1. Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)

GATS là tên viết tắt của Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO. Tuy nhiên, GATS chỉ bao gồm các nguyên tắc chung về thương mại dịch vụ. Nghĩa vụ cụ thể của mỗi nước thành viên trong việc mở cửa thị trường dịch vụ của nước mình (cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ từ các nước thành viên WTO khác) được nêu trong Biểu cam kết dịch vụ riêng của nước đó (Biểu này là kết quả của đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó khi gia nhập WTO).

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (tiếng Anh: General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS) là một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó.

Tất cả các thành viên của WTO đều tham gia GATS. Các nguyên tắc cơ bản của WTO về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cũng đều áp dụng với GATS.

Trong suốt một thời gian dài, người ta cho rằng không cần thiết phải có một hiệp định về thương mại dịch vụ vì theo truyền thống, hầu hết các hoạt động dịch vụ đều là những hoạt động diễn ra trong phạm vi của một quốc gia và khó có thể tiến hành giao dịch qua biên giới. Chẳng hạn như khi chúng ta đi cắt tóc hoặc đi khám bệnh, thường thì cả người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ đều là người trong cùng một nước. Hơn nữa, một số lĩnh vực như vận tải đường sắt hay viễn thông thường được xem như những lĩnh vực mà nhà nước nắm toàn quyền sở hữu và kiểm soát do tầm quan trọng về cơ sở hạ tầng của chúng cũng như bản chất độc quyền tự nhiên của chúng. Những lĩnh vực quan trọng khác như y tế, giáo dục, và dịch vụ bảo hiểm cơ bản được nhiều quốc gia coi là bổn phận của nhà nước do tầm quan trọng của chúng đối với xã hội và liên kết các vùng miền. Vì thế, những lĩnh vực dịch vụ này được kiểm soát rất chặt chẽ và việc cung cấp chúng không nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính quốc tế và vận tải biển, từ hàng thế kỷ nay đã có sự trao đổi xuyên biên giới. Chúng là những lĩnh vực hỗ trợ đắc lực cho thương mại hàng hóa phát triển. Những lĩnh vực khác cũng đang trải qua những thay đổi cơ bản mang tính kỹ thuật cũng như những thay đổi về luật lệ điều chỉnh, dẫn đến việc tham gia ngày càng nhiều hơn của khu vực tư nhân và sự giảm dần các hàng rào cản trở cho những ai muốn tham gia. Sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin liên lạc và Internet cũng khiến cho ngày càng có nhiều loại dịch vụ có thể thực hiện được khi người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ có quốc tịch khác nhau. Những dịch vụ như ngân hàng điện tử, khám bệnh từ xa, hay du học, phát triển được chính là nhờ điều đó. Nhiều chính phủ cũng đã cho phép cạnh tranh trong những lĩnh vực dịch vụ trước đây họ giữ độc quyền, chẳng hạn như viễn thông.

2. Phạm vi và định nghĩa liên quan đến GATS

Hiệp định này áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ của các Thành viên.

Theo Hiệp định này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:

– từ lãnh thổ của một Thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một Thành viên nào khác;

– trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác;

– bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;

– bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;

Theo Hiệp định này:

– “biện pháp của các Thành viên” là các biện pháp được áp dụng bởi:

– chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương; và

– các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn được chính quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương ủy quyền.

Khi thực hiện các nghĩa vụ và cam kết theo Hiệp định này, mỗi Thành viên phải thực hiện những biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo việc tuân thủ của chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền khu vực, địa phương và các cơ quan phi chính phủ trên lãnh thổ của mình;

– “dịch vụ ” bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả cáclĩnh vực, trừ các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ;

– ” Các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ” là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, và cũng không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

3. Phân tích Điều V của (GATS)

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) đã đưa ra một khuôn khổ tự do hoá thương mại trong các ngành dịch vụ, được định nghĩa như thực hiện thông qua 4 cách thức giao hàng: qua biên giới, tiêu thụ tại nước ngoài, hiện diện thưcmg mại và hiện diện tạm thời của tự nhiên nhân. Mặt khác, giống như GATT, nguyên tắc tối huệ quốc vô điều kiện (Điều II của GATS) đòi hỏi mỗi chính phủ phải chấp nhận đối xử với các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên khác trong WTO không kém thuận lợi hơn việc đối xử mà họ giành cho các dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ quốc gia nào khác. Một vài ngoại lệ đối với nguyên tắc tối huệ quốc được thực hiện tại quốc gia có những bảo lưu đặc biệt, liên quan đến các biện pháp đặc biệt, cho phép đối xử ưu đãi hoặc phân biệt đói xử đối với những nước nhất định trong một thời hạn cụ thể.

Phù hợp với cả Điều XXIV Phần IV, cùng Điều khoản Cho phép . của GATT và Điều V của GATS cho phép các thành viên tham gia các hiệp định hội nhập khu vực về thương mại dịch vụ – hoặc có quyền đòi hỏi được các hiệp định hiện hành bao trùm.

Cũng cần lưu ý rằng có sự mềm dẻo nhất định đối với các nước đang phát triển, đặc biệt như “không có việc gạt bỏ về nội dung mọi phân biệt đối xử chủ yếu”. Các nước đang phát triển còn được miễn trừ cấc yêu cầu mở rộng cách đói xử của khu vực thương mại tự do đối với các nhà cung cấp dịch vụ được thành lập và để thực hiện kinh doanh thục sự tại lãnh thổ một nước thành viên thuộc một hiệp định hội nhập kinh tế, doanh nghiệp có thể do những tự nhiên nhân thuộc quốc tịch khác với quốc tịch của các thành viên hiệp định đó sở hữu hay kiểm soát.

Tương tự với khoản 6 Điều XXIV của GATT, khoản 5 Điều V của GATS bao gồm các quy định sửa đổi lịch trình trong trường hợp thiết lập một hiệp định hội nhập kinh tế dẫn đến việc sửa đổi cam kết đã ghi trong lịch trình. Trong trường họp, khi việc đàm phán bồi thường không thành công, các bên có thể viện đến trọng tài như phương tiện cuối cùng để trả đũa.

4. Các phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (tiếng Anh: General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS) là một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó.

Phương thức chính là cách thức cung cấp các dịch vụ. Phương thức cung ứng dịch vụ được xác định trên cơ sở nguồn gốc của nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, và vị trí địa lý của nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng khi dịch vụ được cung ứng.

GATS chia ra bốn phương thức cung cấp dịch vụ mang tính thương mại quốc tế, cụ thể ta nêu qua 4 phương thức ở dưới đây:

Phương thức 1, Cung cấp qua biên giới: việc cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác. Ví dụ: Gọi điện thoại quốc tế, khám bệnh từ xa trong đó bệnh nhân và bác sĩ khám ngồi ở hai nước khác nhau.

Đây là cách thức phổ biến trên thế giới, theo đó cung ứng dịch vụ qua biên giới là việc từ lãnh thổ của một thành viên này sẽ cung cấp dịch vụ đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác.

Ví dụ như trong dịch COVID nhiều những sinh viên du học tại nước ngoài sẽ phải về nước, để đảm bảo tiến trình học tập thì sẽ phải học trực tuyến qua mạng học viên có thể ngồi tại nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển đến tận nơi người học để giảng dạy…

Phương thức hai, Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: người sử dụng dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: Sửa chữa tàu biển, Lữ hành, Du học, chữa bệnh ở nước ngoài.

Phương thức ba, Hiện diện thương mại: người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài.

Phương thức bốn, Hiện diện thể nhân: người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: Một giáo sư được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng bài.

5. Kết thúc vấn đề

Để hoàn thiện bức tranh này cũng nên đề cập rằng Hiệp định về Các Khía cạnh Liên quan đến Thưong mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) không bao gồm bất kỳ điều khoản đặc biệt nào đoi với các hiệp định khu vực.

Tuy vậy, theo Điều 4 của TRIPS, các hiệp định ưu đãi hiện hành đã ký kết trước khi TRIPS có hiệu lực, gọi là “grandfathered”(các ệp định tiền bối), để sử dụng hệ thống thuật ngữ truyền thống của GATT. Một nhu cầu có thể thục’ hiện là làm rõ mối quan hệ giữa Điều XXIV của GATT và hiệp định TRIPS đã được chấp nhận, nhưng khó trở thành một chủ đề thảo luận, ít ra trong một tương lai gần.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.