Cơ sở pháp lý liên quan và được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
– Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;
– biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
– Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
– Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
– Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
Phân tích giai đoạn khắc phục và giải quyết gậu quả sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật hiện hành
I. Nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
– Tích cực chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu.
– Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố tràn dầu kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó.
– Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
– Chủ động ứng phó gần nguồn dầu tràn để ngăn chặn, hạn chế dầu tràn ra môi trường. Giám sát chặt chẽ nguy cơ lan tỏa dầu tràn vào đường bờ để xác định thứ tự ưu tiên và tiến hành các biện pháp bảo vệ các khu vực ưu tiên bảo vệ.
– Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong ứng phó.
– Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
– Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật.
II. Điều tra, xác định nguyên nhân sự cố tràn đầu
1. Điều tra, xác định nguyên nhân sự cố tràn đầu
– Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu thuộc diện quản lý của chuyên ngành nào thì do cơ quan quản lý chuyên ngành đó chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra.
– Việc điều tra cơ sở, dự án gây ra sự cố tràn dầu thuộc diện quản lý của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành.
– Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì thông báo cho cơ quan Cảnh sát điều tra để phối hợp điều tra. Trường hợp cơ quan Cảnh sát điều tra yêu cầu chuyển giao hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến tai nạn, sự cố gây tràn dầu phải sao hoặc phô tô lại để phục vụ việc điều tra chuyên ngành; việc chuyển giao hồ sơ, tài liệu, vật chứng phải lập biên bản bàn giao theo quy định.
– Báo cáo tổng hợp về điều tra, xác định nguyên nhân sự cố tràn dầu phải gửi Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương có liên quan. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể yêu cầu cơ quan chủ trì điều tra cung cấp các tài liệu, báo cáo trong quá trình điều tra.
2. Điều tra, xác định nguyên nhân sự cố tràn dầu đối với một số trường hợp đặc thù
– Điều tra, xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố do các tàu gây ra tràn dầu trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam do Giám đốc Cảng vụ hàng hải chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý địa bàn thực hiện.
– Điều tra, xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố do các tàu gây ra tràn dầu trên đường thuỷ nội địa do cơ quan giao thông đường thủy nội địa phụ trách phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng tiến hành.
– Điều tra, xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố gây ra tràn dầu tại cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, ngành nào thì cơ quan chuyên môn, thanh tra chuyên ngành của bộ, ngành đó chủ trì phối hợp với và các cơ quan liên quan thực hiện.
– Điều tra, xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố gây ra tràn dầu chưa rõ nguyên nhân thuộc trách nhiệm của tỉnh thì Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với và các cơ quan liên quan tại địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện.
– Đối với trường hợp sự cố tràn dầu chưa rõ nguồn gốc, xuất hiện trên diện rộng tại nhiều tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân.
– Trường hợp sự cố tràn dầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc điều tra, xác định nguyên nhân.
3. Tạm giữ tàu để phục vụ điều tra, xác định nguyên nhân sự cố tràn dầu
Thực hiện theo quy định tại Điều 114, Điều 115 và Điều 116 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 và Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
4. Tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở để khắc phục tai nạn, sự cố và phục vụ điều tra
Tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở để khắc phục tai nạn, sự cố và phục vụ điều tra, xác định nguyên nhân sự cố tràn dầu
– Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định việc tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở để khắc phục tai nạn, sự cố và phục vụ điều tra, xác định nguyên nhân sự cố tràn dầu.
– Việc tạm đình chỉ và phục hồi hoạt động trở lại đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu thực hiện theo quy định của pháp luật.
III. Giair quyết hậu quả sự cố tràn dầu
1. Xác định thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra
Thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra (gọi tắt là thiệt hại) là tổn thất gây ra đối với người, tài sản, kinh tế và môi trường gồm có:
– Tổn thất gây ra thương tích hoặc tử vong;
– Tổn thất đối với tài sản của tổ chức hoặc cá nhân;
– Tổn thất gây ra cho môi trường, nuôi trồng thủy sản, du lịch, sinh thái;
– Chi phí ứng phó do tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố tràn dầu;
– Chi phí để thực hiện các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục môi trường;
– Tổn thất về lợi nhuận do ảnh hưởng của sự cố tràn dầu gây ra.
Các tổ chức, cá nhân ứng phó phải lập hồ sơ tổng hợp chi phí ứng phó thực hiện hoặc thuê thực hiện gửi về cơ quan huy động đề nghị thanh toán.
Việc xác định thiệt hại, giám định thiệt hại, lập hồ sơ bồi thường thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Xác định trách nhiệm bồi thường
– Chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây sự cố tràn dầu phải chịu trách nhiệm bồi thường, chi phí ứng phó và các thiệt hại về kinh tế, tổn thất về môi trường. Bên chịu trách nhiệm bồi thường phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp thiệt hại do tràn dầu ảnh hưởng trong phạm vi tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu cấp tỉnh, thành phần gồm đại diện một số cơ quan tham mưu giúp tỉnh trong ứng phó, giải quyết hậu quả và khắc phục môi trường.
– Trường hợp thiệt hại do tràn dầu trên diện rộng ảnh hưởng đến nhiều tỉnh, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương liên quan giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.
– Trường hợp sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.
3. Quy định về đòi bồi thường
– Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu có quyền trực tiếp hoặc ủy quyền thông qua Luật sư của LVN Group để khiếu nại chủ cơ sở, dự án hoặc chủ tàu gây ra sự cố tràn dầu bồi thường thiệt hại.
– Ban chỉ đạo giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu lập hồ sơ, xác định tổng giá trị thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra để yêu cầu Bên chịu trách nhiệm bồi thường bảo đảm bồi thường chi trả.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động bồi thường, thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu gây ra và các khiếu nại theo quy định.
4. Sử dụng ngân sách nhà nước cho các hoạt động ứng phó khẩn cấp như thế nào?
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh toán chi phí tham gia ứng phó sự cố tràn dầu cho các tổ chức, cá nhân được huy động, đồng thời yêu cầu Bên chịu trách nhiệm phải bồi thường lại các chi phí đã thanh toán.
– Việc thanh toán tạm thời chi phí ứng phó sự cố tràn dầu thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa. Tiền bồi thường chi phí ứng phó do Bên chịu trách nhiệm bồi thường chi trả.
– Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu lại được số tiền bồi thường ít hơn số tiền đã thanh toán theo quy định của pháp luật thì ngân sách nhà nước sẽ thanh toán phần bị thiếu còn lại.
– Trường hợp chưa xác định được đối tượng gây ra sự cố tràn dầu thì ngân sách nhà nước sẽ thanh toán toàn bộ số tiền đã thanh toán cho các hoạt động ứng phó do cơ quan nhà nước huy động.
(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).