Cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết:

– Luật khám bệnh, chữa bệnh

 

1. Khái niệm người bệnh

Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (khoản 3 điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh). 

Theo đó: Người bệnh không có người nhận là người bệnh đang ở trong tình trạng cấp cứu, bị bệnh tâm thần hoặc bị bỏ rơi, bao gồm cả trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy tờ tùy thân, không xác định được địa chỉ cư trú.

 

2. Trường hợp bị cấm

Tại Điều 6 của luật ká bệnh, chữa bệnh quy định “Các hành vi bị cấm” như sau:

– Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh.

– Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề; cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

– Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.

– Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.

– Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.

– Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.

– Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.

– Sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh.

– Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.

– Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.

– Gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.

– Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.

– Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.

– Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.

 

3. Phan tích quyền của người bệnh

a. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc kịp thời, tận tình chu đáo

Tại Điều 7 của  Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế như sau:

– Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.

– Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật.Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư

– Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.

– Thông tin quy định tại khoản 1Điều 7 của  Luật khám bệnh, chữa bệnh chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

b. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh

– Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.

– Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.

– Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.

c.  Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh

– Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.

– Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.

– Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh.

d. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh

– Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hoá đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

e. Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

– Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.

– Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

f. Quyền của người bệnh bị mất hoặc không có hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự

Tại Điều 13 luật khám bệnh, chữa bênh quy định về “Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi” như sau:

– Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.

– Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.Mục 2

g. Những quyền khác

– Quyền được bảo vệ an toàn

Được bảo vệ khỏi sự xâm hại thân thể.

Được bảo vệ khỏi những rủi ro, được hỗ trợ bảo quản tài sản.

Được cung cấp dịch vụ y tế đảm bảo về chất lượng dịch vụ và an toàn người bệnh

Được cung cấp thông tin

Được bác sĩ tư vấn, giải thích đầy đủ về tình trạng bệnh tật, hướng điều trị, giải pháp thay thế, khả năng thành công, phục hồi, hậu quả nếu không điều trị và những rủi ro có thể xảy ra.

Được thông báo và giải thích đầy đủ về các chi phí y tế ước tính

Thông tin truyền tải bằng ngôn ngữ dễ hiểu để người bệnh, thân nhân đưa ra quyết định (đồng ý hoặc không đồng ý) trước khi thực hiện mọi dịch vụ chăm sóc y tế.

Được biết tên bác sỹ và các nhân viên y tế có trách nhiệm điều trị, chăm sóc.

Được cung cấp thông tin về loại thuốc được chỉ định, tác dụng thông thường và tác dụng không mong muốn.

Được tư vấn, giáo dục sức khỏe

Được hướng dẫn về cách thức góp ý về chất lượng dịch vụ bệnh viện

 

4. Phân tích nghĩa vụ của người bệnh 

a. Nghĩ vụ tôn trọng người hành nghề

Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.

b. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh

– Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này.

– Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.Điều 16. Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

=> Nghĩa vụ của người bệnh và thân nhân cần:

  1. Cung cấp chính xác các thông tin cho nhân viên y tế phụ trách và chịu trách nhiệm về những thông tin khai báo.
  2. Chấp hành các quy định của bệnh viện,
  3. Hợp tác với nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám bệnh, chữa bệnh..
  4. Chi trả toàn bộ viện phí theo đúng quy định của bệnh viện.
  5. Tôn trọng nhân viên y tế và quyền lợi của những người bệnh khác.
  6. Tự bảo vệ các tài sản, vật dụng cá nhân và các tài sản của bệnh viện khi được giao.
  7. Chịu trách nhiệm khi từ chối hoặc không tuân thủ điều trị, hướng dẫn của nhân viên y tế.

 

5. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

– Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

– Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.

– Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.

– Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.

– Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

– Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.

 

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).