1. Điều khoản thanh toán trong các FTA hiện có và những Hiệp định thương mại khác
Những hiệp định thương mại hiện có điều chỉnh những hạn chế thanh toán theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, những nghĩa vụ trong lĩnh vực hạn chế thanh toán có phạm vi điều chỉnh giống như bản thoả thuận cơ bản.
Chẳng hạn:
Chẳng hạn, bản GATT và GATS của WTO chỉ đơn giản dựa vào những thoả thuận thanh toán giữa các thành viên WTO với IMF, do đó thừa nhận một bên là thẩm quyền của IMF và một bên, thực tế là hệ thống WTO không quy định việc tự do thương mại, nhưng quy định ở một mức độ nào đó việc tự do hóa thương mại giữa các nước ở nhiều trình độ phát triển khác nhau.
Những sáng lập viên của EFTA đã cơ bản làm điều tương tự trong khuôn khổ Công ước Stockholm cho rằng các Nhà nước Thành viên vào thời kỳ đó đã tương đối tự do trong thực tiễn thanh toán của mình vì những mục tiêu của Hiệp hội.
Tuy nhiên, EFTA và các nước EC cũng đã thoả thuận cấm toàn bộ những hạn chế trong thanh toán tài khoản vãng lai và với những tín dụng ngắn hạn, trung hạn trong các giao dịch thương mại của các FTA ký năm 1972.
Hiển nhiên là những điều khoản đó được xem là cần thiết cho việc bảo đảm không có những hạn chế không phù hợp với những đòi hỏi của một khu vực thương mại tự do. Các Nhà nước EFTA/EEA cùng với EU đã thoả thuận mở rộng sự ngăn cấm này ra toàn bộ các giao dịch tài khoản vãng lai cũng như các giao dịch thanh toán vốn trong khuôn khổ Hiệp định EEA, tiếp theo việc điều chỉnh có phạm vi rộng hơn của Hiệp định EEA.
Trong quá trình đàm phán các thoả thuận thương mại với các nước Trung và Đông âu (CEEC), các nước EC và EFTA đã trao cho những nước này những điều khoản tương tự như họ đã thoả thuận trong nội bộ với nhau trong các Hiệp định tự do thương mại ký vào năm 1972. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tình hình cụ thể của các nước đang chuyển đổi, thì sự loại trừ tạm thời đã được thương lượng để cho phép có những hạn chế đối với tín dụng ngắn hạn, trung hạn dùng trong giao dịch thương mại, ở mức độ những hạn chế đó là phù hợp với tình trạng của những nước này căn cứ theo IMF. Trong những bản FTA mới đây mà các nước EFTA đàm phán với Marocco và Tunisia, đã không dự kiến nêu loại trừ nào tương tự.
2. Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán (balance of payment – BOP) là bản ghi chép các giao dịch của một nước với các nước khác trên thế giới (nước ngoài). Theo quy ước, các giao dịch dẫn đến việc cư dân, tổ chức nước ngoài trả tiền cho cư dân và tổ chức trong nước được ghi “có” hoặc đánh dấu cộng, còn các giao dịch dẫn đến việc cư dân và tổ chức trong nước trả tiền cho cư dân, tổ chức nước ngoài được ghi “nợ” hoặc đánh dấu trừ.
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ được xác định hay còn gọi là là bản ghi chép các giao dịch của một nước với các nước khác trên thế giới (nước ngoài). Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính và một số chuyển khoản.
Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Giao dịch kinh tế được phản ánh trên cán cân thương mại quốc tế bằng một đồng tiền duy nhất, tức là một đơn vị tiền tệ (nội tệ hoặc ngoại tệ). Tuy nhiên theo khuyến cáo của quỹ tiền tệ quốc tế thì các quốc gia nên sử dụng đơn vị USD để lập BOP – cán cân thương mại quốc tế để dễ dàng hạch toán cũng như thống kê giao dịch, không có khoản chênh lệch.
3. Nội dung giao dịch ghi trong cán cân thanh toán
Các giao dịch ghi trong cán cân thanh toán thường được chia thành 4 mục cơ bản với những nội dung sau đây:
Tài khoản vãng lai (current account –CA)
– Trao đổi hàng hoá (xuất và nhập khẩu hàng hoá), còn gọi là cán cân thương mại hay cán cân hữu hình;
– Trao đổi dịch vụ (các dịch vụ phu nhân tố như du lịch, vận chuyển, bảo hiểm, ngân hàng), còn gọi là cán cân dịch vụ hay cán cân vô hình;
– Thu nhập chuyển về nước, tức thu nhập từ việc cung ứng các dịch vụ nhân tố thuộc sở hữu của nước ngoài, nhưng đang hoạt động ở nền kinh tế trong nước hoặc cho các dịch vụ nhân tố thuộc sở hữu trong nước, nhưng đang hoạt động ở nước ngoài;
– Chuyển giao quốc tế, ví dụ quà tặng, quà biếu cho người nước ngoài hoặc từ nước ngoài, viện trợ cho không, lệ phí, đóng góp cho các tổ chức quốc tế.
Tài khoản vốn (Capital account – KA)
– Tín dụng ngắn hạn như quỹ tín dụng thương mại, tín dụng hỗ trợ cán cân thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế hay các nước khác; và
– Tín dụng dài hạn như các khoản đi vay, cho vay dài hạn của chính phủ và tư nhân, bao gồm cả viện trợ phát triển chính thức (phần cho vay) và đầu tư nước ngoài.
Dự trữ chính thức (Official reserve – OR)
Còn gọi là tài trợ chính thức hay giao dịch bù trừ, bao gồm các khoản mua bán ngoại tệ, giao dịch của ngân hàng trung ương với các cá nhân, tổ chức tư nhân và cơ quan tiền tệ trong nước và nước ngoài.
Sai số và bỏ sót (Errors and Omisions – EO)
Ghi chép các sai số phát sinh do chênh lệch về tỷ giá hối đoái tại các thời điểm khác nhau và sai số thống kê (thực chất đây là khoản mục cân đối).
4. Nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân mậu dịch
Là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của BOP mà cán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó. Ví dụ như:
– Thương mại hữu hình: là một trong những hạng mục thường xuyên của BOP. Tùy theo trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, độ phong phú của tài nguyên thiên nhiên mà có một số quốc gia khác lại ở vào vị trí nhập siêu.
– Thương mại vô hình: chủ yếu là dịch vụ và du lịch. Có một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đã trở thành nơi thu hút khách du lịch của thế giới.
Lạm phát
Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm.
Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân
Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng.
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu hàng hóa đó giảm(cán cân vãng lai).
Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách đối ngoại của quốc gia
Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế. đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại trở thành điều kiện đủ cho mọi quan hệ kinh tế trực tiếp. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là yếu tố mở đường cho mọi yếu tố khác phát triển.
Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ
Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền kinh tế của chính phủ trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại cũng sẽ đạt được. Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận.
5. Công thức tính cán cân thanh toán
Cán cân vãng lai gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú ở Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai.
Công thức tính:
Cán cân vãng lai( A) = Hàng hóa ròng+ Dịch vụ ròng+ Thu nhập( thu nhập sơ cấp)+ Chuyển giao vãng lai( thu nhập thứ cấp)
Hàng hóa ròng= Xuất khẩu hàng hóa (FOB) – Nhập khẩu hàng hóa (FOB)
Dịch vụ ròng= Xuất khẩu dịch vụ- Nhập khẩu dịch vụ
Thu nhập( thu nhập sơ cấp- ròng)= Thu( thu nhập sơ cấp) – Chi( thu nhập sơ cấp)
Chuyển giao vãng lai( thu nhập thứ cấp- ròng)= Thu từ chuyển giao vãng lai( thu nhập thứ cấp) – Chi chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp)
Cán cân vốn gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và không cư trú về chuyển giao vốn và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân.
Công thức tính:
Cán cân vốn ( B) = Thu cán cân vốn – Chi cán cân vốn
Cán cân tài chính gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi.
Công thức tính:
Cán cân tài chính (C) = Đầu tư trực tiếp (ròng) + Đầu tư gián tiếp (ròng) + Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng)+ Đầu tư khác (ròng)
Đầu tư trực tiếp (ròng) = Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (tài sản có) + Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (tài sản nợ)
Đầu tư gián tiếp (ròng) = Đầu tư gián tiếp nước ngoài (tài sản có) + Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam (tài sản nợ)
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng) = Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (tài sản có) + Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (tài sản nợ)
Đầu tư khác gồm các giao dịch vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi giữa người cư trú và người không cư trú ở Việt Nam.
Công thức tính:
Đầu tư khác (ròng) = Đầu tư khác (tài sản có) + Đầu tư khác (tài sản nợ)– Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể.
Lỗi và sai sót
Công thức tính:(D) = E – (A + B + C).
Cán cân tổng thể: được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo (E = -F)
Dự trữ và các hạng mục liên quan: được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).