Khách hàng: Kính thưa Luật sư, về hình thức và phương pháp thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật được thể hiện như thế nào? Luật sư hãy giúp tôi phân tích vấn đề này!
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Mở đầu vấn đề
Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là một trong những hình thức của thực hiện chính sách pháp luật, gắn liền chặt chẽ, tác động tương hỗ vói các hình thức khác của thực hiện chính sách pháp luật.
Giáo dục và đào tạo pháp luật là đối tượng mà chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật hướng đến. Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là phương thức, cách thức hoàn thiện hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật, làm tối ưu hóa hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật. Đầy là loại chính sách được hình thành để xây dựng nên quá trình giáo dục và đào tạo pháp luật nhằm bảo đảm sự thống nhất bên trong, mang tính nhất quán, có tính hệ thống, tính kế hoạch. Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là hoạt động gắn liền với việc trợ giúp cho quá trình giáo dục và đào tạo pháp luật, với việc xây dựng các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện có kết quả, chất lượng của quá trình đó. Ngoài ra, chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật tác động đến cả văn hóa giáo dục và đào tạo pháp luật của những chủ thê’ tương ứng.
Bản chất của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật thể hiện ở hoạt động được lập luận về khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và các chủ thể có liên quan để xây dựng và thực hiện chiến lược, sách lược giáo dục và đào tạo pháp luật.
Quan niệm nói trên về bản chất của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật phản ánh được mô hình tổng quát mang tính lý tưởng về chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật, bao gồm bộ phận tình (các tư tưởng) và bộ phận động (hoạt động) của chính sách giáo dục pháp luật, cho phép cân nhắc được nhiều vẩn đề của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách đó trong thực tiễn. Quan niệm này cũng đặt ra nhiệm vụ cho các nhà khoa học trong việc tiếp tục nghiên cứu lý luận về những vấn đề của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật.
Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nội dung có vai trò quyết định hình thức. Theo đó, nội dung bao giờ cũng là mặt đồng nhất, có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi; còn đối với hình thức là mặt tương đối bền vững, khuynh hướng chủ đạo của hình thức là ổn định.
Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội dung; hình thức cũng sẽ biến đổi nhưng chậm hơn, ít hơn so với nội dung. Khi mà nội dung biến đổi thì hình thức cũng buộc phải biến đổi theo để có thể phù hợp với nội dung mới.
Mặc dù, nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó không đồng nghĩa là hình thức luôn theo nội dung. Mà ngược lại, hình thức luôn độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi đã phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Nếu hình thức không phù hợp với nội dung, hình thức sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật. Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức. Tuy nhiên, khi biến đổi liên tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắn đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung. Khi đó, hình thức và nội dung không còn phù hợp với nhau.
Tới một lúc nào đó, hình thức và nội dung sẽ xung đột sâu sắc với nhau, nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở của hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới về chất.
2. Nội dung giáo dục và đào tạo pháp luật
Nội dung cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật là xác định nội dung của giáo dục và đào tạo pháp luật. Các nền tảng tư tưởng mang tính quan niệm, các quan điểm về sự phát triển giáo dục và đào tạo pháp luật, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo pháp luật được thể hiện trong chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật.
Nội dung giáo dục và đào tạo pháp luật và hình thức giáo dục và đào tạo pháp luật có mối liên hệ biện chứng. Nội dung giáo dục và đào tạo pháp luật phải được thực hiện thông qua những hình thức nhất định; ngược lại, từng lĩnh vực giáo dục và đào tạo pháp luật đòi hỏi phải có nội dung giáo dục và đào tạo pháp luật tương ứng. Hình thức giáo dục và đào tạo pháp luật có thể được hiểu là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dục và đào tạo pháp luật, để thực hiện nội dung giáo dục và đào tạo pháp luật.
Nội dung của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật được thê hiện trên nhiều phương diện và bao gồm những nội dung cụ thể sau đây:
– Soạn thảo các mục tiêu, các chức năng và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật;
– Xác định các mục tiêu cơ bản của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo pháp luật;
– Tổng kết thực tiễn, hướng dẫn và bảo đảm hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật thống nhất trong cả nước;
– Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác nhằm hoàn thiện các hình thức và phương pháp giáo dục và đào tạo pháp luật;
– Xác định các tiêu chuẩn có luận cứ khoa học để đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật;
– Xây dựng mạng lưới giáo dục và đào tạo pháp luật rộng lớn trong cả nước, kết hợp được các hình thức giáo dục và đào tạo pháp luật khác nhau, huy động mọi cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật;
– Tăng cường đầu tư tài chính cho giáo dục và đào tạo pháp luật.
3. Hình thức giáo dục và đào tạo pháp luật
Hình thức là những gì làm thành bề ngoài của sự vật, chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung.
Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Theo góc hiểu của pháp luật thì hình thức được hiểu là những gì thể hiện ra bên ngoài của pháp luật.
Như vậy, hình thức chính là cơ cấu bên trong của pháp luật, có mối quan hệ, liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật, hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc của pháp luật.
Hình thức bên ngoài là dáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật. Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể biết pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu?
Như vậy, giáo dục và đào tạo pháp luật có các hình thức cơ bản sau đây:
– Giáo dục pháp luật trong các trường phổ thông, các trường dạy nghề, các trường đại học;
– Giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
– Giáo dục pháp luật thông qua thuyết trình, phổ biến, tư vấn, nói chuyện về pháp luật tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, các cộng đồng dân cư, các hội nghị, hội thảo về pháp luật;
– Giáo dục pháp luật thông qua thực tiễn pháp lý: tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, quá trình áp dụng pháp luật và các hoạt động pháp lý khác;
– Tự giáo dục, tự nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, sách báo khoa học pháp lý, tự nhận thức và tư duy về các hiện tượng pháp luật, hiện thực pháp lý.
Hình thức giáo dục và đào tạo pháp luật là một thành tố có vai trò quan trọng trong giáo dục và đào tạo pháp luật. Việc lựa chọn hình thức giáo dục và đào tạo pháp luật phải căn cứ và phù hợp với các đặc điểm của đối tượng giáo dục và đào tạo pháp luật. Khi lựa chọn hình thức giáo dục và đào tạo pháp luật cần phải dựa vào các tiêu chí như: tính phù hợp với các đặc điểm của đối tượng giáo dục và đào tạo pháp luật; tính khả thi trong thực hiện giáo dục và đào tạo pháp luật; tính hiệu quả của hình thức giáo dục và đào tạo pháp luật được lựa chọn.
4. Phương pháp thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật
Phương pháp là cụm từ dùng để chỉ các cách thức hoặc đường lối có tính hệ thống đưa ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó, theo đó thì phương pháp có thể được rút ra từ những kết quả mà con người nhận thức được từ thực tiễn.
Phương pháp giáo dục và đào tạo pháp luật là thành tố quan trọng trong cấu trúc của quá trình giáo dục và đào tạo pháp luật, có mối quan hệ biện chứng với các thành tố khác của quá trình này, đặc biệt với mục tiêu, nội dung giáo dục và đào tạo pháp luật, giảng viên pháp luật, đối tượng giáo dục pháp luật, các phương tiện giáo dục pháp luật, các điều kiện hiện thực hóa quá trình này.
Phương pháp giáo dục và đào tạo pháp luật là hệ thống các phương thức, biện pháp được người giáo dục pháp luật sử dụng để tác động đến ý thức và hành vi của người được giáo dục pháp luật nhằm hình thành ở họ văn hóa pháp luật (niềm tin, sự hiểu biết, sự thuyết phục, thái độ, năng lực thực hiện và hành vi xử sự dựa trên pháp luật).
5. Kết thúc vấn đề
Xuất phát từ bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ, đặc điểm, nội dung của giáo dục và đào tạo pháp luật, chúng tôi cho rằng, các phương pháp giáo dục và đào tạo pháp luật cần được xác định dựa trên cách tiếp cận liên ngành của khoa học giáo dục và khoa học pháp lý. Bởi vậy, phương pháp giáo dục và đào tạo pháp luật bao gồm hệ thống các nhóm phương pháp giáo dục thuyết phục, nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội, như các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử xã hội.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.