1. Quy định chung về xét xử phúc thẩm

Phúc thẩm được áp dụng đối với các vụ án dân sự, hình sự, lao động, kinh tế, hành chính. Phúc thẩm là một hoạt động tố tụng, trong đó Toà án cấp trên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cự của bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm xử mà bị kháng cáo, kháng nghị, kiểm tra tính hợp pháp là kiểm tra việc áp dụng pháp luật của toà sợ thẩm khi ra bản án, quyết định đó, bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng; kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định là kiểm tra những chứng cứ đã thu thập được có phù hợp với thực tế không, kết luận của bản án/quyết định có phù hợp với hồ sơ vụ án hay không.

Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu là các toà án cấp phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân cấp huyện, Toà án quân sự cấp khu vực. Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương là Toà án cấp phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu. Đối với các vụ án hình sự, Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:

1) Không chấp thuận những kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

2) Sửa bản án sơ thẩm;

3) Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

4) Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Mục đích của phúc thẩm là nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm của Toà án cấp sơ thẩm khi xét xử và ra bản án/quyết định, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Qua đó còn kiểm tra chất lượng xét xử của Toà án cấp sơ thẩm, đúc rút kinh nghiệm, uốn nắn những sai lầm trong công tác xét xử và có hướng bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán.

Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay.

2. Thụ lí vụ án dân sự để xét xử phúc thẩm

Theo Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kềm theo, tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lí. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lí vụ án, tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp về việc tòa án đã thụ lí vụ án và thông báo trên cổng thông tin điện tử của tòa án (nếu có). Chánh án tòa án cấp phúc thẩm thành lập hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.

3. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Theo quy định tại Điều 286 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, tuỳ từng trường hợp, tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:

a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đổi với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì chánh án tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 01 tháng.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp cólí do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của tòa án có hiệu lực pháp luật.

Các quy định về thời hạn xét xử này không áp dụng đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài.

4. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm

Điều 344 BLTTHS năm 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

5. Phạm vi xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng câo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Do đó, đôì với bản án, quyết định hoặc những phần bản án, quyết định không có kháng cáo, kháng nghị, không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị thì dù có nhận thấy bản án, quyết định sơ thẩm có sai lầm cũng không được đưa ra xét xử phúc thẩm, mà phải xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Đối với những phần bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng lại có liên quan chặt chẽ với các phần có kháng cáo, kháng nghị sẽ không có hiệu lực pháp luật và sẽ nằm trong phạm vi xem xét của cấp phúc thẩm.

Những phần được coi là có liên quan đến việc xem xét kháng cáo, kháng nghị là trường hợp việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đôì với phần này của bản án, quyết định sơ thẩm đòi hỏi phải xem xét, giải quyết đồng thời với phần khác có liên quan của bản án, quyết định sơ thẩm, mặc dù phần này không bị kháng cáo, kháng nghị.

Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, ngoài việc giải quyết quan hệ hôn nhân, Tòa án đã quyết định cả quan hệ nuôi con và quan hệ cấp dưỡng nuôi con. Trong phần tài sản, ngoài việc xác định và phân chia tài sản chung, Tòa án còn quyết định trách nhiệm của các bên về các khoản nợ chung và nợ riêng.

Nếu chỉ có phần giải quyết quan hệ nuôi con, phần giải quyết quan hệ vay nợ trong bản án sơ thẩm là có kháng cáo, kháng nghị còn quan hệ cấp dưỡng nuôi con, phần xác định tài sản chung và phân chia tài sản chung không có kháng cáo, kháng nghị nhưng vì các phần này có liên quan đến phần quan hệ pháp luật có kháng cáo, kháng nghị nên cũng trong phạm vi xét xử phúc thẩm. Đôì với phần quan hệ vợ chồng Tòa án đã xử cho hai bên ly hôn, phần này không có kháng cáo, kháng nghị và cũng không có liên quan đến phần có kháng cáo, kháng nghị nên có hiệu lực pháp luật.

Một ví dụ khác: Trong vụ án chia di sản thừa kế, tại phần quỵết định của bản án sơ thẩm ngoài việc xác định di sản, phân chia di sản cho các thừa kế, còn xác định trách nhiệm của các thừa kế trong việc thanh toán nghĩa vụ tài sản do ngưòi chết để lại. Sau khi xét xử sơ thẩm có đương sự kháng cáo và Viện kiểm sát kháng nghị về phần giải quyết thanh toán nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Trong trường hợp này khi giải quyết phần có kháng cáo, kháng nghị đòi hỏi phải xem xét đồng thời phần chia di sản cho các thừa kế. Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xem xét cả phần phân chia di sản dù phần này không có kháng cáo, kháng nghị.

Đối với những trường hợp dù nội dung kháng cáo, kháng nghị có để cập nhưng những nội dung này chưa được cấp sơ thẩm giải quyết thì cấp phúc thẩm cũng không được đưa ra xét xử.

Trong thực tiễn có những trường hợp do không nắm vững phạm vi xét xử phục thẩm, hoặc không nghiên cứu kỹ hồ sơ, đơn chống án, quyết định kháng nghị dẫn đến việc đưa ra xét xử cả phần chưa được cấp sơ thẩm giải quyết, bỏ sót đơn chống án, bỏ sót nội dung kháng cáo, kháng nghị hoặc xem xét cả phần không có kháng cáo, kháng nghị không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Ví dụ: Trong vụ án ly hồn, một bên đương sự chỉ kháng cáo về phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Khi xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm đã qụyết định cả phần quan hệ tình cảm vợ chồng, quan hệ con cái, phần quan hệ cấp dưỡng nuôi con.

Cũng có trường hợp, Tòa án cấp sơ thẩm mối chỉ giải quyết quan hệ vợ chồng, quan hệ con cái và quan hệ cấp dưởng, còn quan hệ tài sản chung của vợ chồng Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải quyết. Sau khi xét xử sơ thẩm đương sự đã kháng cáo yêu cầu xem xét lại quan hệ con cái và yêu cầu giải quyết quan hệ tài sản chung. Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử cả quan hệ tài sản là không đúng.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, dù Tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét giải quyết quan hệ tài sản chung vợ chồng, nhưng đương sự có kháng cáo và tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết quan hệ tài sản thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền giải quyết, công nhận sự thỏa thuận đó của đương sự; có giải quyết như vậy mối thể hiện sự tôn trọng quyển tự định đoạt của đương sự và kết thúc nhanh vụ án.

Đối với những phần bản án, quyết định sơ thẩm chưa đề cập, chưa được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết thì dù đương sự có kháng cáo hay Viện kiểm sát có kháng nghị và tại phiên tòa phúc thẩm đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về phần này, Tòa án cấp phúc thẩm cũng không được giải quyết, sỏ dĩ Hội đồng xét xử phúc thẩm không được giải quyết dù đương sự có tự nguyện thỏa thuận là bởi các lý do sau:

– Thứ nhất, cấp phúc thẩm chỉ được xem xét đối với những vấn đề mà cấp sơ thẩm đã giải quyết. Nếu cấp sơ thẩm chưa giải quyết mà cấp phúc thẩm giải quyết là vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử, vi phạm về phạm vi xét xử phúc thẩm.

– Thứ hai, phần tài sản Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải quyết thì đương sự chỉ có quyền kháng cáo những vấn đề thuộc phạm vi tố tụng (như: đương sự có yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất trong vụ án hôn nhân và gia đình, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét, không nhận định gì về yêu cầu này hoặc tuyên bố tách ra giải quyết sau bằng một vụ án khác và đương sự không đồng ý). Còn về nội dung quan hệ tranh chấp, Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải quyết thì đương sự chưa thể kháng cáo.

– Thứ ba, do cấp sơ thẩm chưa giải quyết, nên chưa xử lý vấn đề án phí sơ thẩm. Nếu chấp nhận cho cấp phúc thẩm giải quyết là tạo kẽ hở cho đương sự “trôn” án phí sơ thẩm.

– Thứ tư, không phải đương sự tự nguyện thỏa thuận là Tòa án công nhận mà Tòa án còn có trâch nhiệm thu thập chứng cứ, kiểm tra, đánh giá việc thỏa thuận đó có tự nguyện không, có thuộc phạm vi quyền tài sản của họ hay không. Đo Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải quyết, chưa thu thập chứng cứ hoặc có thu thập nhưng chưa đầy đủ, nên tại phiên tòa phúc thẩm khó có thể có đủ căn cứ kết luận sự tự nguyện thỏa thuận đó không xâm phạm đến quyền, lợi ích của người khác.

Mặt khác, có vấn đề cần phải bình luận rõ là Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị…”, vậy thì việc “chỉ xem xét lại…” ở đây được hiểu là chỉ xem xét lại về nội dung của bản án, quyết định hay “chỉ xem xét lại” cả về tố tụng? Nếu đương sự chỉ kháng cáo một phần về nội dung, không kháng cáo về quá trình tố tụng trước khi mở phiên tòa, hoặc tố tụng tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử có quyền xem xét, phán quyết về vấn đề tố tụng hay không? Trưòng hợp được xem xét thì đốỉ với những phần không có kháng cáo, kháng nghị có thể bị cấp phúc thẩm hủy bỏ khi thấy cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng. Vậy, có mâu thuẫn gì vối khoản 2 Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành là “Bản án, quyết định hoặc những phần bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thi có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị”. Và mâu thuẫn với quy định ở khoản 2 Điều 270 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành về tính chất xét xử phúc thẩm và phạm vi xét xỏ phúc thẩm (Điểu 293 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

Trên thực tế, đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị một phần bản án sơ thẩm, các phần khác không có kháng cáo, kháng nghị và cũng không có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị nhưng khi xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử nhận thấy Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng tố tụng, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã hủy toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm. Việc giải quyết như vậy đã đúng tố tụng chưa? Từ trưốc đến nay, chưa có ý kiến nào cho rằng hủy toàn bộ bản án trong trường hợp nói trên là vi phạm tốtụng.

Ví dụ: Trong vụ án ly hôn Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết cả ba mối quan hệ là quan hệ tình cảm, quan hệ con cái, quan hệ tài sản. Đương sự chỉ kháng cáo quan hệ tài sản. Như vậy, phần quan hệ tình cảm, con cái đã có hiệu lực pháp luật, nhưng khi xét xử phúc thẩm về quan hệ tài sản, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy đô’i với vụ án này bắt buộc phải tiến hành hòa giải, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã không tiến hành hòa giải, hoặc trong thành phần Hội đồng xét xử có người là “người thân thích” của một bên đương sự. Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy toàn bộ bản án.

Mặc dù, trong một số điều luật (Điều 272; 279; 283; 289; 293; 308; 310… Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành) tại phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” có thuật ngữ “phần”, “một phần”, “những phần”, “phần nào” của bản án dễ tạo cảm giác đó là những thuật ngữ, những quy định chỉ đề cập một phần cụ thể về nội dung của bản án, quyết định chứ không hàm chứa nội dung vể tố tụng.

Vì không có một quy định, hoặc sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền nào cho rằng các thuật ngữ trên chỉ nhằm đề cập các phần, một phần… trong phần nội dung bản án, quyết định. Do đó, cần phải hiểu các thuật ngữ đó vừa để chỉ đến những phần, một phần… cụ thể trong phần nội dung của bản án, quyết định… vừa chỉ đến vấn đề tố tụng. Khi đã kháng cáo về vấn đề tố tụng tức là đã đề cập tính hợp pháp của bản án.

Nếu kháng cáo, kháng nghị chỉ đề cập một vi phạm tố tụng cụ thể, nhưng nghiêm trọng, không đề cập gì các nội dung cụ thể của bản án, quyết định hoặc vừa đề cập vấn để tố tụng của vụ án và vừa đề cập một phần cụ thể về nội dung của bản án, quyết định sơ thẩm thì phải coi toàn bộ bản án, quyết định đó là chưa có hiệu lực pháp luật.

Ví dụ: Bản án sơ thẩm số 15/2011/DS-ST ngày 09-12- 2011, Tòa án nhân dân quận X, thành phô’ H, sau khi nhận định do ông Nguyễn Văn A, ông Nguyễn Văn c, bà Lê Thị P cùng đến vay tiền ông Nguyễn Văn B trong một thời điểm, nhưng là quan hệ vay nợ độc lập, và xác định trách nhiệm trả nợ của từng người đã quyết định:

(1) Buộc ông Nguyễn Văn A phải trả cho ông Nguyễn Văn B số nợ cả gốc và lãi là 20.000.000 đồng.

(2) Ông Nguyễn Văn c phải trả cho ông Nguyễn Văn B số nợ cả gốc và lãi là 10.000.000 đồng.

(3) Bà Lê Thị P phải trả cho ông Nguyễn Văn B số nợ là 15.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo…

Sau khi xét xử sơ thẩm chỉ có bà Lê Thị P kháng cáo với nội dung: Ông Nguyễn Tiến Q chủ tọa phiên tòa là anh em ruột với nguyên đơn, việc xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm là ví phạm Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

Hoặc trong đơn chống án bà Lê Thị P vừa có nội dung kháng cáo về tố tụng như nêu trển và vừa có khắng cáo (về nội dung) quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là buộc bà trả ông Nguyễn Văn B 15.000.000 đồng là không đúng, vì sau khi vay một tháng bà đã trả toàn bệ số tiền đã vay và lãi.

Trường hợp này, dù bà Lê Thị P chỉ kháng cáo vấn đề tố tụng hay vừa kháng cáo về tố tụng, vừa kháng cáo về nội dung và chỉ có bà Lê Thị p kháng cáo, nhưng phải xác định toàn bộ bản án sơ thẩm là không có hiệu lực pháp luật. Vì phần kháng cáo về tố tụng của bà Lê Thị p liên quan đến tất cả các phần khác của bản án.

Ngược lại, cũng với ví dụ trên, nhưng bà Lê Thị P chỉ kháng cáo về số nợ mà Tòa án cấp sơ thẩm buộc bà phải trả (15.000.000 đồng) cho ông c là không đúng, yêu cầu xem xét lại, bà không kháng cáo về tố tụng, và không có ai kháng cáo, kháng nghị gì khác. Nhưng khi xét xử Hội đồng xét xử phúc thẩm mới phát hiện ông Nguyễn Tiến Q Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa là anh ruột của nguyên đơn (ông Nguyễn Văn B) và Tòa án cấp sơ thẩm đã không tiến hành hòa giải giữa các đương sự thì phạm vi xét xử phúc thẩm đến đâu? Rõ ràng nội dung kháng cáo của bà Lê Thị p không liên quan đến điểm 1, điểm 2 trong quyết định của bản án sơ thẩm (giải quyết khoản nợ của ông Nguyễn Văn A, ông Nguyễn Văn c với ông Nguyễn Văn B). Nhưng việc vi phạm tô tụng đã liên quan đến tất cả các phần vể nội dung khác của bản án. Trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền hủy toàn bộ bản án hay chỉ hủy phần quan hệ nợ giữa bà Lê Thị p và ông Nguyễn Văn B, phần còn lại của bản án phải xử lý theo trình tự giám đốc thẩm.

Cũng tương tự như vậy, trong bản án sơ thẩm giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản. Một bên đương sự chỉ kháng cáo về quan hệ tài sản; ngoài ra không có kháng cáo, kháng nghị nào khác. Thông thường, sau khi hết hạn kháng cáo, kháng nghị thì quan hệ vợ chồng và quan hệ con cái trong bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Khi xét xử, Hội đồng xét xử phúc thẩm phát hiện một thành viên Hội đồng xét xử đã tham gia xét xử sơ thẩm lần đầu, sau khi bản án sơ thẩm đó bị cấp phúc thẩm hủy nay lại tiếp tục tham gia xét xử lại, đồng thồi trong suốt quá trình tố tụng từ lần thụ lý, xét xử sơ thẩm lần đầu tiên đến nay, Tòa án cấp sơ thẩm chưa tiến hành hòa giải theo luật định. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, hay Tòa án cấp phúc thẩm chỉ hủy bản án sơ thẩm về phần quan hệ tài sản còn phần quan hệ vợ chồng, quan hệ con cái sẽ giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm?

Trong Bộ luật tố tụng dân sự chưa có quy định thật rõ về vấn đề này và cũng chưa có một văn bản nào hướng dẫn.

Để trả lời câu hỏi trên cần giải thích ý thứ hai của Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành “hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị”. Thế nào được coi là có liên quan? Các phân tích, bình luận và các ví dụ nêu ở trên mới để cập các hên quan về nội dung giữa các phần trong bản án như, ý thứ hai của Điều 293, song thiết nghĩ cần giải thích mỏ rộng hơn nữa thì mới bảo đảm tính khái quát của điều luật. Đó là, ngoài việc nhận thức tính liên quan về nội dung giữa các phần trong bản án thì phải thấy cả tính liên quan về hình thức, về tố tụng trong một thể thống nhất của bản án. Khi xem xét việc kháng cáo phần tài sản của bản án sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải xem Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng pháp luật về nội dung (Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự…) đã đúng chưa, việc thu thập, đánh giá chứng cứ đã chính xác chưa, quyết định đó có căn cứ hay không? Đồng thời, Tòa án cấp phúc thẩm phải xem Tòa án cấp sơ thẩm đã tuân thủ đúng về tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hay không? Có vi phạm nghiêm trọng vê’ tố tụng khi giải quyết vụ án không. Nếu các vi phạm tố tụng đó chỉ liên quan đến phần có kháng cáo, kháng nghị thì các phần khác được coi là không liên quan. Ví dụ, chỉ vi phạm các quy định về tố tụng khi định giá tài sản chung của vợ chồng, dù vi phạm này là nghiêm trọng, song không liên quan đến phần quan hệ hôn nhân, quan hệ con cái. Những vi phạm về thành phần Hội đồng xét xử, về hòa giải như ví dụ trên đã nêu là vi phạm nghiêm trọng của vụ án. Khi Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần tài sản có kháng cáo là vừa xem xét nội dung, vừa xem xét cả tố tụng. Vì là tố tụng chung của vụ án, nên có sự liên quan về tố tụng giữa phần có kháng cáo và phần không có kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy, trong trường hợp này được coi là phần quan hệ vợ chồng, quan hệ con cái cũng có liên quan đến phần có kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền hủy toàn bộ bản án để giao cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại.

Nếu giải thích Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành theo hưống này, vụ án không bị kéo dài, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc cho cả Nhà nước và người dân.

Tuy nhiên, do còn có cách giải thích khác và cũng có ý kiến muôn giải thích Điều 293 nêu trên theo hướng hẹp hơn, chặt chẽ hơn. Do đó, để việc nhận thức thông nhất cần có sự giải thích, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn nữa của cơ quan có thẩm quyền.