1. Thể chế là gì?
Thể chế là thiết chế được hiểu là tổng hợp các quy định, nguyên tắc, các điều luật được sử dụng để chi phối, định hướng sự phát triển của một tổ chức hay một nhà nước trong những lĩnh vực nhất định.
Thể chế chính trị được hiểu chính là bộ máy tổ chức của nhà nước, là hình thức chế độ mà nhà nước lựa chọn để xây dựng thông qua những quy định, điều luật và thông qua nó để điều chỉnh, quản lý xã hội. Mỗi quốc gia sẽ có một thể chế riêng và được quy định trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất ở quốc gia đó
Ngoài ra thể chế chính trị còn được hiểu là các cách thức tổ chức trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, hành chính… Có chức năng quan trong là điều hành, định hướng sự phát triển của một tập thể dân cư nhằm đem lại sự ổn định và phát triển
Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều loại hình thể chế chính trị như: Thể chế chính sự đại nghị, thể chế chính trị tổng thống, thể chế chính trị độc tài và thể chế chính trị dân chủ…. Mỗi quốc gia sẽ có sự lựa chọn thể chế chính trị của riêng mình, vì vậy cơ cấu tổ chức nhà nước ở mỗi quốc gia đều mang những nét đặc trưng riêng biệt
Đối với sự tồn tại và phát triển ở mỗi Quốc gia thì thể chế chính trị rất quan trọng. Mỗi xã hội vững mạnh đều mang cho mình một thể chế ổn định. Thể chế chính trị và bộ máy nhà nước luôn có mối quan hệ qua lại, trở thành tiền đề của nhau.
Thể chế là một khái niệm rộng gồm những luật chơi chính thức hoặc phi chính thức định hình nên phương thức ứng xử của con người. Thể chế của một quốc gia, vùng lãnh thổ bao gồm: thể chế chính thức và thể chế phi chính thức.
Theo đó:
Thể chế chính thức là hệ thống pháp chế, mang tính “pháp trị”.
Thể chế phi chính thức là các dư luận xã hội, góp phần hình thành đạo đức, lối sống, phẩm giá con người. Thể chế phi chính thức thuộc phạm trù “đức trị”. Thể chế phi chính thức gồm vô tận các quy tắc bất thành văn, quy phạm, những điều cấm kỵ được tuân thủ trong quan hệ giữa nhóm người.
2. Nguyên nhân ban hành thể chế
Trong khi có thể chấp nhận về mặt lý thuyết là các hiệp định thương mại có thể vận hành và được thực hiện không cần sự góp sức của cơ cấu thể chế, thì các thể chế vẫn cứ tạo nên phần quan trọng của bất kỳ hiệp định thương mại nào. Có nhiều lý do cần tính đến.
Những điều khoản của hiệp định thường không đầy đủ trọn vẹn để cung cấp một lời giải không thể hiểu nước đôi cho mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Một thực tế là, nhiều khi các hiệp định được dự thảo một cách cố ý bằng các ngôn từ chung chung nhằm tạo ra sự mềm dẻo linh hoạt trong việc thực hiện. Thêm vào đó, những quan hệ thương mại thường không bất biến. Chúng phản ánh những hoàn cảnh và những điều kiện kinh tế đang vận động. Các hiệp định cần phải có khả năng đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả những hoàn cảnh thay đổi và những phát triển không thấy trước được.
Cuối cùng, một mục tiêu quan trọng được theo đuổi khi tham gia vào một hiệp định thương mại là đổi hành động đơn phương trong tiến hành thương mại thành những quy tắc và thủ tục đã được thoả thuận, việc này đòi hỏi sự hỗ trợ của một cơ cấu thể chế.
Vì những lý do này khác, một khuôn khổ thể chế trong đó mọi thành viên đều được đại diện, trong phần lớn các trường hợp, được quy định thành một phần quan trọng của hiệp định thương mại.
3. Nhiệm vụ của thể chế
Điển hình là thể chế được thành lập trong khung cảnh ta vừa nói ở mục 2 trên đó và chúng phải đảm nhiệm những nhiệm vụ sau:
– Các hiệp định thường giả định hoặc nêu rõ việc thực hiện và bắt buộc phải thực hiện các điều khoản sẽ được kiểm tra bởi các Nhà nước ký kết. Các bên có thể yêu cầu, chẳng hạn như, báo cáo cho các bên khác những quyết định trong nước đã đưa ra để đáp ứng những quy tắc đã thoả thuận. Hoặc các bên sẽ có thể thông báo cho nhau hàng năm về những biện pháp đã thi hành để hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước. Những nhiệm vụ này sẽ được tiến hành hết sức thuận lợi trong một thể chế chung, nơi mà thông tin được tiếp nhận và có thể tranh cãi thảo luận, và nơi có thể đề nghị xem xét tiếp tục và tiến hành những hành động thích đáng trong trường hợp có sự nghi ngờ về sự thực hiện hiệp định một cách thoả đáng.
– Những vấn đề thật thuần tuý kỹ thuật liên quan tới thực hiện hiệp định, như trong lĩnh vực quy tắc xuất xứ và các vấn đề hải quan, rất chủ yếu đối với khu vực thương mại tự do, cần phải được các chuyên gia xử lý theo cách hiện hành. Căn cứ vào các FTA mà EFTA ký kết, những nhóm kỹ thuật bao gồm các chuyên gia do các Nhà nước Thành viên cử tới được thành lập để đảm nhiệm công việc này.
– Hầu hết các Hiệp định đều cho phép thực hiện các hành động tự vệ trong trường hợp một trong các bên là nạn nhân của thực tiễn thương mại không công bằng gặp phải những vấn đề về cơ cấu ngành trong nền kinh tế, hoặc bị tổn hại nghiêm trọng hoặc hỗn loạn thị trường, kết quả của việc tăng nhập khẩu nảy sinh từ những biện pháp mở cửa thị trường theo hiệp định.
Tính chất của các hành vi tự vệ đó, những điều kiện cần phải thực hiện trước khi chúng có thể được thi hành và thủ tục phải tuân theo đều đã được quy định trong hiệp định. Theo thường lệ, vai trò quan trọng sẽ được giao cho một thể chế chung, dù đó là một diễn đàn đã được thông báo trước về những giải pháp đó hoặc đó là một khuôn khổ thể chế tại đó những giải pháp này được tranh cãi, nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề ít gây rối loạn nhất đối với quan hệ thương mại giữa các thành viên.
– Những diễn giải khác nhau về hiệp định và những tranh chấp phát sinh việc thực hiện những điều khoản của nó cần phải được giải quyết một cách trật tự.
Nhiều hiệp định có những quy tắc rõ ràng để giải quyết tranh chấp, trong độ chức năng này được trao cho một thể chế chung. Tuy nhiên, tầm quan trọng của thể chế thường lớn hơn khi bảo đảm rằng những bất đồng sẽ không phát triển tới giai đoạn xung đột bằng cách cung cấp một diễn đàn đối thoại chung, tại đó có thể nêu lên những lời trách cứ, than phiền, hoặc được trao một cách rõ ràng, nhiệm vụ phục vụ như một cơ quan tham vấn đầu tiên trước khi bên nguyên tiến hành khiếu kiện tiếp tục.
Tầm quan trọng của một khuôn khổ thể chế còn xa hơn việc xử lý những vấn đề vừa nêu trên. Việc ký kết hiệp định thương mại cũng thường gửi đi một tín hiệu chính trị là các bên liên quan có ý định thành lập hoặc củng cố quan hệ gần gũi giữa các quốc gia hữu quan. Một thể chế hỗn hợp hợp hành đều đặn thường được coi là sự đảm bảo cho việc thực hiện khả năng trên, nhất là khi có sự tham gia đều đặn của những lãnh đạo cao cấp. Một mặt, khu vực tư nhân suy luận từ điều này là có thể trông đợi mức độ ổn định nào đó trong quan hệ giữa các bên và những vấn đề xảy ra với các nhà đương cục hoặc xí nghiệp tư nhân của các nước thành viên khác sẽ có thể được giải quyết phù hợp với những thủ tục và quy tắc đã thoả thuận. Nhận thức đó thường là tiền đề quan trọng để tiến hành đầu tư vào những nước thành viên khác.
Mặt khác, quan hệ gần gũi hơn được thành lập thông qua hiệp định sẽ tự động tạo nên sự cần thiết hoặc ít nhất là cơ hội cho việc tiến hành trao đổi thông tin tiếp theo về chính sách phát triển liên quan, để tìm kiếm lời giải đáp chung trong các lĩnh vực hữu quan, để mở rộng và đi sâu hơn hiệp định thương mại, có thể là sự phối hợp lập trường trên diễn đàn quốc tế,v.v…
Sự cần thiết, cũng như hình thức và thẩm quyền của các thể chế tuỳ thuộc vào số thành viên liên quan, nhưng trước hết ở mức độ hội nhập kinh tế mong muốn. Rõ ràng là EEA đòi hỏi một cấu trúc thể chế phức tạp hơn so với các FTA song phương: EEA khởi đầu là một hiệp định giữa 18 nước và với mục tiêu thừa nhận các thành viên của EFTA, EEA được tham gia vào thị trường nội khối EU trên cơ sở hình mẫu 2 cột trụ (xem phần dưới đây), trong khi các FTA lại có mục tiêu ban đầu là loại trừ thuế quan và hạn ngạch trong thương mại hàng hoá và như vậy có thể giải quyết được với thoả thuận tối thiểu về thể chế.
4. Thể chế nhà nước
Thể chế Nhà nước là toàn bộ các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật, Luật, văn bản dưới luật… do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tạo thành một khuôn khổ pháp luật để Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn thể xã hội.
Từ những thể chế nhà nước đó sẽ bắt buộc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải sống và làm việc theo pháp luật, nếu làm sai những quy định đó sẽ có những biện pháp nhằm răn đe, cảnh cáo, xử lý để không được tiếp tục vi phạm.
Ngoài ra khi nhắc đến thể chế nhà nước thì mọi người cũng hay nhắc đến thể chế chính trị. Hiện nay ở Việt Nam thì chúng ta chỉ theo một thể chế chính trị duy nhất đó là tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động thì Đảng cũng có sự liên kết, tương tác chặt chẽ với nhà nước cùng các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.
5. Thể chế chính trị của Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam không tồn tại chế độ đa đản mà chỉ do một đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay thể chế chính trị ở nước ta không còn là sự chi phối hoàn toàn của Đảng mà thêm vào đó là tổ chức nhà nước khác, có sự liên hệ, tương tác chặt chẽ với nhau như Nhà nước CHXHCN Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh
Quyền lực ở nước ta không tập trung vào một chủ thể nhất định, mà có sự phân bố quyền lực rõ ràng giữa những cơ quan, tổ chức. Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay mang đặc điểm tự do, luôn đảm bảo tính dân chủ và hướng đến đại đoàn kết dân tộc.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).