1. Khái niệm truy tố trong tố tụng hình sự

Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị cạn ra trước toà án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Trong tố tụng hình sự, viện kiểm sát có nhiệm vụ thực hành quyền công tố nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất đồng thời kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Quyền công tố nhà nước do viện kiểm sát thực hiện gồm nhiều quyền năng tố tụng, trong đó, quyền truy cứu trách nhiệm hình sự bị can ra trước toà án trong giai đoạn truy tố là quyền đặc trưng của viện kiểm sát. Quyền này được thực hiện bằng quyết định truy tố của viện kiểm sát sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố của cơ quan điều tra. Trong thực tế, để thực hiện tốt quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đôi với người phạm tội, pháp nhân phạm tội, viện kiểm sát phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp đặt ra trong thời hạn nhất định mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định đối VỚỊ từng loại tội phạm nhằm đảm bảo việc truy tố bị can là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, xác định đúng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Với nhiệm vụ riêng, cụ thể, chủ thể duy nhất thực hiện quyền này là viện kiểm sát, hoạt động truy tố có tính đặc thù riêng về hành vi tố tụng và văn kiện tố tụng áp dụng nên truy tố thực sự là giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

2. Nhiệm vụ truy tố

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố do cơ quan điều ứa chuyển sang, viện kiểm sát phải tiến hành nghiên cứu các tài liệu đó, xác định các căn cứ pháp lí để ra các quyết định cần thiết mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định.

Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vố tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Trong giai đoạn này, viện kiểm sát cần nghiên cứu xem xét tất cả những vấn đề mang tính thủ tục tố tụng cũng như những vấn đề thuộc về nội dung vụ án thể hiện qua hồ sơ điều tra nhằm xác định quá trình điều tra vụ án có tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự không, có còn những hạn chế và thiếu sót nào cần khắc phục hay không để kịp thời ra các quyết định tố tụng cần thiết nhằm bổ sung và hoàn thiện hồ sơ, khắc phục những vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra, đảm bảo quyết định truy tố bị can đúng đắn, chính xác, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để toà án xét xử, đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong giai đoạn truy tố là đảm bảo việc ra quyết định truy tố cũng như các quyết định cần thiết khác là có căn cứ và hợp pháp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

3. Ý nghĩa của giai đoạn truy tố trong tố tụng hình sự.

Giai đoạn truy tố được thể hiện trên các bình diện chủ yếu như sau:
– Một mặt, truy tố là chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan Điều tra có thẩm quyền đã áp dụng; để loại trừ những hậu quả tiêu cực của các sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tố tụng hình sự trước đó;

– Mặt khác, quyết định truy tố của Viện kiểm sát thông qua bản cáo trạng thể hiện hoạt động chứng minh trên cơ sở các tài liệu của hồ sơ của vụ án (nhất là kết luận điều tra) tính chất lỗi của hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm để góp phần có hiệu quả trong việc chuẩn bị cho giai đoạn xét xử của Tòa án, loại trừ những thiếu sót hoặc hậu quả tiêu cực tiếp theo có thể xảy ra do việc xét xử thiếu công minh, vô căn cứ và không đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan những người vô tội;

– Chính vì vậy, truy tố là một giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng để cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi xét xử tại Tòa án

– Góp phần kịp thời sửa chữa và khắc phục những thiếu sót cũng như vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự.

Cùng với việc nghiên cứu hồ sơ xác định căn cứ lập cáo trạng, quyết định truy tố đối với bị can, viện kiểm sát còn trực tiếp kiểm tra, xem xét phát hiện những thiếu sót hay vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra, kịp thời sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa và khắc phục những thiếu sót và vĩ phạm đó. Nếu phát hiện việc điều ha chưa đầy đủ, chưa làm rõ những chứng cứ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến nội dung vụ án hay có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra thì viện kiểm sát quyết định trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; nếu phát hiện có những căn cứ không cho phép tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với bị can hay trường hợp theo quy định của pháp luật xét thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can thi viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án để bảo vệ quyền lợi cho bị can…

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

Theo quy định tại điều 236 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thì:

– Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc các biện pháp ngăn chặn khác đối với bị can khi có các căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Khi cần thiết có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong toả tài sản. Trong trường hợp bị can bỏ trốn, viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can.

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết.

– Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, đối chất… nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi toà án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho cơ quan điều tra.

– Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra. Quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện hành vi mà bị can đã thực hiện cấu thành tội phạm khác nặng hơn hoặc còn bỏ sót hành vi phạm tội chưa bị khởi tố. Viện kiểm sát ra các quyết định này nếu viện kiểm sát đã trả hồ sơ và đưa ra yêu cầu mà cơ quan điều tra không thực hiện.

– Quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 245 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

– Quyết định tách vụ án, nhập vụ án; chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn nếu thấy đủ điều kiện quy định tại Điều 456 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015nếu ở giai đoạn điều tra chưa có quyết định áp dụng thủ tục này. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh khi có kết luận giám định pháp y tâm thần khẳng định bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

– Quyết định truy tố.

– Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố

Theo quy định tại Điều 237 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thì:

– Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lí nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;

– Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật;

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để kiểm sát trong giai đoạn truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về nhiệm vụ viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, điều tra vụ án hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group