1. Mở đầu vấn đề

Một biện pháp tự vệ khác trong những điều khoản về cán cân thanh toán được nêu trong GATT/WTO cũng như trong các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) do các nước của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) ký kết. Họ cho phép một nước đang phải đối mặt hoặc chịu thiệt hại vì những khó khăn nghiêm trọng về cán cân thanh toán được áp dụng với những điều khoản nhất định, những biện pháp tự vệ có giới hạn thời gian và thường bao gồm các hạn chế nhập khẩu.

 

2. Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại (balance of trade) là mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá (X-M) hay còn gọi là xuất khẩu ròng (NX).

Khi mà mức chênh lệch đó lớn hơn 0 thì cán cân thương mại có thặng dư.

Còn ngược lại khi mức chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu là nhỏ hơn 0 thì cán cân thương mại sẽ có thâm hụt.

Và khi mức chênh lệch về vị trí bằng 0 thì cán cân thương mại sẽ ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc là thặng dư thương mại.

Khi mà cán cân thương mại có thặng dư, thì tỉ số giữa xuất khẩu ròng và thặng dư thương mại mang giá trị dương.

Còn khi cán cân thương mại có thâm hụt thì tỉ số xuất khẩu ròng và thặng dư thương mại mang giá trị âm. Và có thể gọi là thâm hụt thương mại.

Và những khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/ thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế thì thường rộng hơn trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.

 

3. Cán cân thanh toán là gì?

Cán cân thanh toán hay còn gọi là cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ được xác định hay còn gọi là là bản ghi chép các giao dịch của một nước với các nước khác trên thế giới (nước ngoài). Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính và một số chuyển khoản.

Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.

Giao dịch kinh tế được phản ánh trên cán cân thương mại quốc tế bằng một đồng tiền duy nhất, tức là một đơn vị tiền tệ (nội tệ hoặc ngoại tệ). Tuy nhiên theo khuyến cáo của quỹ tiền tệ quốc tế thì các quốc gia nên sử dụng đơn vị USD để lập BOP – cán cân thương mại quốc tế để dễ dàng hạch toán cũng như thống kê giao dịch, không có khoản chênh lệch.

 

4. Nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán

Khi nói đến yếu tố (nhân tố) ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, chúng ta có thể kể đến những yếu tố (nhân tố) sau đây:

Nhân tố thứ nhất: Cán cân mậu dịch

Là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của BOP mà cán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó. Vị trí của cán cân thanh toán quốc tế, một phần được quyết định bởi yếu tố này, mà yếu tố này lại chịu tác động trực tiếp bởi thương mại hữu hình và thương mại hữu hình.

Cụ thể đó là:

– Thương mại hữu hình: Là một trong những nội dung thường xuyên có mặt trong BOP/ cán cân thanh toán quốc tế. Thực ra thì trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực cùng với sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên… của từng quốc gia đều khác nhau, do vậy mà có một số quốc gia luôn ở vào vị trí nhập siêu. .

– Thương mại vô hình: chủ yếu là dịch vụ và du lịch. Có một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đã trở thành nơi thu hút khách du lịch của thế giới.

Nhân tố thứ hai: Lạm phát

Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm. Những tác hại không lường của lạm phát đối với nền kinh tế của một nước thế nào chứ chưa cần nói đến cán cân thanh toán quốc tế đúng không. Tuy nhiên thì với điều kiện cùng với khả năng các nhân tố khác không đổi, thì khi tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn so với quốc gia khác có mối quan hệ mậu dịch, thì chắc chắn điều này sẽ tác động đến việc cạnh tranh hàng hóa của nước này đối với thị trường kinh doanh quốc tế. Bởi sự chênh lệch giữa tỷ giá cũng sẽ có sự thay đổi và chưa kể nó còn làm cho khối xuất khẩu cũng sẽ bị giảm. Như vậy chắc chắn số liệu được thống kê trên cán cân thanh toán quốc tế BOP cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Nhân tố thứ ba: Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu hàng hóa đó giảm (cán cân vãng lai).

Nhân tốc thứ tư: Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân

Về bản chất thì mức thu nhập của một quốc gia sẽ tăng giảm theo tỷ lệ cao thấp hơn tỷ lệ giảm/ tăng của một nước khác, và lúc này thì tài khoản vãng lai của quốc gia cũng sẽ giảm, tăng theo chiều hướng tương ứng nếu các yếu tố khác bằng nhau. Chính vì điều đó mà mức thu nhập thực tế sau khi được điều chỉnh lạm phát (nếu có) tăng thì mức tiêu thụ hàng hóa cũng từ đó được tăng. Như vậy ảnh hưởng của thu nhập quốc dân sẽ có tác động đến sự thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế.

Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng..

Nhân tố thứ năm: Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ

Mỗi quốc gia có chính sách xuất nhập khẩu khác nhau, có những sự phát triển cũng như tăng trưởng khác nhau, nên chắc chắn khi đó cán cân thương mại cũng phần nào chịu sự tác động từ đó. Với những quốc gia được Chính phủ điều hành, quản lý hiệu quả thì sẽ có nền kinh tế vững mạnh và khả năng kinh tế đối ngoại cũng sẽ được tăng lên cao. Cho nên, có thể cán cân thanh toán quốc tế cũng sẽ được cải thiện phần nào.

Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền kinh tế của chính phủ trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại cũng sẽ đạt được. Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận.

 

5. Khó khăn về cán cân thanh toán

Những khó khăn về cán cân thanh toán thường không chỉ do những diễn biến liên quan đến thương mại gây ra (chẳng hạn như sự tăng nhập khẩu do thuế quan thấp hơn). Do đó, các hạn chế thương mại đi kèm với các biện pháp tự vệ kinh tế khác thường là rất cần thiết để khắc phục gốc rễ của vấn đề. Điều này giải thích tại sao IMF và Tổ chức thưng mại thế giới (WTO) lại hợp tác chặt chẽ với nhau trong những trường hợp như vậy để đảm bảo rằng nước gặp khó khăn xem xét tất cả các khía cạnh cũng như các giải pháp.

Ngược với các biện pháp tự vệ nêu trên thì những khó khăn về cán cân thanh toán thường không cụ thể ở một ngành nào, do đó nói chung yêu cầu có một giải pháp có ảnh hưởng như nhau đối với mọi mặt hàng nhập khẩu (thường là đánh thuế phụ thu nhập khẩu đối với tất cả sản phẩm). Đối với lý do tương tự, yêu cầu này sẽ có ý nghĩa hơn khi mà những khó khăn như thế được xem xét trong một tổ chức với số thành viên rộng rãi (WTO) chứ không bó hẹp trong phạm vi một Hiệp định thương mại tự do (FTA). Vì thế, các nước của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu thường tham gia kiện tụng tại Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (Hiệp định GATT) và Tổ chức thưng mại thế giới (WTO) tương ứng khi một đối tác Hiệp định thương mại tự do (FTA) gặp những khó khăn về cán cân thanh toán, cho dù những điều khoản như thế tồn tại trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Những quy tắc của Tổ chức thưng mại thế giới (WTO) được đề ra trong Bản ghi nhớ về Điều khoản Cán cân Thanh toán của Hiệp định GATT 1994 và dựa vào Điều XII, Điều xvin: B của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (Hiệp định GATT) 1994 và Tuyên bố về Thi hành các Biện pháp Thương mại áp cho các Mục đích Cán cân Thanh toán được thảo sau Vòng Tokyo 1979.

Bằng việc yêu cầu các tiêu chí bớt nghiêm ngặt hơn cho các nước đang phát triển đối với việc sử dụng lao động, câc quy tắc này có tính đến những nhu cầu trong lĩnh vực khác với những nhu cầu của các nước phát triển. Những biện pháp liên quan đến thương mại góp phần khắc phục những khó khăn về cán cân thanh toân dựa theo giá cả; những hạn chế về số lượng chỉ nên áp dụng khi bằng cách khác thì không thể ngăn chặn được sự mất giá của tiền tệ. Các biện pháp được áp dụng tạm thời và theo thói quen, áp dụng với mức nhập khẩu chung (dù cũng có những ngoại lệ cho các sản phẩm được cho là thiết yếu). Các biện pháp được quản lý theo một phương thức rõ ràng trong đó có việc thông báo cho các thành viên khác của Tổ chức thưng mại thế giới (WTO) lần lượt có quyền xem xét những khó khăn cũng như các biện pháp áp dụng nhằm làm giảm khó khăn tại uỷ ban Tổ chức thưng mại thế giới (WTO) về những Hạn chế Cán cân Thanh toán.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).