1. Thực chất quy tắc cạnh tranh trong EEA

Các chính sách cạnh tranh trong lĩnh vực chống độc quyền tại EC và các nước EFTA đã có truyền thống khác nhau về nhiều khía cạnh. Hệ thống cạnh tranh EC dựa trên “nguyên tắc ngăn cấm” đã giao cho uỷ ban nhũng quyền hành mạnh mẽ để kiểm soát nhũng hành vi chống cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành. Còn cách tiếp cận của các Quốc gia EFTA thường dựa trên “nguyên tắc lạm dụng”, phạm vi của các qui tắc cạnh tranh của Công ước EFTA chỉ giới hạn vào thương mại hàng hoá, và khác với các qui tắc của EC, các điều khoản của Công ước không có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp. Việc kiểm soát cạnh tranh đặt trong tay những nước thành viên. Trong trường hợp tranh chấp, các nước liên quan cố đạt tới giải pháp song phương, chỉ khi nào không thành công, mới áp dụng các thủ tục chính thức hơn của Công ước EFTA.

Điều 53 của Hiệp định EEA đề cập hành vi chống cạnh tranh bởi hai hay nhiều doanh nghiệp dựa vào các thoả thuận hay các tập quán phối hợp khác gây ra biến dạng cạnh tranh và tác động đến các Bên Ký kết. Các thoả thuận và tập quán ấy đều tự động vô hiệu, trừ phi chúng được phê chuẩn miễn trừ trong những trường họp mà tác động tiêu cực của chúng đã được cân đối lại bằng cắc yếu tố có lợi.

Thuật ngữ “doanh nghiệp” (undertaking) có nghĩa rộng theo sự xem xét thận trọng về pháp lý của Toà án EC (ECJ) và được du nhập vào EEA.

Trong ngữ cảnh ấy, định nghĩa về “doanh nghiệp” được nêu trong Điều 1 của Nghị định thư EEA 22: “bất cứ một thực thể nào tiến hành những hoạt động mang bản chất thương mại hoặc kinh tế”.

Thuật ngữ “thoả thuận” (agreement) có cùng một biểu thị như vậy theo nghĩa rộng rãi, bao gồm về cơ bản tất cả các thoả thuận bất kể dưới dạng nào.

Một ví dụ là “một thoả thuận quân tử” (gentleman’s agreement) không thành văn bản cũng tạo thành tiêu chí như thế. Nếu sự nghi ngờ có thể xảy ra đối với văn bản, thì “những tập quán phối hợp” đương nhiên có thể áp dụng.

Một định nghĩa rộng rãi cũng dành cho khái niệm “thương mại giữa các Bên Ký kết” (trade between Contracting Parties) (thuộc các Nhà nước Thành viên trong phạm vi EC). Không cần phải chứng minh tác động thực tế giữa các Quốc gia, một tác động tiềm ẩn là đầy đủ. Ngay cả hoạt động giới hạn trong một Quốc gia duy nhất cũng có thể làm tổn hại các qui tắc cạnh tranh EEA, nếu việc thu xếp giải quyết làm khó khăn hơn cho các nhà hoạt động kinh tế ở các nước khác đang hoạt động hay thâm nhập vào thị trường của quốc gia vừa nêu.

Điều 54 của Hiệp định EEA liên quan tới việc lạm dụng vị trí thống trị của một hay nhiều doanh nghiệp. Mặc dù một vị trí thống trị không bị cấm, song việc lạm dụng thì phải xử lý, vì nó có thể ảnh hưởng đến thương mại trong nội bộ EEA.

Khi một vị trí thống trị bị doanh nghiệp lợi dụng và dính líu vào sự phân biệt có hệ thống, thì xảy ra những trường hợp, chẳng hạn như áp dụng những điều kiện không giống nhau trong những doanh vụ như nhau, từ chối cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ, cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ thấp hơn giá thành để đẩy những người cạnh tranh ra khỏi thị trường hoặc gắn liền việc ký kết hợp đồng với những nghĩa vụ bổ sung không liên quan.

Tại EU, những điều khoản đặc biệt cũng được nêu trong Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu. Ngoài ra, còn có hàng loạt pháp lý thứ cấp liên quan đến việc thực hiện những điều khoản cơ bản. Tất cả những điều khoản đó được hợp nhất, có những vận dụng cần thiết vào Hiệp định EEA thông qua các nghị định thư và phụ lục.

 

2. Kiểm soát việc sáp nhập trong EEA

Việc tập trung có thể bị kiểm soát hoặc bằng cách kiểm soát sự sáp nhập (nêu ở phần dưới), hoặc bằng cách kiểm soát việc lạm dụng vị trí thống trị.

Về cơ bản, kiểm soát việc sáp nhập nhằm để kiểm soát cơ cấu thị trường.

Mục tiêu là duy trì một cơ cấu thị trường, trong đó doanh nghiệp vẫn còn chịu sức ép của cạnh tranh.

Qui định Kiểm soát Sáp nhập được Hội đồng EC thông qua ngày 21-12-1989 thiết lập nên quyền hành độc nhất cho uỷ ban đánh giá tình trạng tập trung theo qui mô EC. Qui mô này cho phép doanh số hàng năm của doanh nghiệp liên quan vượt quá một số ngưỡng nhất định. Ngay cả khi chưa đạt tới những ngưỡng này, việc tập trung cũng vẫn còn bị phụ thuộc vào luật kiểm soát sáp nhập quốc gia.

Qui định Kiểm soát Sáp nhập nói trên được đưa vào Hiệp định EEA. Vì được vận dụng theo những mục đích của Hiệp định EEA, nên phải phân định qui mô EFTA và qui mô EC. ESA là cơ quan có thẩm quyền xử lý những trường hợp mà việd sáp nhập chỉ ở quy mô EFTA, xem xét những tiêu chí nghiêm ngặt đối với cắc trường hợp hầu như không xảy ra trong thực tế.

Một qui định mới sửa đổi Qui định Kiểm soát Sáp nhập được thông qua và có hiệu lực từ 1-3-1998. Sự thay đổi chủ yếu đề cập vấn đề thông báo nhiều lần, tức là những thông báo trong một số hệ thống kiểm soát sáp nhập quốc gia. Một tiêu chí mới được đưa ra, bao gồm những ngưỡng mới được thành lập theo tổng doanh thu của doanh nghiệp có liên quan trên phạm vi toàn thế giới, ở cấp độ EC và ít nhất ở ba Nhà nước Thành viên. Một khi tiêu chí được định ra, Uỷ ban có quyền hành để xử lý các tình huống. Qui định sửa đổi được đưa vào Hiệp định EEA tháng 3-1998.

 

3. Bàn luận về Doanh nghiệp công và doanh nghiệp kỷ thác

Trong Hiệp ước Roma không có định nghĩa “doanh nghiệp công”.

Định nghĩa này được nêu tại Hướng dẫn 80/723 về tính minh bạch của quan hệ tài chính giữa các Nhà nước Thành viên và doanh nghiệp công, theo đó “doanh nghiệp công” nghĩa là: “bất cứ doanh nghiệp nào mà cơ quan công chính có thể trực tiếp hay gián tiếp thực thi ảnh hưởng thống trị bằng quyền sở hữu, sự đóng góp tài chính trong đó, hoặc những qui tắc điều hành doanh nghiệp”. Hướng dẫn này là một bộ phận của Hiệp định EEA.

Những điều khoản liên quan đến doanh nghiệp công và những doanh nghiệp khác được giao quyền đặc biệt hoặc độc quyền được nêu trong Điều 90 của Hiệp ước Roma. Với một chút điều chỉnh, Điều này được tái hiện trong Điều 59 của Hiệp định EEA. Mục tiêu của những điều khoản nhằm ngăn chặn những doanh nghiệp này vi phạm những qui tắc của Hiệp định, nhất là những nguyên tắc chung cấm phân biệt dựa trên quốc tịch, sự cạnh tranh và qui tắc viện trợ Nhà nước. Điều đó có nghĩa rằng các Nhà nước Thành viên có thể không thông qua hoặc duy trì bất cứ biện pháp nào dẫn đến sự phá vỡ những điều khoản này.

Theo những điều khoản ấy, các doanh nghiệp công thường lệ thuộc vào cùng một chế độ cạnh tranh như các doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp các doanh nghiệp được ký thác giao quyền hoạt động dịch vụ vì lợi ích kinh tế chung hoặc có tính chất độc quyền tạo nguồn thu, thì chỉ tôn trọng các qui tắc cạnh tranh tự do trong chừng mực sự áp dụng không cản trở việc thực thi những nhiệm vụ riêng biệt được giao cho các doanh nghiệp ký thác.

Ủy ban EC và ESA được giao quyền đảm bảo việc áp dụng Điều 59. Khi cần thiết, cả hai tổ chức này sẽ thực thi nhũng biện pháp thích họp đối với những Quốc gia nằm trong phạm vi quyền hành liên quan.

Dựa theo những Điều nêu trên, uỷ ban EC và ESA có thể ra những quyết định riêng biệt ràng buộc về pháp lý đối với một Quốc gia, tuyên bố rằng biện pháp của Quốc gia ấy không phù họp với Hiệp ước Roma hoặc Hiệp định EEA và chỉ định những bước cần thực hiện để sửa chữa tình huống.

Hơn nữa, uỷ ban cũng còn có thể vận dụng những Hướng dẫn trên cơ sở Điều 90 của Hiệp ước Roma. Nhũng Hướng dẫn ấy có thể gắn liền với Hiệp định EEA bằng Quyết định của uỷ ban Hỗn hợp EEA.

 

4. Bàn luận về cơ cấu thể chế và thủ tục

Hệ thống cạnh tranh EEA dựa trên mô hình hai bước, nghĩa là cả hai bên EC và EFTA đều có tổ chức riêng chịu trách nhiệm thực thi hỉệu lực của các quy tắc cạnh tranh. Để phát huy hết trách nhiệm của mình, EFTA đã thành lập một cơ quan độc lập mới- ESA- với quyền hạn và chức năng tương ứng với các tổ chức thực thi của uỷ ban EC.

Để thực hiện tính vững chắc về pháp lý và tránh bất cứ sự lộn xộn về quyền hạn của các cơ quan hữu trách, cần phải thiết lập một hệ thống phân bố những trường hợp giữa hai bên, dựa trên tiêu chí mục tiêu. Những qui tắc ấy được đề ra trong Điều 56 của Hiệp định, và được bổ sung bằng các điều khoản tại Nghị định thư số 22:

– Theo Điều 56, ESA sẽ phụ trách những trường hợp liên quan đến những thoả thuận giữa các doanh nghiệp (Điều 53), tại đó chỉ có thương mại của các quốc gia EFTA bị ảnh hưởng, hoặc ít nhất 33% của doanh số EEA của các doanh nghiệp liên quan được phát sinh tại khu vực EFTA, và tác động đối với thương mại của các Nhà nước Thành viên EC hoặc đối với cạnh tranh trong nội bộ Cộng đồng là không tăng giảm giá. Ủy ban EC có đủ thẩm quyền để quyết định các trường hợp khác.

– Các trường hợp riêng lẻ thuộc Điều 54 (lợi dụng vị trí thống trị) sẽ do cơ quan giám sát trong lãnh thổ phát hiện thấy vị trí thống trị, ra quyết định.

– Nếu sự thống trị tồn tại ở nhiều lãnh thổ thuộc quyền hai cơ quan giám sát, áp dụng qui tắc tương tự thuộc Điều 53.

– Về kiểm soát việc sáp nhập, uỷ ban có thẩm quyền quyết định mọi trường họp trong toàn thể EEA, trừ khi không có qui mô của Cộng đồng như đã định nghĩa tại Qui định của Hội đồng về Kiểm soát sự Tập trung của các doanh nghiệp.

Vì các quyết định của các cơ quan giám sát thẩm quyền có hiệu lực trong toàn khu vực EEA, mô hình hai bước là cần thiết cho việc hợp tác chặt chẽ giữa hai bên, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của hệ thống và duy trì tính nhất quán trong việc áp dụng các qui tắc. Sự trao đổi thông tin và tham khảo thường xuyên là cần thiết, không chỉ đối với các mặt cạnh tranh chung, mà còn đối với cả các thủ tục tiếp sau trong những trường hợp riêng lẻ thuộc Hiệp định EEA đề cập, loại trừ những trường hợp thuần tuý của EC hay EFTA. Các cơ quan giám sát cũng cung cấp cho nhau những hỗ trợ hành chính trong công việc điêu tra.

 

5. Quyền lực giải quyết vấn đề cạnh tranh

ESA cũng có quyền lực tương tự như Uỷ ban EC trong việc giải quyết các vấn đề cạnh tranh thuộc phạm vi quyền hạn. Đó là quyền “thanh khoản tiêu cực, những miễn trừ riêng lẻ và thư an ủi và đảm nhiệm việc điều tra.

ESA cũng còn có quyền phạt đối với những vi phạm qui tắc cạnh tranh. Sự khác nhau duy nhất về quyền hành so với uỷ ban là ESA không có quyền lập pháp, do đó những miễn trừ theo khối phải được gắn vào Hiệp định EEA, thông qua quyết định của uỷ ban Hỗn hợp tiếp sau những qui tắc thông thường ban hành quyết định của EEA.

Bổ sung cho ESA, Toà án EFTA có quyền xử lý các vấn đề cạnh tranh. Hiệp định EEA nêu rõ ràng rằng Toà án EFTA sẽ quyết định đối với những kháng án liên quan đến quyết định trong lĩnh vực cạnh tranh do ESA khởi xướng, về sự nhất quán trong việc diễn giải các qui tắc cạnh tranh của Toà án EFTA và Toà án EC, áp dụng những nguyên tắc chung của Hiệp định.

bán buôn đồ uống có cồn, việc đó xem như trái với các Điều 11,13 và 16 của Hiệp định EEA. Tháng 12-1994, một ý kiến hợp lý liên quan đến luật pháp rượu cồn được gửi đến Na Uy. Kết quá là, ngày 1-1- 1996, Chính phủ Na Uy chuyển giao những hoạt động nhặp khẩu, xuất khẩu, bán buôn và sản xuất của A/S Vinnopolet sang Tập đoàn công : ty Arcus, dq vậy xoá bỏ mối liên kết về thể chế giữa độc quyền bán lẻ với sản xuất đó Mống có cóp Tháng 10-1996 Cơ quan Giám sát kết luận rằng các biện pháp do Na Uy tiến hành đã xoá bỏ những vì phạm mà ý kiến hợp lý nêu trên đề cập, rồi Cơ quan quyết định kết thúc vụ này, Tuy nhiên, Cơ quan vẫn tiếp tục xem xét những khiêu nại liên quan.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).