1. Phân tích những quy định của pháp luật về hợp tác xã ?

Hợp tác xã là một trong những hình thức kinh doanh dựa trên một cộng đồng dân cư xác định. Thành viên hợp tác xã là một trong những nhân tố cấu thành quan trọng của mỗi hợp tác xã trong phương thức kinh doanh này. Luật LVN Group giải đáp một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành:

 

Luật sư phân tích :

1.1. Quy định về hợp tác xã :

– Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

– Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

– Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

– Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ. (xem thêm: Luật hợp tác xã 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật hợp tác xã)

Như vậy, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế hay loại hình doanh nghiệp đặc biệt: có tư cách pháp nhân, thành lập để kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực pháp luật không cấm, có điều lệ, trụ sở hoạt động rõ ràng. Hợp tác xã hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Yếu tố đặc biệt của loại hình doanh nghiệp vì được thành lập bởi một nhóm ít nhất 7 thành viên trở lên, với số lượng thành viên không hạn chế, việc gia nhập hay rút khỏi tổ chức này là tự nguyện, tự do theo điều lệ hợp tác xã, các thành viên không phân biệt vốn góp trong quyết định hoạt động của hợp tác xã. Ngoài ra mục tiêu chủ yếu là cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên góp vốn. Thành viên hợp tác xã có thể là lao động và hưởng lương trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của hợp tác xã.

 

1.2. Quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã:

– Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.

– Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.

– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.

 

1.3. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã, liên hợp tác xã

– Góp vốn và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Được cung ứng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ,

– Được phân phối thu nhập theo quy định, được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên, biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên

– Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.

– Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

 

1.4. Thủ tục đăng ký kinh doanh

– Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký khi có đủ các sau đây:

+ Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;

+ Hồ sơ đăng ký theo quy định ;

+ Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định ;

+ Có trụ sở chính theo quy định .

– Cơ quan đăng ký:

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

– Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định ;

+ Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;

+ Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định ;

+ Danh sách thành viên theo mẫu quy định ;

+ Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định;

+ Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua.

– Nếu hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện thì cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.

Chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 hàng năm, hợp tác xã báo cáo trung thực, đầy đủ, chính xác bằng văn bản tình hình hoạt động của hợp tác xã của năm trước đó với cơ quan đăng ký hợp tác xã

 

1.5. Thành viên hội đồng quản trị hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Là thành viên hợp xác xã;

– Không đồng thời là thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, kiểm soát viên;

 

1.6. Kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Là thành viên hợp tác xã;

– Không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, thành viên khác của ban kiểm soát;

– Điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

– Giám đốc (tổng giám đốc) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ.

 

1.7. Những người sau đây không được là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

– Đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;

– Đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu, các tội phạm về quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.

Quý khách có thể dựa vào nội dung trên để trả lời cho câu hỏi của mình. Luật LVN Group xin trả lời một số câu hỏi có tính chất riêng biệt như sau:

Xin Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi? Công ty tôi đang muốn chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên trở lên thành mô hình Hợp tác xã có được không? Xin trân trọng cảm ở

=> Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần; công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, pháp luật không có quy định cho phép chuyển đổi từ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn thành hợp tác xã. Do đó, không thể chuyển sang hình thức hợp tác xã.

Thay vào đó, bạn thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn theo luật doanh nghiệp và đăng ký thành lập hợp tác xã theo luật hợp tác xã.  

 

2. Liên hiệp hợp tác xã là gì ?

1. Các hợp tác xã có nhu cầu và tự nguyện có thể cùng nhau thành lập liên hiệp hợp tác xã.

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế hoạt động theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã thành viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khác của các thành viên tham gia.

>> gọi: 1900.0191

Liên hiệp hợp tác xã thành lập Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Người đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị; người đứng đầu Ban giám đốc là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Liên hiệp hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

2. Liên hiệp hợp tác xã được tự chọn tên và biểu tượng của mình phù hợp với quy định của pháp luật. Con dấu, bảng hiệu, giấy tờ giao dịch của liên hiệp hợp tác xã phải có ký hiệu “LHHTX”.

3. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của liên hiệp hợp tác xã được quy định trong Điều lệ liên hiệp hợp tác xã do Đại hội các thành viên thông qua.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật trực tuyến, gọi: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

 

3. Có áp dụng quy chế dân chủ tại nơi làm việc của Hợp tác xã không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Các thành viên của hợp tác xã thể hiện quy chế dân chủ theo luật như thế nào ạ ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 63 Bộ luật lao động 2019 quy định :

“1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.”

Theo đó tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2013/NĐ- CP quy định:

Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc“.

Căn cứ vào quy định tại Luật hợp tác xã 2012 , Bộ luật lao động 2020 và Nghị định 60/2013/NĐ-CP có thể thấy việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được áp dụng trong hoạt động của HTX là hoàn toàn phù hợp.

Thứ nhất,Điều 1 Nghị định 60/2013/NĐ-CP quy định phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Theo đó:

Nghị định này quy định nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở và hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp)”.

Như vậy, pháp luật đã quy định hợp tác xã là một trong những tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Thứ hai, về nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 60/ 2013/ NĐ- CP.

Chương 2 Nghị định 60/2013/NĐ- CP quy định về nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại điều 6, điều 7, điều 8, điều 9. Theo đó:

– Nội dung người lao động phải công khai được quy định tại Diều 6, Nghị định 60/2013/NĐ- CP gồm:

“1. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

2. Nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp, bao gồm: nội quy lao động; quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động; định mức lao động; thang, bảng lương, quy chế nâng bậc lương, quy chế trả lương, trả thưởng; trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy, thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

3. Tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, tiền lương, tiền thưởng, khấu trừ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động.

4. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).

5. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.

6. Trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

7. Công khai tài chính hàng năm của doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến người lao động.

8. Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.”

– Điều 7 Nghị định 60/2013/NĐ- CP quy định nội dung người lao động tham gia ý kiến gồm:

“1. Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, quy định phải công khai tại doanh nghiệp.

2. Các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

3. Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).

4. Nghị quyết hội nghị người lao động.

5. Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

6. Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.”

– Về nội dung người lao động quyết định, Điều 8 Nghị định 60/2013/NĐ- CP quy định:

1. Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung thương lượng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).

3. Thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.

4. Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

5. Tham gia hoặc không tham gia đình công.

6. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Nghị định 60/2013/NĐ- CP cũng quy định về nội dung người lao động được tham gia kiểm tra, giám sát. Theo đó người lao động có quyền kiểm tra, giám sát những nội dung sau:

“1. Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

2. Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của doanh nghiệp.

4. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có); thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động, nghị quyết hội nghị tổ chức công đoàn cơ sở.

5. Trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp; trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

6. Tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết luận của thanh tra, kiểm toán và thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động.

7. Thực hiện điều lệ doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện các nội dung của quy chế dân chủ quy định tại Nghị định này.”

Như vậy, nội dung thực hiện quy chế dân chủ dân chủ ở cơ sở bao gồm những nội dung người sử dụng lao động phải công khai, những nội dung người lao động được tham gia ý kiến, được quyết định và những nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và một số hình thức khác.

Thứ ba, về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được áp dụng trong hoạt động của hợp tác xã.

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” ( Khoản 1, Điều 3, Luật hợp tác xã 2012 ).

Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, Luật hợp tác xã 2012 tại điều 7 quy định như sau:

“1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.

3. Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

5. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

7. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.”

Như vậy, theo quy định tại điều trên thì dân chủ là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong nguyên tắc và hoạt động của Hợp tác xã. Dân chủ trong hợp tác xã thể hiện ở việc tự nguyện thành lập, gia nhập và ra khỏi hợp tác xã. Theo đó, Hợp tác xã được thành lập khi có ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên. Về việc gia nhập hợp tác xã, cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân thoản mãn yêu cầu của pháp luật, tán thành với điều lệ hợp tác xã đều có thể viết đơn xin gia nhập hợp tác xã và có quyền ra khỏi hợp tác xã theo ý chí tự nguyện của mình.

Tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã còn thể hiện ở việc các thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau trong việc quyết định các nội dung quan trọng của Hợp tác xã như xây dựng điều lệ, phương án kinh doanh, bầu Ban quản trị, ban kiểm sát Hợp tác xã… mà không phụ thuộc vào số lượng vốn góp.

Như vậy, một trong những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hợp tác xã là nguyên tắc tự nguyện, dân chủ. Việc áp dụng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ- CP trong hoạt động của hợp tác xã là hoàn toàn phù hợp với bản chất của hợp tác xã và quy định của pháp luật hiện hành.

 

4. Giải thể hợp tác xã như thế nào thì đúng quy định ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn như sau: UBND xã chúng tôi đang làm thủ tục giải thể HTX. Hiện nay, chúng tôi đã lập tổ công tác đánh giá lại tài sản cố định, để đánh giá về tài sản, vốn của HTX để báo cáo, định hướng UBND HUYỆN giải thể theo hình thức tự nguyện hay bắt buộc. Tuy nhiên, để định giá tài sản cố định (nhà, vật kiến trúc) thì có cần phải lập Hội đồng định giá tài sản nữa không hay cần chỉ lấy tô định giá được UBND huyện đã lập?
Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 54. Giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của Luật hợp tác xã năm 2012 quy định:

“1. Giải thể tự nguyện:

Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện. Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã thành viên.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

a) Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;

b) Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.

2. Giải thể bắt buộc:

Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;

c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;

đ) Theo quyết định của Tòa án.

3. Thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

a) Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;

b) Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm quyết định giải thể bắt buộc và giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.

4. Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, hội đồng giải thể phải nộp 01 bộ hồ sơ về việc giải thể, con dấu và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc xử lý các tài liệu khác thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký.

6. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải thể bắt buộc, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Căn cứ theo quy định trên thì hội đồng giải thể được phép thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Do đó, không cần phải lập Hội đồng định giá tài sản mà lấy tổ định giá được UBND huyện đã lập.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

 

5. Dịch vụ tư vấn thay đổi nội dung Đăng ký kinh doanh Hợp tác xã

Hợp tác xã tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn hoặc góp sức để lập ra theo quy định của pháp luật.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn LVN Group cung cấp đến khách hàng dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn, đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã, cụ thể: Tên, địa chỉ, ngành nghề, vốn điều lệ, số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, danh sách Ban Quản trị, Ban Kiểm soát hợp tác xã, …

Công ty luật LVN Group với hơn 10 năm kinh nghiệm, cùng các Luật sư của LVN Group, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp đến khách hàng dịch vụ Luật sư của LVN Group uy tín, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng.

1. Trình tự thực hiện thực hiện dịch vụ tư vấn của công ty luật LVN Group

– Ngay sau khi nhận được các yêu cầu của khách hàng về việc lựa chọn trường hợp thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hợp tác xã, Công ty luật LVN Group sẽ gửi các thông tin cơ bản về: Bảng giá thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh dianh của Hợp tác xã; Hợp đồng dự thảo; Quy trình tư vấn thay đổi nội dung cần thay đổi của hợp tác xã theo yêu cầu của khách hàng qua Email để khách hàng tham khảo thông tin về dịch vụ tư vấn, dịch vụ Luật sư của LVN Group thực hiện thủ tục;

– Khách hàng cung cấp thông tin theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin (mẫu công ty luật LVN Group soạn thảo);

– Công ty luật LVN Group sẽ gửi thư tư vấn trực tiếp qua email về các thông tin pháp lý mà khách hàng đã cung cấp;

– Sau khi thống nhất được các nội dung cơ bản về việc thành lập công ty Chúng tôi sẽ đặt lịch gặp gỡ tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc theo yêu cầu của Quý khách;

– Soạn thảo hồ sơ thay đổi nội dung thông tin của hợp tác xã, nội dung cần thay đổi trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo yêu cầu khách hàng;

– Cử nhân viên tiến hành các thủ tục theo quy định trong hợp đồng hai bên đã ký kết.

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp, hợp tác xã trực tuyến gọi số:1900.0191

2. Cách thức thực hiện việc tư vấn thay đổi Giấy đăng ký kinh doanh của hợp tác xã

Hồ sơ sau khi được hoàn thiện sẽ được chúng tôi tiến hành việc đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh của hợp tác xã tại Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của hợp tác xã.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã, bao gồm:

– Thông báo thay đổi về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã;

– Quyết định bằng văn bản của Ban Quản trị và Biên bản hoặc Nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi.

– Các giấy tờ khác có liên quan đến các nội dung thay đổi như:

+ Bản sao Điều lệ đã sửa đổi (đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác đến);

+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định);

+ Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Người quản lý và/hoặc các cá nhân khác tương ứng (với ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề).

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

4. Nhận và trả kết quả thủ tục đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã

Nhân viên, Luật sư của LVN Group, các chuyên viên pháp lý của công ty luật trách nhiệm hữu hạn LVN Group tiến hành nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu (còn hiệu lực) để đối chiếu. Nếu không phải người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của người đại diện theo pháp luật cho người đến nhận kết quả.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, khách hàng có thể kết nối đến tổng đài Luật sư của LVN Group 1900.0191 hoặc thông qua email dịch[email protected]hoặc đến trực tiếp trụ sở chính tại Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội để được Luật sư của LVN Group, chuyên viên pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư của LVN Group doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group
———————————————

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN:

1.Tư vấn thay đổi vốn điều lệ Công ty;

2. Tư vấn thay đổi tên công ty, doanh nghiệp;

3.Tư vấn thay đổi thành viên, cổ đông Công ty ;

4.Tư vấn thay đổi địa chỉ trụ sở chính cho công ty;

5. Tư vấn đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân;

6. Tư vấn hiệu đính thông tin sai lệch của giấy phép kinh doanh;

7. Tư vấn thay đổi người đại diện theo pháp luật cho Công ty cổ phần;

8. Tư vấn bổ sung ngành nghề kinh doanh, rút ngành nghề kinh doanh;

9. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty nhanh tại Hà Nội;

10. Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp