Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình qua việc thực hành quyền công tố và kiếm sát điều tra từ khi phát hiện có sự việc phạm tội xảy ra đến khi kết thúc điều tra.

1. Vị trí, tổ chức của Viện Kiểm Sát

Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và ngày này cũng chính là ngày thành lập Viện kiểm sát nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước.

Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc ở 4 cấp, gồm:

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao

– Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh)

– Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).

– Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có 710 Viện kiểm sát cấp huyện tại 710 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:

– Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

– Viện kiểm sát quân sựquân khu và tương đương.

– Viện kiểm sát quân sựkhu vực.

Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

Theo quy định Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, để mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện, điều tra, xử lí kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Nhà nước giao cho viện kiểm sát thay mặt Nhà nước thực hành quyền công tố; theo đó viện kiểm sát được sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lí thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước toà án.

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

– Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; tự mình khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm.

– Phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.

-Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như bắt, tạm giữ, tạm giam, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản… và các biện pháp ngăn chặn khác đối với bị can; phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ứa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; huỷ bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trường hợp không phê chuẩn hoặc huỷ bỏ thì ưong quyết định không phê chuẩn hoặc huỷ bỏ các quyết định của cơ quan có thẩm quyền điều fra phải nêu rõ lí do.

– Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra ưong trường hợp để kiểm ưa, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tíến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà viện kiểm sát đã yêu cầu bằng vãn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm ưa, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.

– Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; huỷ bỏ quyết định tách, nhập vụ án; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khỉ kiểm sát điều tra

Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật ưong điều tra các vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc điều tra phải khách quan, chính xác, đúng pháp luật; bảo đảm những vi phạm pháp luật ưong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lí nghiêm minh. Khi kiểm sát điều tra, viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

– Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lí nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

– Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.

– Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ha cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.

– Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động sau: tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật; kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho viện kiểm sát; cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra.

– Kiến nghị, yêu cầu cơ quan điều ữa, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.

– Yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra, xử lí nghiêm minh điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.

– Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

5. Trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của viện kiểm sát

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra.Đối với quyết định quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nếu không nhất trí, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị với viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan điều tra hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát cấp ữên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group