1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa

– Kiểm tra căn cước những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa và xử lý yêu cầu xin thay đổi người tiến hành tố tụng:

Để phiên tòa được tiến hành một cách chặt chẽ, đúng tố tụng thì thư ký phải kiểm tra và báo cáo chính xác cho Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt và lý do vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.

Khi Hội đồng xét xử ra làm việc thì chủ tọa phải kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo và họ đã ngồi đúng vào vị trí đã quy định, thuận lợi cho việc đứng dậy trình bày khi Tòa yêu cầu hay chưa? Đồng thòi, phải kiểm tra căn cước của các đương sự.

Trong thực tế, đã có chủ tọa phiên tòa do chủ quan chỉ hỏi lướt qua mà không kiểm tra kỹ căn cước dẫn đến nhầm đương sự (vì cùng thôn, cùng họ, cùng tên chỉ khác tên đệm và ở vụ án khác). Vì vậy, khi thấy có sự khác biệt dù nhỏ cũng phải hỏi kỹ hơn, thì mới có thể tránh nhầm lẫn.

– Chủ tọa phiên tòa phải phổ biến quyền hạn, nghĩa vụ của cấc đương sự và những người tham gia tố tụng khác, giới thiệu những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem các đương sự có đề nghị thay đổi ai không, lý do thay đổi.

Trong trưòng hợp có người xin thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét và quyết định.

– Trước khi Hội đồng xét xử quyết định thì cần nghe ý kiến của người bị thay đổi, Hội đồng thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Khi Hội đồng thảo luận thấy yêu cầu xin thay đổi là chính đáng, ví dụ thuộc trường hợp quy định ở các điều 52, 53, 60, 54… Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì Hội đồng xét xử phải chấp nhận, nếu việc xin thay đổi là không chính đáng thì Hội đồng xét xử không chấp nhận và nêu rõ lý do vì sao không chấp nhận.

– Bảo đảm tính khách quan trong lời khai của người làm chứng:

Trong trưòng hợp chủ tọa phiên tòa nhận thấy, nếu để cho những người làm chứng hoặc giữa đương sự và người làm chứng tiếp xúc vối nhau hoặc nghe lời khai của nhau sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan trong lời khai của họ thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng, cách ly giữa các nhân chứng trước khi hỏi người làm chứng đó.

2. Thủ tục hỏi tại phiên tòa

2.1. Xử lý vấn đề thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện:

Khi thây phiên tòa đủ điều kiện để tiếp tục thì chủ tọa hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện không? Hỏi bị đơn có bổ sung, thay đổi, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu phản tố hay không? Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu độc lập hay không?

Nếu đương sự có thay đổi, bổ sung yêu cầu thì Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khỏi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

Ví dụ: đương sự có đơn khỏi kiện xin ly hôn, và yêu cầu giải quyết quan hệ con cái; về tài sản các đương sự tự thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án giải quyết, nhưng đến phiên tòa các đương sự yêu cầu giải quyết quan hệ tài sản với lý do không tự thỏa thuận được. Yêu cầu chia tài sản đã vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu, Hội đồng xét xử sẽ không xem xét.

Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện, nguyên đơn xin nuôi con và yêu cầu bên không nuôi con phải đóng góp phí tổn nuôi con; trong quá trình tố tụng nguyên đơn có lời khai chỉ yêu cầu bị đơn đóng góp phí tổn nuôi con 100.000 đồng, nhưng đến phiên tòa nguyên đơn yệu cầu bị đơn đóng góp phí tổn nuôi con 200.000 đồng. Trong trưòng hợp này, không coi là vượt quá yêu cầu khỏi kiện. Ngược lại, A có đơn khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu căn nhà X phô N với B, yêu cầu B trả nhà cho A, đến phiên tòa A đưa thêm yêu cầu, đề nghị Tòa án buộc B trả cả càn nhà Q phô K. Vì A cho rằng, căn nhà Q cũng thuộc sở hữu của mình, nhưng bị B chiếm. Trong trường hợp này, yêu cầu của A đề nghị Tòa án giải quyết căn nhà Q phô’ K là vượt quá yêu cầu khỏi kiện, Hội đồng xét xử sẽ không xem xét giải quyết trong cùng một vụ án.

Việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đương sự thì phải ghi vào bản án.

Nếu có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đôì vói phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà đương sự đã rút.

Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điểu 244 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, ra quyết định đình chỉ xét xử đối vối toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn đã rút.

Hội đồng xét xử công bồ thay đổi địa vị tố tụng của các đương sự. Bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố trỏ thành nguyên đơn, nguyên đơn đã rút toàn bộ yêu cầu trở thành bị đơn.

Nêu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử đối với toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút theo quy định tại khoản 2 Điểu 244 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

Công bố công khai tại phiên tòa việc thay đổi địa vị tố tụng trong đó người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trỏ thành nguyên đơn và tùy theo mốì quan hệ giữa các đương sự liên quan đến yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để xác định ai là bị đơn.

Ví dụ: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đề nghị Tòa buộc cả nguyên đơn và bị đơn trả nợ cho mình thì cả nguyên đơn và bị đơn sẽ trở thành bị đơn, còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là nguyên đơn. Ngược lại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập chỉ yêu cầu nguyên đơn trả nợ, không yêu cầu gì đối với bị đơn trong khi bị đơn là người bảo lãnh cho khoản nợ này thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là nguyên đơn, còn nguyên đơn trỏ thành bị đơn, bị đơn sẽ là người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Việc thay đổi địa vị tố tụng phải được ghi vào biên bản phiên tòa và bản án.

2.2. Xử lý việc thỏa thuận của đương sự trước khi chuyền sang phần hỏi các đương sự:

Trước khi chuyển sang phần hỏi, Hội đồng xét xử cần giải thích cho các đương sự biết quy định của Điểu 246 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành về việc đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, hậu quả của việc Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận đó sẽ làm cho các đương sự không được quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không được kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự vể việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật.

Sau khi giải thích, chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không? Nếu có thì hỏi họ có hoàn toàn tự nguyện hay không, có bị ép buộc không? Và nội dung cụ thể của thỏa thuận đó. Hội đồng xét xử xem thỏa thuận đó có trái pháp luật, trái đạo đức xã hội không? Khi thấy thỏa thuận có điểm nào đó chưa rõ ràng, chưa cụ thể có khả năng sẽ gây khó khăn khi thi hành án thì Hội đồng xét xử phải giải thích cho đương sự để họ thỏa thuận lại cho rõ. Nếu sự thỏa thuận đó là hoàn toàn tự nguyên, không xâm phạm đến quyền, lợi ích của người khác, không trái pháp luật, đạo đức xã hội và. đã rõ ràng thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 235 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, thì Hội đồng xét xử thảo luận và ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự vể việc giải quyết vụ án tại phòng xử án (chứ không phải tại phòng nghị án như các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 235 nêu trên). Do đó, mọi sự thỏa thuận của các đương sự phải được ghi đầy đủ vào biên bản phiên tòa.

2.3. Trình tự tiến hành việc xét xử:

Theo quy định tại Điểu 248 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, nếu các đương sự không tự thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án, thì Hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án bằng việc yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp nguyên đơn không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì nguyên đơn trực tiếp trình bày ngay từ đầu.

Trường hợp cơ quan, tố chức khởi kiện vụ án thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày yêu cầu và đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cũng tương tự như vậy, tiếp đến người bảo vệ quyền vă lợi ích hợp pháp của bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày.

Cần lưu ý là, tại phiên tòa, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vẫn có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của mình, Hội đồng xét xử phải xem xét đánh giá các chứng cứ mới và các chứng cứ có trong hồ sơ để xem xét toàn diện.

về thứ tự hỏi tại phiên tòa: Sau khi nghe lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người vể từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự như sau: Chủ tọa phiên tòa hỏi trước, sau đến Hội thẩm nhân dân, tiếp đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, rồi đến đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Trường hợp có Viện kiểm sát tham gia phiên tòa thì Viện kiểm sát hỏi sau đương sự.

Việc hỏi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hỏi nhân chứng, hỏi người giám định đã được quy định khá rõ và cụ thể các điều 250, 251, 252, 253, 257 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Thẩm phán cần nắm vững các quy định này. Thông thường, việc hỏi sẽ thực hiện theo thứ tự nêu trên, tuy nhiên, khi vận dụng trong thực tiễn không nhất thiết lúc nào cũng phải hỏi theo thứ tự như quy định của các điều 250, 251, 252, 253, 257 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành mà tùy từng vụ, có thể hỏi đương sự nào trước, đương sự nào sau.

Một vụ án có nhiều vấn đề phải xem xét thì hỏi từng vấn đề, làm rõ từng vấn để một rồi mói sang vấn đề khác, cần tập trung hỏi những vấn đề chưa rõ, còn mâu thuẫn trong chính lời khai của đương sự, nhân chứng, mâu thuẫn giữa lời khai của các đương sự, mâu thuẫn giữa lời khai của đương sự với người bảo vệ quyền lợi cho họ, lời khai của nhân chứng hay các tài liệu khác có trong hồ sơ…

Trong vụ án có nhiều nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhiều nhân chứng thì hỏi riêng từng người một.

Đối với người giám định được yêu cầu đến phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề cần giám định và họ có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, căn cứ để đưa ra kết luận giám định.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, còn mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với các tình tiết khác của vụ án.

Việc công hố tài liệu của vụ án xuất phát từ các căn cứ sau:

– Những người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên tòa (ví dụ đương sự, nhân chứng, người giám định được Tòa án triệu tập nhưng vắng mặt hoặc Tòa án thấy không cần triệu tập…).

– Lời khai của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa mâu thuẫn với những lời khai trưóc đó…

– Có yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng hoặc chính Hội đồng xét xử thấy cần thiết.

Xem xét vật chứng hoặc các thông tin được ghi âm, ghi hình:

Theo yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử cho mở băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình tại phiên tòa.

Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng cũng được đưa ra xem xét tại phiên tòa. Nếu thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với đương sự đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được.

Cần chú ý: Trong trường hợp đặc biệt (cần giữ bí mật nhà nước, giữ thuần phong mỹ tục, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu của đương sự) thì Hội đồng xét xử không công bố các tài liệu có trong hồ sơ.

Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bô’ tại phiên tòa và có yêu cầu bổ sung hoặc giám định lại, xét thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại. Trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền lợi cho họ và những người tham gia tố tụng khác xem họ có yêu cầu hỏi vấn đề gì nữa không. Trong trường hợp có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì chủ tọa quyết định tiếp tục xét hỏi.

Một vấn đề được đặt ra đang có ý kiến khác nhau, đó là trong trường hợp vụ án có Kiểm sát viên tham gia tố tụng tại phiên tòa thì Kiểm sát viên được hỏi những vấn để gì? Có được hỏi các vấn đề liên quan đến nội dung vụ án hay chỉ hỏi các vấn đề liên quan đến tố tụng?

Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về phạm vi phát biểu của Kiểm sát viên trong giai đoạn tranh luận, nhưng phần hỏi không bị sửa đổi và điều quan trọng trong chức năng kiểm sát việc xét xử, nhiệm vụ kiến nghị, kháng nghị… bản án, quyết định sơ thẩm của Viện kiểm sát vẫn không có gì thay đổi. Khi thực hiện quyền kháng nghị, Viện kiểm sát không chỉ kháng nghị cấc bản án, quyết định có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng mà còn kháng nghị cả các trường hợp có sai lầm nghiêm trọng về đánh giá chứng cứ, đường lối giải quyết vụ án, về áp dụng pháp luật. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đó Kiểm sát viên có quyền hỏi cả vấn đề liên quan đến nội dung vụ án nhằm làm rõ và xác định đường lối giải quyết vụ án như thế nào là đúng pháp luật. Dù rằng những vấn đề thuộc về đường lối giải quyết vụ án dân sự, Viện kiểm sát không phát biểu, Viện kiểm sát không tham gia tranh luận, nhưng việc hỏi của Viện kiểm sát nhằm làm rõ các vấn đề là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát. Ví vậy, nếu những vấn đề mà Kiểm sát viên hỏi là cần thiết, trúng vấn đê’ cần làm rõ thì không chỉ giúp Hội đồng xét xử có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, đánh giá chính xác các tình tiết khách quan của vụ án mà còn trực tiếp phục vụ cho việc Viện kiểm sát cân nhắc có cần phải kháng nghị hay không đối với phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm. Do đó, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm có quyền hỏi các vấn đề nhằm làm rõ các tình tiết, các căn cứ, giúp đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật nội dung cũng như pháp luật tố tụng được chính xác. Việc hỏi đó không bị coi là vi phạm tố tụng. Tuy nhiên, đây là vấn đề đang có ý kiến khác nhau liên quan đến hiểu, giải thích các quy định của luật. Do đó, cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn để việc nhận thức, áp dụng pháp luật được thống nhất.

3. Tranh luận tại phiên tòa

Đây là một bưóc tố tụng quan trọng, nhưng có Thẩm phán chưa quan tâm, còn làm qua loa, chiếu lệ làm giảm tính minh bạch trong quá trình xét xử.

Quá trình tranh luận là quá trình các bên đưa ra quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ, về áp dụng pháp luật và đề xuất đường lối giải quyết vụ án. Người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ để tranh luận, đối đáp lại ý kiến phía bên kia. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho các bên tranh luận trình bày ý kiến của họ, không được hạn chế thời gian tranh luận. Nhưng chủ tọa có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án hoặc trình bày lan man không đi vào điểm chính, không liên quan trực tiếp đến vụ án, không góp phần làm sáng tỏ các vặn đề mà hai bên đương sự đặt ra… Ví dụ: đương sự hay người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự… nêu nội dung các bài báo, bình luận, phê phán về các bài báo viết về vụ án…

Thứ tự phát biểu tranh luận: để phía nguyên đơn phát biểu trước, sau đó là phía bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong quá trình phát biểu các bên có thể đáp lại ý kiến của nhau, nhưng không đựợc xúc phạm nhau.

Trong quá trình tranh luận nếu có đương sự nào có thái độ chưa đúng mực thì Chủ tọa phiên tòa cần bình tĩnh nhắc nhở họ, yêu cầu họ thực hiện đúng nội quy phiên tòa và sự điều khiển của Hội đồng xét xử.

Qua tranh luận nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần phải xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trỏ lại phần xét hỏi; sau khi xét hỏi xong tiếp tục tranh luận.

Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

Đây là một quy định mới, nếu theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì Viện kiểm sát phát biểu về giải quyết vụ án, tức là phát biểu vể nội dung, đưa ra quan điểm, đường lối giải quyết vụ án, thì nay theo Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành Viện kiểm sát phải xem xét, đánh giá việc thụ lý vụ án có đúng pháp luật hay không? Vụ án có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đó hay không? thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết? Đã xác định đúng, đầy đủ những người tham gia tố tụng, có bảo đảm cho họ thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hay chưa? Việc thu thập chứng cứ có đúng pháp luật hay không? Có người nào thuộc trường hợp cấm tham gia hoặc cấm tiến hành tố tụng hay không? Việc thực hiện tố tụng tại phiên tòa như thế nào, đã bảo đảm việc xét xử công khai, khách quan hay chưa? V.V.. Kiểm sát viên không phát biểu về đánh giá chứng cứ, về việc phải giải quyết vụ án như thế nào.

4. Nghị án và tuyên án

4.1. Nghị án

Căn cứ Điều 264 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về nghị án như sau:

“Điều 264. Nghị án

1. Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.

2. Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

3. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

4. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về giờ, ngày và địa điểm tuyên án. Trường hợp Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật này.”

Bên cạnh đó Nghị án còn được quy định Tại mục 35 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng xét xử phải thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

“1. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một; cụ thể là các vấn đề chính sau: căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra xem xét tại phiên toà, qua việc hỏi và tranh luận tại phiên toà, qua việc xem xét ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiềm sát viên (nếu có) đã đủ căn cứ để chấp nhận toàn bộ hay một phần các yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc không chấp nhận toàn bộ, một phần các yêu cầu của các đương sự hay chưa, nếu đã đủ căn cứ để chấp nhận thì theo điểm, khoản, điều luật nào của văn bản quy phạm pháp luật tương ứng và án phí dân sự sơ thẩm.

2. Trong trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, thì khi phát biểu (hoặc khi biểu quyết) các Hội thẩm nhân dân phát biểu (hoặc biểu quyết) trước, Thẩm phán chủ toạ phiên toà phát biểu (hoặc biểu quyết) sau. Trong trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm có hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân, thì các Hội thẩm nhân dân phát biểu (hoặc biểu quyết) trước, đến Thẩm phán không phải là chủ toạ phiên toà và sau cùng là Thẩm phán chủ toạ phiên toầ phát biểu (hoặc biểu quyết).

3. Thành viên của Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số, thì có quyền (không phải là nghĩa vụ) trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng và văn bản đó được đưa vào hồ sơ vụ án.

4. Trong biên bản nghị án phải ghi lại đầy đủ các ý kiến đã thảo luận về từng vấn đề một và quyết định theo đa số của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đó. Các thành viên Hội đồng xét xử phải ký vào biên bản nghị án tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

5. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài, thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá năm ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên toà. Hội đồng xét xử phải thông báo ngày, giờ tuyên án cho các đương sự biết. Nếu đã ấn định ngày, giờ tuyên án mà có thay đổi, thì Hội đồng xét xử phải thông báo lại cho các đương sự biết việc thay đổi đó”.

Qua nghị án, nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định quay trở lại phần xét hỏi, tranh luận.

Trong thực tế, có trường hợp Hội đồng xét xử nghị án rất qua loa, Hội thẩm nhân dân chưa phát huy hết trách nhiệm, hoặc chưa thể hiện rõ quan điểm, bảo vệ quan điểm của mình, còn lệ thuộc vào Thẩm phán, nhất là Thẩm phán chủ tọa; còn có hiện tượng chưa tạo điều kiện cho Hội thẩm nhân dân thể hiện đầy đủ chính kiến; vụ án có nhiều vấn đề nhưng không nghị án từng vấn đề một; biên bản nghị án ghi không đầy đủ mà chỉ ghi chung chung; có biên bản chưa có đủ thành viên ký hoặc không ai ký, không lập biên bản nghị án… Các hiện tượng đó cần phải được khắc phục.

4.2. Tuyên án

Căn cứ Điều 267 quy định về tuyên án trong Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

“Điều 267. Tuyên án

Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặt khi tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 264 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án.

Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.

Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án.

Trường hợp đương sự cần có người phiên dịch thì người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án hoặc phần mở đầu và phần quyết định của bản án được tuyên công khai.”

– Bản án, tuyên án: Bản án sơ thẩm phải viết theo quy định tại Điều 266 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành và mẫu bản án được ban hành theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 nói trên. Bản án phải được các thành viên Hội đồng xét xử thông qua và ký tại phòng nghị án, được lưu trong hồ sơ vụ án. Trên cơ sở bản gốc, chủ tọa thay mặt Hội đồng xét xử ký các bản chính để gửi đi.

Khi tuyên án có thể chủ tọa hoặc một thành viên Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán thì nếu bản án quá dài có thể thay nhau đọc bản án. Người đọc phải đọc dõng dạc, rõ ràng. Trường hợp bản án quá dài thì chủ tọa phiên tòa có thể chỉ yêu cầu mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi đọc phần mỏ đầu và phần quyết định của bản án (nếu có người vì lý do sức khỏe không đứng dậy được thì chủ tọa cho phép ngồi tại chỗ và sau đó mói tuyên án). Khi tuyên đọc xong có thể giải thích thêm về quyền kháng cáo, về việc thi hành án.

Trong trường hợp đương sự không biết tiếng Việt thì phải phiên dịch toàn bộ bản án sang ngôn ngữ mà họ biết. Như vậy, không chỉ phiên dịch lại lòi tuyên án tại phiên tòa mà Tòa án còn phải dịch bản án sang ngôn ngữ mà đương sự biết để cấp bản án đó cho họ.

5. Sửa chữa, bổ sung bản án

Trong trường hợp phát hiện trong bản án cồ sai sót thì theo hướng dẫn tại Điều 38 Nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐTP ngày 03-12-2012 củá Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong các trường hợp sau đây:

– Phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả như: lỗi do viết không đúng từ ngữ, dấu, chữ viết hoa, viết thường, phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bỏ sót không ghi tên đệm trong họ, tên của đương sự…

– Số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai (kể cả án phí) như: cộng, trừ, nhân, chia sai…, mà phải sửa lại cho đúng.

Tòa án phải gửi văn bản thông báo về việc sửa chữa, bổ sung bản án cho những người quy định tại khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Thông báo về việc sửa chữa, bổ sung bản án phải làm đúng theo mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP nói trên.

Trên thực tế, đã có trường hợp chủ tọa phiên tòa ký thông báo đính chính bản án, nhưng nội dung đính chính làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định, việc làm đó là vi phạm nghiêm trọng tố tụng.

Việc sửa chữa, bổ sung bản án phải do Thẩm phán phôi hợp với Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện. Việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tự tiện sửa chữa, bổ sung bản án mà không có ý kiến của Hội thẩip nhân dân, hoặc đã phát hành bản án sau đó thấy cần sửa chữa, bổ sung lại phát hành bản án khác dù cùng số, cùng ngày hay khác số, cùng một ngày, tháng, năm đều là việc làm vi phạm tố tụng.

Trong trường hợp Thẩm phán tham gia xét xử vụ án không còn đảm nhận chức vụ Thẩm phán thì Chánh án Tòa án đương nhiệm thực hiện việc sửa chữa, bổ sung.