1. Viện trợ là gì? 

Trong quan hệ quốc tế nói chung, “viện trợ” (còn được gọi là viện trợ quốc tế, viện trợ nước ngoài, viện trợ kinh tế) – đó là – theo quan điểm của các chính phủ – một sự chuyển giao tài nguyên tự nguyện từ nước này sang nước khác.

Viện trợ có thể phục vụ một hoặc nhiều chức năng, như: nó có thể được đưa ra như một tín hiệu của sự chấp thuận ngoại giao, hoặc để củng cố một đồng minh quân sự, để thưởng cho một chính phủ cho hành vi mà nhà tài trợ mong muốn, để mở rộng ảnh hưởng văn hóa của nhà tài trợ, để cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho nhà tài trợ để khai thác tài nguyên từ quốc gia nhận, hoặc để có được các loại truy cập thương mại khác. Các quốc gia có thể cung cấp viện trợ cho các lý do ngoại giao hơn nữa. Mục đích nhân đạo và vị tha thường là lý do cho sự trợ giúp của nước ngoài. 

Viện trợ có thể được các cá nhân, tổ chức tư nhân hoặc chính phủ thực hiện. Các tiêu chuẩn phân định chính xác các loại chuyển khoản được coi là “viện trợ” khác nhau giữa các quốc gia.

Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ đã ngừng báo cáo viện trợ quân sự như là một phần của số liệu viện trợ nước ngoài vào năm 1958. Biện pháp viện trợ được sử dụng rộng rãi nhất là “Hỗ trợ phát triển chính thức ” (ODA).  

 

2. Viện trợ nước ngoài 

Viện trợ nước ngoài (Foreign aid) là các khoản ưu đãi tài chính, hàng hóa và dịch vụ được tài trợ dành cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy phát triển ở các quốc gia này. 

Viện trợ nước ngoài (Foreign aid) là các khoản ưu đãi tài chính, hàng hóa và dịch vụ được tài trợ dành cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy phát triển ở các quốc gia này, thường được thực hiện dưới hình thức hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ kĩ thuật.

Cũng có thể hiểu, viện trợ nước ngoài là khoản tiền mà một quốc gia tự nguyện chuyển sang một quốc gia khác, có thể dưới dạng một món quà, một khoản trợ cấp hoặc một khoản vay. Ở Hoa Kỳ, thuật ngữ này thường chỉ đề cập đến hỗ trợ quân sự và kinh tế mà Chính phủ liên bang cung cấp cho các Chính phủ khác. 

Theo Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (Development Assistance Committee – DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra một định nghĩa chính xác hơn được sử dụng bởi câu lạc bộ các nhà tài trợ. Theo đó, viện trợ phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đến từ các nguồn chính thức, không bao gồm các quĩ được huy động bởi các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tình nguyện tư nhân, ngoại trừ những khoản viện trợ từ các nguồn chính thức nhưng được giải ngân thông qua các tổ chức phi Chính phủ.

– Được dành cho mục đích phát triển, vì vậy viện trợ không bao gồm viện trợ quân sự và các nguồn tài trợ phục vụ mục đích thương mại, ví dụ như tín dụng xuất khẩu.

– Có mức độ ưu đãi cao (viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% khoản viện trợ).

– Được giành cho một quốc gia thuộc Phần I trên “Danh sách các nước nhận viện trợ” của DAC, trong đó bao gồm tất cả các nước thu nhập thấp và trung bình trên thế giới.

Tuy nhiên, viện trợ nước ngoài cũng cần có lưu ý sau:

– Các khoản tài chính quốc tế đáp ứng tất cả bốn điều kiện trên được gọi là Hỗ trợ Phát triển Chính thức (Official Development Assistance).

– Những khoản đáp ứng tất cả các tiêu chí trừ điều kiện về mức độ ưu đãi được gọi là Tài chính Phát triển Chính thức (Official Development Finance).

 

 

3.  Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Hỗ trợ Phát triển Chính thức (Official Development Assistance – ODA), là một hình thức đầu tư nước ngoài.

Đây được gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

Hỗ trợ phát triển chính thức là việc các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ một nước đầu tư cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế và xã hội ở nước đó. 

– Bản chất của dòng vốn này chứa đựng yếu tố trợ giúp mang tính quốc tế, nên còn gọi là dòng vốn tài trợ quốc tế.

– ODA có yếu tố viện trợ do đó khối lượng vay vốn thường lớn, thời hạn vay dài, lãi suất vay thấp.

– Đây là dòng vốn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ chính trị, xã hội giữa hai bên.

– Có sự giám sát của bên đầu tư trong quá trình vốn được sử dụng ở bên nhận đầu tư.

– Khả năng đáp ứng vốn của dòng vốn này rất chậm, thường có sự chênh lệch lớn giữa lượng vốn cam kết với vốn được giải ngân trong thực tế.

– Việc di chuyển vốn thường kèm theo các điểu kiện ràng buộc đối với bên vay vốn, như điều kiện về cải thiện chính sách vĩ mô (với ODA đa phương); điểu kiện mua thiết bị tại nước chủ đầu tư, hay đòi hỏi cải thiện môi trường đầu tư… (với ODA song phương).

Về hình thức hỗ trợ phát triển chính thức:

Phân biệt theo tính chất sử dụng vốn, ODA bao gồm: ODA không hoàn lại và ODA cho vay ưu đãi.

Theo đó: 

– ODA không hoàn lại (còn gọi là viện trợ không hoàn lại) là vốn do các nhà tài trợ quốc tế đầu tư với ý nghĩa từ thiện, thực chất là quà tặng của một bên cho phía bên kia có gán với mục đích sử dụng của vốn, như: viện trợ xoá đói giảm nghèo, viện trợ cho người khuyết tật, viện trợ thực hiện cải thiện môi trường sống… 

– ODA ưu đãi là vốn do các chủ đầu tư quốc tế cho chính phủ một nước vay với điều kiện ưu đãi (lượng vốn lớn, lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, thời hạn sử dụng dài, có thể có thời gian ân hạn), vì vậy thực chất là loại tín dụng ưu đãi. 

Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất thị trường được gọi là yếu tố viện trợ. Yếu tố viện trợ của ODA càng lớn thì lãi suất cho vay càng nhỏ.

 

 

4. Khái niệm viện trợ nhà nước

Theo Điều 61 của Hiệp định Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) là một ví dụ tốt về cách định nghĩa viện trợ Nhà nước trong bối cảnh quốc tế: “bất cứ khoản viện trợ nào được phê chuẩn bởi các Nhà nước Thành viên EC, các Nhà nước EFTA hoặc thông qua nguồn lực Nhà nước dưới bất cứ hình thức nào làm biến dạng, hay đe doạ cạnh tranh bằng cách ưu đãi những doanh nghiệp nhất định hoặc sản xuất những hàng hoá nhất định.”

=> Khái niện trợ nhà nước ở trên có thể phân tích theo những hướng sau:

– Thứ nhất, khái niệm viện trợ thông thường được diễn giải rộng nghĩa, vì vậy những khoản trợ cấp cũng ở dạng khác với trực tiếp thanh toán từ ngân sách công cho người thụ hưởng. Cho nên những biện pháp như lợi tức thuế (hoặc những dạng khác của thu nhập công đã từ bỏ), việc rót vốn từ các tổ chức công, bảo lãnh các khoản vay, trợ cấp lãi suất hoặc các giá khác biệt do các doanh nghiệp và các cơ quan đưa ra, cũng có thể tạo thành viện trợ.

– Thứ hai, các biện pháp kinh tế mạng tính chất phổ thông áp dụng cho mọi nhà hoạt động kinh tế theo cách không phân biệt đối xử và không thể hiện rõ quyền lực của cơ quan, thông thường không được coi là viện trợ Nhà nước.

Tuy nhiên, nếu một chương trình phổ thông đối xử với với hàng hoá nội địa ưu đãi hơn là hàng nhập khẩu (chẳng hạn tiêu thụ sản phẩm nội địa nhận được tỷ lệ trợ cấp cao hơn tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu), thì biện pháp ấy bị coi là viện trợ Nhà nước.

– Thứ ba, viện trợ Nhà nước không nhất thiết liên kết với lợi ích được chính phủ trung trơng phê chuẩn, cho nên, các biện pháp ở cấp khu vực hay địa phương cũng có thể cấu thành viện trợ Nhà nước. Điều không quan trọng là tổ chức nào phê chuẩn viện trợ ở giai đoạn cuối cùng. Chẳng hạn, bảo lãnh khoản vay ở một số nước hay các khoản vay ưu đãi được chuyển qua các tổ chức tư nhân hay bán tư nhân. Tuy nhiên, nếu nguồn gốc của tài trợ là nguồn công, thì có nghĩa là các biện pháp liên quan bị coi là viện trợ Nhà nước.

– Xét theo cơ sở pháp lý của biện pháp, tức là đó có phải là điều luật, Sắc lệnh, quyết định của cấp bộ trưởng hoặc cấp khác. Hơn nữa các qui tắc viện trợ Nhà nước bao trùm viện trợ phê chuẩn cho tất cả doanh nghiệp, dù là công ty tư nhân hay doanh nghiệp công.  

 

5. Các yếu tố chính của quy tắc viện trợ nhà nước

Trong những hiệp định thương mại quốc tế, những điều khoản về viện trợ Nhà nước thường gồm các yếu tố sau: (a) những qui tắc cơ bản; (b) những qui tắc minh bạch; và (c) cơ chế hiệu lực.

Những qui tắc cơ bản nhằm phân biệt các biện pháp viện trợ Nhà nước được phép với những biện pháp bị cấm. Nguyên tắc chung cần tuân theo thường được xác định bằng những thuật ngữ rất chung và chỉ có thể có, như là một điểm xuất phát, tiêu chí của những tác động về thương mại, nghĩa là trợ cấp được xem xét trên cơ sở những tác động thực có hoặc tiềm ẩn đối với thương mại giữa các bên tham gia thoả thuận.

Trong một vài trường hợp, có nêu bản liệt kê những trợ cấp cấm hoặc cho phép. Trong những trường hợp này, vấn đề là hơi khó khăn để làm cho được thấu đáo. Các bên cũng có thể nhất trí về những mức trần và mật độ viện trợ nhất định để vạch ra ranh giới giữa những biện pháp được phép và cấm.

Sự minh bạch thường đạt được bằng những thông báo và các phương tiện báo cáo khác, Chỉ cần căn cứ vào yếu tố minh bạch, căn cứ vào thông tin này, mới có thể đánh giá liệu các bên có hay không, tuân theo những qui tắc đã thoả thuận chung.

Nếu những qui tắc không được tôn trọng, các bên khác có cơ hội áp dụng nhũng biện pháp cần thiết tiếp sau việc điều tra và tham khảo. Vì lý do này, các hiệp định quốc tế đưa ra những qui tắc về hiệu lực.

Theo một quan điểm liên chính phủ, cơ chế có thể thay đổi, được nêu trong những Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) truyền thống (như Công ước Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu ‘EFTA’), theo đó, bên bị tổn hại có thể tiến hành nhũng biện pháp để cân bằng tình hình nếu việc tham khảo tỏ ra không thành công, hoặc kêu gọi sự hiệu lực siêu quốc gia, nơi có một tổ chức độc lập riêng biệt được trao quyền điều tra, đánh giá những biện pháp viện trợ Nhà nước. Hệ thống thứ hai vừa nêu được sử dụng ở Liên minh châu Âu và ở Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA).

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).