Địa vị pháp lí hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước do pháp luật quy định. Tuy nhiên, mỗi cơ quan hành chính nhà nưác có địa vị pháp lí hành chính riêng được quy định cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thực thi hoạt động quản lí nhà nước.
1. Chính phủ
Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về Chính phủ, vì vây có các tên gọi khác nhau như: Nội các, hội đồng hành pháp, hội đồng bộ trưởng… Ở Việt Nam, theo Hiến pháp năm 1946, Chính phủ gồm Chủ tịch nước và Nội các; theo Hiến pháp năm 1980, Chính phủ là Hội đồng bộ trưởng; theo Hiến pháp năm 2013 được gọi đơn giản là Chính phủ. Dù có tên gọi khác nhau nhưng Chính phủ đều được xác định là cơ quan nhà nước có chức năng hành pháp. Cùng với thay đổi về tên gọi, Chính phủ có nhiều thay đổi theo hướng đổi mói về cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lí mọi mặt của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước, thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại. Chức năng của Chính phủ.là: “… Chính phủ nhằm đảm bảo cho các hoạt động quản lí hành chính nhà nước được tiến hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật, ngăn chặn những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, tiêu cực trong quản lí hành chính nhà nước. Việc kiểm tra, thanh tra trong quản lí hành chính nhà nước được Chính phủ tiến hành thường xuyên, đồng bộ và có các chế tài cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động quản lí hành chính nhà nước đúng pháp lụật và hiệu quả.
Tóm lại, quyền hạn cơ bản của Chính phủ nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật tổ chức chính phủ năm 2015 gồm: Quyền kiến nghị lập pháp, thực hiện các dự thảo văn bản pháp luật, thực hiện kế hoạch ngân sách, các chính sách lớn về đối nội, đối ngoại; quyền lập quy; quyền quản lí toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội… phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ; quyền tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh theo các hình thức thích hợp, lãnh đạo các đơn vị kinh doanh theo kế hoạch, đúng cơ chế, đúng pháp luật.
Khi thực hiện thẩm quyền của mình, Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số những vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 6 đến Điều 26 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015. Những công việc khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ điều hành bằng các quyết định. Để đảm bảo cho việc chỉ đạo, điêu hành có hiệu quả, Điều 98 Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính phủ cũng quy định một số quyền hạn cho Thủ tướng Chính phủ như sau:
– Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí;
– Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
– Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng văn bản pháp luật và các họp hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định giao quyền chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ nội vụ trong trường hợp khuyết chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh;
– Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
– Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Yêu cầu chủ tịch uỷ ban nhân dân cặp tỉnh đình chỉ công tác, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiêm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm phạm pháp luật;
– Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ các văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái Hiến pháp, luật và văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
– Đình chỉ thi hành nghị quyết bất hợp pháp của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
– Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc kí, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, uỷ ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành;
– Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chính phủ.
Những quy định về thẩm quyền của Chính phủ và cá nhân
– Hưóng dẫn kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bô, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách;
– Đình chỉ thi hành các văn bản có nội dung trái pháp luật đối với văn bản thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lí do các bộ, các địa phương ban hành;
– Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành Nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Chỉ đạo, phối hợp với uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ, công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lí;
– Có trách nhiệm phối hợp để chuẩn bị các đề án chung trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
– Phối hợp ban hành thông tư liên tịch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các vấn đề thuộc chức năng quản lí nhà nước.
2. Ủy ban nhân dân các cấp
Theo Hiến pháp năm 2013, nước ta có ba cấp hành chính như sau:
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Huyện, thành phố thuộc tỉnh, quân và thị xã;
– Xã, phường, thị trấn.
Tương ứng vái từng đơn vị hành chính-lãnh thổ, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã; uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấh. Các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các ban thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã không phải là cơ quan hành chính nhà nước mà chỉ là các cơ quan thực hiện hoạt động chấp hành-điều hành giúp uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí nhà nước.
– Điều 114 Hiến pháp năm 2013 quy định: Uỷ ban nhân dân ở có 63 uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương thực hiên chức năng quản lí hành chính nhà nước theo lãnh thổ địa giới hành chính tỉnh đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực thuộc địa phương mình, bảo đảm việc thi hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của hội đồng nhân dân tỉnh, giám sát việc thi hành pháp luật của các đơn vị cơ sở của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương đóng tại địa phương trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lí lãnh thổ.
Là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung nên thẩm quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh được xác lập trên cơ sở quyền hạn của tập thể uỷ ban nhân dân tỉnh và quyền hạn của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh. Thẩm quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh được quy định tại Điều 21, Điều 22 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Đối với uỷ ban nhân dân tỉnh thuộc chính quyền địa phương đô thị có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 42, 43 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các quyền và nghĩa vụ sau:
– Ban hành quyết định, để chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương và nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh;
– Tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật;
– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật;
– Xử lí các hành vi vi phạm pháp luật;
– Sắp xếp, quản lí về tổ chức đối với các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh;
– Báo cáo công tác trước Chính phủ;
– Tuân thủ triệt để các văn bản pháp luật của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ;
– Chịu sự kiểm tra, giám sát của Chính phủ.
So với uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân huyện thì uỷ ban nhân dân xã có nhiều nét riêng biệt, ưỷ ban nhân dân xã là cấp hành chính gần dân nhất vì vậy uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm rất lớn trong việc chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.
Ưỷ ban nhân dân xã cũng có chức năng quản lí hành chính nhà nước chung trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã; bảo đảm thi hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.
Thẩm quyền của uỷ ban nhân dân xã chính là những nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân xã được quy định tại Điều 35 và Điều 61 Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, uỷ ban nhân dân xã có địa vị pháp lí hành chính cơ bản sau:
– Ban hành quyết định, có tính bắt buộc phải thực hiện đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn xã;
– Tổ chức thực hiện các quyết định, chỉ thị do cấp trên và cấp mình ban hành;
– Xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định;
– Tổ chức, chỉ đạo quản lí nhà nước chung trên địa bàn;
– Chịu sự kiểm tra, giám sát trục tiếp của uỷ ban nhân dân huyện;
– Chấp hành triệt để các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.
Tóm lại, uỷ ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, gần dân và sát sao đời sống của quần chúng nhân dân.
Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước cố thẩm quyền chung, do vậy khi phân tích địa vị pháp lí của uỷ ban nhân dân chúng ta cần chú ý phân biệt quyền hạn của tập thể uỷ ban nhân dân và quyền hạn của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp
tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia. Đây là nội dung hết sức quan trọng mà trong nghị quyết của Đảng, từ đại hội Đảng VI đến Đại hội Đảng X đều đưa ra và được xem là kim chỉ nam cho các cơ quan nhà nước trong tiến trình đổi mới. Nội dung này cũng được xem là một trong năm chủ trương lớn của Đảng trong quá trình lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nôi dung của cải cách hành chính bao gồm:
1) Cải cách thể chế hành chính;
2) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
3) Xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức;
4) Cải cách tài chính công.
Cải cách bộ máy hành chính là khâu quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia. Trong thời gian qua chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể như bước đầu đã có sự phân biệt giữa quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh; cải cách một bước thể chế hành chính và thủ tục hành chính; đổi mới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các cợ quan hành chính nhà nước khác; cơ cấu bộ máy hành chính bước đầu tinh giảm trên cơ sở sáp nhập một số cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương…
Tuy nhiên, bên cạnh nhũng thành tựu đạt được thì bộ máy hành chính nhà nước ta vẫn còn một số nhũng nhược điểm, cụ thể là:
– Cơ cấu bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, không thông suốt, làm tăng biên chế và chi phí hành chính;
– Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế về trình độ cũng như phẩm chất đạo đức. Số vụ án hình sự liên quan đến sự suy thoái về đạo đức của cán bộ, công chức trong những năm qua có chiều hướng gia tăng, lình trạng tham, nhũng vẫn còn tồn tại và có nhiều diễn biến phức tạp. Cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước còn mắc bệnh quan liêu, xa dân, xa cấp dưới và cấp cơ sở. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lí nhà nưởc;
– Sự phân cấp trong quản lí nhà nước vẫn còn bộc lộ rất nhập quốc tế; góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhà nước phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Thể chế hoá kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách bộ máy hành chính nhà nước thành các quy phạm pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể;
– Luôn xuất phát từ lợi ích của dân, đáp ứng quyền lợi, nguyện vọng của dân. Đảm bảo nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”;
– Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;
– Phân biệt rõ hơn chức năng quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí sản xuất kỉnh doanh;
– Đảm bảo quản lí hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực với quản lí theo lãnh thổ;
– Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cùa từng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, của trung ương và địa phương.
Phương hướng cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong những năm tới:
– Xác định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; từ đó xây dựng mô hình Chính phủ văn minh, Chính phủ điện tử;
– Quy định một cách khách quan, khoa học, hợp lí, chặt chẽ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ. Giảm đến mức thấp nhất số lượng các cơ quan thuộc Chính phủ, thành lập các bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực nhằm thu gọn đầu mối cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn;
– Có sự phân cấp hợp lí mang tầm vĩ mô do trung ương quyết các cơ quan cấp địa phương.
Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)