1. Gia công ở bên ngoài
Nếu một nhà sản xuất gửi các bán thành phẩm ra nước ngoài để tiếp tục gia công, thì khi nhập khẩu lại thành phẩm người đó thường chỉ nộp thuế nhập khẩu chỉ dựa trên giá trị gia tăng có được nhờ gia công ở nước ngoài.
Thủ tục này nhìn chung được xem như là gia công ở bên ngoài. Nhiều công ty trong khối EU đã sử dụng thủ tục này để sản xuất, ví dụ như, quần áo ở Trung và Đông Âu. Song do Phương pháp tính lũy tích xuất xứ toàn châu Âu được áp dụng, nhu cầu tiến hành gia công ở bên ngoài tại các nước ở Đông và Trung Âu đã giảm đi.
2. Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó người đặt gia công cung cấp nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất sau đó giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay là phương thức giao dịch khá phổ biến trong buôn bán quốc tế của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong nước và có thể nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, giúp họ phần nào trong công cuộc xây dựng nền công nghiệp. Đặc điểm của gia công quốc tế bao gồm:
- Quyền sở hữu hàng hoá không thay đổi từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công (quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt – có nghĩa là có các quyền bán, cho, đổi).
- Hoạt động gia công được hưởng những ưu đãi về thuế, thủ tục xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam hoạt động này được quản lý theo quy chế riêng.
- Tiền công tương đương với lượng lao động hao phí làm ra sản phẩm. Có người cho rằng hợp đồng gia công là một dạng của hợp đồng lao động. Trên thực tế khi ký các hợp đồng gia công quốc tế phía Việt Nam thường muốn tách riêng tiền công.
Xét về mặt quyền sở hữu nguyên liệu
Gia công quốc tế có thể tiến hành theo những hình thức sau đây:
– Giao nguyên liệu thu sản phẩm và trả tiền gia công
– Mua đứt bán đoạn:
- Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại sản phẩm.
- Hình thức này có lợi cho bên đặt gia công vì khi giao nguyên liệu gia công bên đặt gia công dễ gặp phải rủi ro mất mát (chẳng hạn: mất trộm thành phẩm, hoả hoạn, bão lụt .v.v.), điểm lợi chính của phương thức này là bên đặt gia công không bị đọng vốn.
- Về vấn đề thanh toán tiền nguyên liệu, mặc dù bên nhận gia công phải thanh toán nhưng nguyên liệu chưa hẳn thuộc quyền sở hữu của hoàn toàn của họ vì khi tính tiền sản phẩm người ta thường tính lãi suất cho số tiền đã thanh toán cho bên đặt gia công khi mua nguyên liệu của họ. Do vậy về thực chất thì tiền thanh toán cho nguyên liệu chỉ là tiền ứng trước của bên nhận gia công và có thể coi là tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Bên nhận gia công không có quyền bán sản phẩm cho người khác.
- Thực tế cũng có trường hợp bên nhận gia công mua đứt nguyên liệu của bên đặt gia công và có quyền bán sản phẩm cho người khác. Trong trường hợp này thì quyền sở hữu nguyên liệu thay đổi từ người đặt sang người nhận gia công.
Ngoài ra người ta còn áp dụng một hình thức kết hợp trong đó bên đặt gia công chỉ giao nguyên liệu chính còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ.
Xét về chi phí gia công
Người ta chia việc gia công thành hai hình thức:
- Hợp đồng thực chi, thực thanh: Chi bao nhiêu cho việc gia công thì thanh toán bấy nhiêu cộng thêm tiền thù lao gia công.
- Hợp đồng khoán gọn: Khoán luôn bao nhiêu tiền, xác định giá định mức (target price) cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa thì hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó.
Ngoài ra người ta còn áp dụng phương pháp: tính giá theo công suất dự kiến.
Xét về số bên tham gia
Người ta có hai loại gia công:
- Gia công hai bên: Trong đó chỉ có một bên đặt gia công và một bên nhận gia công
- Gia công nhiều bên (còn gọi là gia công chuyển tiếp): Trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công cuả đơn vị sau, và bên đặt gia công có thể chỉ có một và cũng có thể nhiều hơn một.
3. Nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Trên phạm vi phương diện hẹp quy định tại Điều 2 Thông tư số 04/TM-ĐT ngày 30/7/1993 của Bộ Thương mại định nghĩa như sau: “Kinh doanh nhập khẩu thiết bị là toàn bộ quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và dịch vụ có liên quan đến thiết bị trong quan hệ bạn hàng với nước ngoài ”.
Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế, các Công ty nước ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa hoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau.
Về mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và giải quyết sự khan hiếm hàng hoá, vật tư trên thị trường nội địa.
Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo vật tư, thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế, kết hợp hài hoà và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Dưới đây là một số khái niệm về nhập khẩu như sau:
– Việc nhập khẩu hàng hóa xuất khẩu xảy ra khi có sự thay đổi quyền sở hữu từ người ngoại quốc cho người trong nước; Điều này không nhất thiết nghĩ rằng hàng hóa được đưa qua biên giớii. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, các tài khoản quốc gia cho phép thay đổi quyền sở hữu mặc dù về mặt pháp lý không thay đổi quyền sở hữu (ví dụ như thuê tài chính qua biên giới, giao nhận qua biên giới giữa các chi nhánh của cùng một doanh nghiệp, hàng hóa qua biên giới để gia công đáng kể cho đơn đặt hàng hoặc sửa chữa). Hàng nhập lậu phải được bao gồm trong đo lường nhập khẩu.
– Nhập khẩu dịch vụ bao gồm tất cả các dịch vụ do người nước ngoài cung cấp cho người nội địa. Trong tài khoản quốc gia, bất kỳ việc mua bán trực tiếp nào của người cư trú ngoài lãnh thổ kinh tế của một quốc gia được ghi nhận là hàng nhập khẩu dịch vụ; Do đó tất cả chi tiêu của khách du lịch trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia khác được coi là một phần của việc nhập khẩu dịch vụ. Cũng phải bao gồm các luồng dịch vụ bất hợp pháp quốc tế.
Theo thống kê thương mại cơ bản thường khác nhau về định nghĩa và phạm vi bảo hiểm từ các yêu cầu trong các tài khoản quốc gia:
– Dữ liệu về thương mại quốc tế về hàng hoá hầu hết thu được thông qua các tờ khai cho các dịch vụ tùy chỉnh. Nếu một nước áp dụng hệ thống thương mại nói chung, tất cả hàng hoá nhập vào nước đều được ghi nhận là hàng nhập khẩu. Nếu hệ thống thương mại đặc biệt (ví dụ như số liệu thống kê thương mại ngoài EU) được áp dụng, hàng hoá nhận được vào kho hải quan không được ghi trong số liệu thống kê thương mại nước ngoài trừ khi sau đó chúng được tự do lưu thông tại nước nhập khẩu.
– Một trường hợp đặc biệt là thống kê thương mại nội khối EU. Do hàng hoá di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên của EU mà không có kiểm soát hải quan nên phải thông qua thống kê về thương mại hàng hoá giữa các quốc gia thành viên. Để giảm gánh nặng về mặt thống kê đối với người trả lời các thương nhân nhỏ bị loại khỏi nghĩa vụ báo cáo.
– Ghi chép thống kê về thương mại dịch vụ dựa trên các tờ khai của ngân hàng đối với ngân hàng trung ương của họ hoặc bằng các cuộc điều tra của các nhà khai thác chính. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, nơi dịch vụ có thể được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (ví dụ như internet), các dòng dịch vụ quốc tế có liên quan rất khó xác định.
– Thống kê cơ bản về thương mại quốc tế thường không ghi lại hàng nhập lậu hoặc các luồng dịch vụ bất hợp pháp quốc tế. Một phần nhỏ của hàng nhập lậu và dịch vụ bất hợp pháp có thể được đưa vào số liệu thống kê thương mại chính thức thông qua các lô hàng giả hoặc tờ khai giả nhằm che giấu bản chất bất hợp pháp của hoạt động.
4. Đặc điểm nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong nước.
Hoạt động nhập khẩu có những đặc điểm sau đây:
– Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ước quốc tế và Ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán Thương mại quốc tế.
– Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú: Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm.
– Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng, L/C…
– Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao như: USD, bảng Anh…
– Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB…
– Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên dịa bàn rộng, thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.
– Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ Ngoại thương, sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin.
– Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hoá. Để đề phong rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.
– Nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau hợp tác lâu dài. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế – chính trị của các nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại.
5. Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng hiện hành thì khái niệm về thuế giá trị gia tăng được hiểu như sau:
– Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình bắt đầu từ sản xuất sang lưu thông và đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó.
– Thuế giá trị gia tăng không áp dụng trên toàn bộ giá trị của dịch vụ hay sản phẩm mà chỉ áp dụng đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm đó mà thôi.
Ngoài đặc điểm thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng thu đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm như đã nêu ở trên thì thuế giá trị gia tăng còn có một điểm đặc trưng đó là:
– Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế gián thu.
– Tức là, loại thuế này sẽ được cộng vào chung với giá bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và khi sử dụng hay tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng sẽ là đối tượng phải chi trả khoản thuế giá trị gia tăng này.
Tuy nhiên, người trực tiếp tiến hành, thực hiện trách nhiệm đóng thuế đối với Nhà nước lại không phải là người tiêu dùng mà chính là các cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất ra các dịch vụ và hàng hóa trên.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).