vướng mắc chưa rõ về vấn đề này hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số 1900.0191 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua Email để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group. Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!