Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, vấn đề của Bạn – Luật LVN Group xin trao đổi như sau:

 

1. Khái niệm về hợp đồng cho vay theo pháp luật

Về phương diện khoa học pháp lý khái niệm về hợp đồng cho vay là tập hợp các quan điểm, phản ánh thuộc tính chung nhất, thể hiện bản chất của quan hệ này. Đó là: 

“Hợp đồng cho vay là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng với khách hàng là tổ chức, cá nhân, theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận úng trước một số tiền cho khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm”.

Ở quan điểm khác, khái niệm này được tiếp cận dựa trên cấu trúc của quan hệ hợp đồng, theo nghĩa:

 “ Hợp đồng cho vay là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên là tổ chức tín dụng (bên cho vay) với một bên là các tổ chức và cá nhân (bên vay) nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay”.

Nhìn chung, hai khái niệm trên đã làm sáng tỏ những nét đặc trưng, cơ bản nhất thuộc về bản chất của hợp đồng cho vay. Song trong từng khái niệm, các nhà nghiên cứu đã thể hiện những cách thức tiếp cận khác biệt: Tại khái niệm thứ nhất, các tác giả đã căn cứ vào những đặc thù của quan hệ cho vay, trong đó nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi là nghĩa vụ cơ bản, bắt buộc đối với bên vay, cho dù người vay ở trong bối cảnh kinh tế thuận lợi hay khó khăn. Tại khái niệm thứ hai, các tác giả dựa trên những căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ hợp đồng cho vay thông qua cấu trúc giao dịch – hành vi ký kết, thực hiện hợp đồng vay. Quy trình cho vay theo khái niệm này được tiến hành từ khâu lập hồ sơ, xét duyệt cho vay cho đến khi thu hồi hết nỢ, đích đến cuối cùng vẫn là hiệu quả kinh tế của khoản vay.

Mặc dù các khái niệm đã nêu đầy đủ những đặc điểm cơ bản của quan hệ này, song theo tác giả, nó vẫn chưa làm rõ vị thế của các bên hợp đồng, chưa phân loại chủ thể hợp đồng vay, mục đích vay vốn (trong từng mục đích vay các điều khoản hợp đồng vẫn luôn có những khác biệt cơ bản về nghiệp vụ, pháp lý). Từ đó, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi quan hệ dân sự, hoặc kinh doanh, thương mại khi so sánh đối chiếu với các khoản vay ngoài ngân hàng. Cũng như để thiết lập cơ chế pháp lý điều chỉnh phù hợp với từng đặc điểm chủ thể và mục đích vay chuyên biệt theo các thỏa thuận được ký kết.

 

2. Căn cứ pháp luật về hợp đồng cho vay:

Quan hệ cho vay tồn tại dưới hình thức pháp lý là các hợp đồng cho vay. Pháp luật thực đỉnh của Việt Nam định nghĩa hợp đồng cho vay về hình thức và nội dung các điều khoản cơ bản để bảo đảm giao dịch vay được vận hành hợp pháp, an toàn, mang lại lợi ích nhất định cho các chủ thể như mong muôn. Theo khoản 1 Điều 23 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã quy định tương đối đầy đủ về hợp đồng cho vay như sau:

“thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:…

b) Số tiền cho vay;…

c) Mục đích sử dụng vốn vay;

d) Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;

đ) Phương thức cho vay;…”.

 

3. Quy định pháp luật nước ngoài về hợp đồng cho vay

Pháp luật của các nước trên thế giới nhìn chung có đề cập hợp đồng cho vay, song chỉ mang tính tương đối:

1. Pháp luật Niu Dilân, không nêu lên các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng vay. Luật Hợp đồng tín dụng và Tài chính tiêu dùng Niu Dilân (nàm 2003) dựa trên khái niệm hợp đồng được đề cập thường thấy trong hệ thống thông luật (sự cam kết, lời hứa nếu vi phạm sẽ bị chế tài – John D. Calamari & Joseph M. Perillo: The Law of Contracts), từ đó định nghĩa về hợp đồng cho vay giản đơn như sau:

” Hợp đồng cho vay là hợp đồng mà theo đó tín dụng được hoặc có thể được cung cấp” (Điều 7 Phần l);

2.) Pháp luật Trung Quốc, định nghĩa tương đối đầy đủ hơn về hình thức và những nội dung cơ bản của hợp đồng dưới tên gọi “hợp đồng tín dụng”. Theo định nghĩa này: 

“Khi tiến hành cho vay, ngân hàng thương mại phải ký hợp đồng bằng văn bản với người vay. Hợp đồng phải ghi rõ loại vay, mục đích sử dụng, số tiền, lãi suất, ngày và hình thức hoàn trả, nghĩa vụ trong trường hợp không trả được nợ và những vấn đề khác mà hai bên thấy cần thiết?”- Điều 37 Luật ngân hàng thương mại Trung Quốc năm 1995. Xem tại: Law of the People’s Republic of China on Commercial Banks.

Như vậy, pháp luật tín dụng ngân hàng mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau về nội dung của hợp đồng cho vay. Nhìn chung, định nghĩa trong luật của các nước đã nêu được một cách khái quát bản chất pháp lý của quan hệ tín dụng – “khoản tiền được cấp cho người vay”. Do có sự tương đồng về điều kiện kinh tế – xã hội, pháp luật Việt Nam định nghĩa hợp đồng cho vay khá đầy đủ, tương tự như pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc.

Tóm lại, các khái niệm về hợp đồng cho vay về phương diện khoa học đã thể hiện bao quát những vấn đề thuộc về bản chất. Cuốn sách này không đưa ra khái niệm hoàn toàn mới, tạo sự khác biệt so với các nghiên cứu khác, mà chỉ góp thêm luận điểm, góc nhìn đầy đủ hơn đến độc giả. Theo đó, trong quan hệ này, chủ thể cho vay và đi vay thường ở vị thế bình đẳng hợp đồng không đồng đều. Đặc biệt, những cá nhân vay vốn vì mục đích tiêu dùng, vốn dĩ chiếm số đông nhưng lại là bên “yếu thế’ của quan hệ tín dụng, cần được thể hiện rõ trong các khái niệm về hợp đồng cho vay. Khi đó khái niệm về hợp đồng này mới bao quát, đồng thời bảo đảm ý nghĩa, mục tiêu các nhà làm luật hướng đến đó là mục tiêu bình đẳng quyền lợi hợp đồng, cho dù là thực thể mạnh thế, hay yếu thế), bảo vệ đúng mực quyền lợi người vay tiêu dùng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn… Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.