1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự là gì ?
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự là khả năng pháp luật quy định cho các cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự được coi là điều kiện đầu tiên (điều kiện cần) để một chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự. Một chủ thể chỉ có quyền tham gia tố tụng dân sự khi được pháp luật thừa nhận có năng lực pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự của các nước đều quy định các chủ thể của quan hệ pháp lụật dân sự đều có năng lực pháp luật tố tụng dân sự. Bởi, năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực pháp luật dân sự là hai phạm trù pháp lý có mối quan hệ mật thiết với nhau; năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự là biểu hiện quyền năng của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước toà án. Nội dung của năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự bao gồm toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự mà đương sự có được theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân thường xuất hiện khi cá nhân sinh ra và mất đi khi chết, năng lực pháp luật dân sự của tổ chức xuất hiện khi tổ chức được thành lập và mất đi khi chấm dứt hoạt động cho nên năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cấ nhân cũng xuất hiện khi cá nhân sinh ra và mất đi khi chết, năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức cũng xuất hiện khi tổ chức được thành lập và mất đi khi chẩm dứt hoạt động. Để bảo đảm việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự, pháp luật quy định mọi chủ thể có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015); các chủ thể cũng không thể bị hạn chế hoặc bị tước đoạt các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự.
2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là gì ?
Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sựlà khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Nếu năng lực pháp luật tố tụng dân sự là điều kiện cần thì năng lực hành vi tố tụng dân sự là điều kiện đủ để một chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Khác với năng lực pháp luật tố tụng dân sự, năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là yếu tố biến động nhất của năng lực chủ thể. Tuy vậy, năng lực hành vi tố tụng dân sự cũng có mối quan hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự như năng lực pháp luật tố tụng dân sự. Thông thường, một chủ thể chỉ được xác định là có năng lực hành vi tố tụng dân sự nếu chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là cá nhân được xác định bởi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ và bởi tính chất, yêu cầu của việc tham gia qúan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Trên thực tế, quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự rất phức tạp. Muốn bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đương sự không những phải có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như việc tham gia vào các quan hệ pháp luật khác mà còn phải có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật, trong đó có cả pháp luật tố tụng dân sự. Ngoài ra, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ tốt hơn nếu họ có những kinh nghiệm tham gia tố tụng nhất đinh. Đo vậy, thông thường cá nhân chỉ được coi là có năng lực hành vi tố tụng dân sự khi đã từ đủ mười tám tuổi ttở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trường hợp pháp luật quy định khác. Đối với những người chưa đủ mười tám tuổi, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự này trước toà án phải do người đại diện họp pháp của họ thực hiện. Tuy vậy, thực tiễn xét xử của các toà án và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam cũng có quy định ngoại lệ như trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tấm tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự và tự chịu trách nhiệm bằng tài sẳn riêng của mình thì trong các vụ việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó họ được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và được tự mìụh tham gia tố tụng dân sự.
Hiện nay, nẳng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự được quy định tại Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Điều luật này về cơ bản đã thể hiện được khá đầy đủ các nội dung cơ bàn của năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Tuy vậy, theo quan điểm của nhiều người thì quy định của Điều luật này còn có điểm chưa hợp lý, gần như đồng nhất phạm trồ năng lực hành vi tố tụng dân sự với phạm trù năng lực hành vi dân sự, lấy điều kiện tham gía vào quan hệ pháp luật dân sự làm điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là chưa hợp lý như quy định ngoại lệ nêu trên. Vì quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ pháp luật khác nhau, có nội dung và yêu cầu khác nhau.
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, luật tố tụng dân sự về năng lực tố tụng của đương sự cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group