1. Phân tích về thể chế Ủy ban hỗn hợp

Ủy ban Hỗn hợp thuộc các FTA được ký kết bởi các nước EFTA với các đối tác thương mại khác nhau ở châu Âu và nơi khác.

Là cơ quan trung tâm của hiệp định, nhiệm vụ chung nhất của uỷ ban là giám sát và quản lý việc thực hiện hiệp định một cách đúng đắn. Phục vụ cho mục đích giám sát và quản lý việc thực hiện hiệp định này, các bên cam kết trao đổi thông tin và, khi bất kỳ bên nào yêu cầu, tiến hành tham vấn trong nội bộ uỷ ban Hỗn hợp.

Cụ thể hơn, uỷ ban Hỗn hợp phải đảm nhiệm những nhiệm vụ được quy định rõ ràng trong hiệp định.

Ủy ban Hỗn hợp bao gồm những đại diện của các bên và hoạt động theo sự thoả thuận chung. Để thực hiện nhiệm vụ, uỷ ban có thể ra quyết định hoặc khuyến nghị các bên ký kết, như hiệp định đã nêu. Uỷ ban Hỗn hợp có thể được trao quyền quyết định những vấn đề mang tính nghiệp vụ hơn mà không cần phải nhờ tới thủ tục phê chuẩn quốc gia. Việc này rút ngắn đáng kể quá trình ra quyết định. Khi cần quyết định những vấn đề có tính chất quan trọng hơn – nhất là sửa đổi hiệp định – các bên ký kết thường bảo lưu cho mình quyền tìm tới thủ tục chấp thuận quốc gia.

Văn bản hiệp định có thể có những quy tắc thủ tục quan trọng nhất đối với công việc của uỷ ban trong khi để lại các chi tiết cho bản thân thể chế xử lý. Những chi tiết đó được ghi trong “Những quy tắc về thủ tục”, bản này được thông qua trong phiên họp thứ nhất của uỷ ban. (xem phụ lục của Chương này).

Những quy tắc liên quan tới số lần họp tối thiểu, cách thức triệu tập, vai trò chủ trì và địa điểm các cuộc họp, cách lập biên bản ghi lại những kết quả cuộc họp, và việc thông qua những biên bản đó, V..V… Các quy tắc cũng thường quy định rằng uỷ ban Hỗn Hợp có thể thành lập các tiểu ban và các tổ công tác để hỗ trợ Ủy ban.

Một ví dụ điển hình là Tiểu ban những vấn đề Xuất xứ và Thuế quan để giải quyết những quy tắc xuất xứ có tính nghiệp vụ cao và những vấn đề liên quan tới Thuế quan mà các nước EFTA thường xuyên lập ra trong hiệp định thương mại ký với các bên thứ ba.

  

2. Khái niệm thể chế 

Có nhiều cách hiểu về cụm “Thể chế”:

– Theo cách hiểu thứ nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định).

Các quy tắc chi phối sự tương tác giữa các cá nhân hay tổ chức có thể mang tính chính thức hoặc không chính thức. Các quy tắc chính thức bao gồm hiến pháp, các bộ luật, điều luật, hiến chương, văn bản dưới luật… Trong khi đó các quy tắc không chính thức có vai trò mở rộng, chi tiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắc chính thức và điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua các chuẩn tắc xã hội (truyền thống, tập quán, những điều cấm kỵ…) hay các quy tắc ửng xử nội bộ. Vai trò của các thể chế thể hiện ở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổ mà ở đó hành động của các chủ thể trở nên dễ đoán trước hơn, cho phép các chủ thể thiết lập các kỳ vọng và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tương tác với nhau.

Có nhiều cách khác nhau giải thích lý do tại sao các chủ thể chính trị lại tuân thủ các thể chế. Một mặt, theo logic của thuyết lựa chọn duy lý, con người tuân thủ các quy định, chuẩn tắc nhằm tránh bị trừng phạt và tối đa hóa lợi ích thu được. Mặt khác, trên phương diện quy phạm hay đạo đức, các chủ thể tuân thủ các chuẩn tắc theo nhận thức của họ về những hành động được coi là phù hợp hay không phù hợp đối với vai trò của họ.

Ví dụ, một vị bộ trưởng có thể từ chức vì một bê bối liên quan đến một bộ phận nào đó trong bộ mình phụ trách theo một quy tắc bất thành văn về hành vi được coi là phù hợp trong những trường hợp tương tự như vậy, cho dù việc từ chức này có thể tác động tiêu cực tới tương lai chính trị của vị bộ trưởng.

Ngoài ra, các nhà thể chế xã hội học lại cho rằng các chủ thể tuân thủ các chuẩn tắc bởi trong nhiều trường hợp họ không có một phương thức hành động thay thế nào khác. Ví dụ, một vị thủ tướng có thể phản ứng trước một cuộc khủng hoảng chính trị bằng cách chỉ định một ủy ban điều tra độc lập do thẩm phán tòa án tối cao đứng đầu. Trong trường hợp này quyết định của vị thủ tướng bắt nguồn từ thực tế rằng lựa chọn như vậy đã trở thành một phản ứng chuẩn mực đối với các cuộc khủng hoảng chính trị.

– Theo cách hiểu thứ hai, thể chế là một cơ quan, tổ chức công với các cơ cấu và chức năng được định sẵn một cách chính thức nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động nhất định áp dụng chung cho toàn bộ dân cư. Đối với môt quốc gia, các thể chế chính trị bao gồm chính phủ, quốc hội và các cơ quan tư pháp. Mối quan hệ giữa các thể chế này được quy định bởi Hiến pháp.

Cũng theo cách hiểu này, trong quan hệ quốc tế, các thể chế quốc tế chính là các tổ chức quốc tế liên chính phủ được thiết lập nhằm quản lý và điều phối sự tương tác qua lại giữa các quốc gia trong những lĩnh vực vấn đề nhất định. Kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, số lượng các thể chế quốc tế đã gia tăng mạnh mẽ. Một số thể chế quốc tế tiêu biểu có thể kể đến bao gồm Liên Hiệp Quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh Châu Âu (EU)…

Sự phát triển và lớn mạnh của các thể chế quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai được nhiều nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế ghi nhận và lý giải, trong đó đáng chú ý là các học giả theo trường phái chủ nghĩa tân tự do, hay còn gọi là chủ nghĩa tự do thể chế. Mặc dù thừa nhận hệ thống quốc tế mang tính chất vô chính phủ, chủ nghĩa tân tự do lại cho rằng bối cảnh đó của hệ thống quốc tế không tạo ra sự đối đầu, cạnh tranh giữa các quốc gia mà khuyến khích họ hợp tác với nhau thông qua các thể chế quốc tế.

Theo đó, các học giả của các trường phái này cho rằng các thể chế quốc tế giúp mang lại một số lợi ích quan trọng cho các quốc gia và sự hợp tác giữa họ với nhau.

– Thứ nhất, các thể chế quốc tế giúp cung cấp thông tin cho các bên tham gia, qua đó giúp họ đưa ra được những quyết định chính sách đúng đắn nhất có lợi cho tất cả các bên.

– Thứ hai, các thể chế quốc tế làm giảm các chi phí giao dịch trong quá trình giải quyết các vấn đề chung nhờ chia sẻ các nguồn lực và phối hợp hành động giữa các quốc gia.

– Thứ ba, các thể chế tạo ra khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh hành vi của các tác nhân tham gia hệ thống chính trị quốc tế. Điều này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống và giúp giữ gìn an ninh, hòa bình cũng như có lợi cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia.

Chính vì vậy các thể chế quốc tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia. Từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các thể chế quốc tế càng được kỳ vọng sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc quản lý hệ thống quốc tế và thúc đẩy sự ra đời một cơ chế quản trị toàn cầu trong tương lai. Việc tham gia vào các thể chế, tổ chức quốc tế trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nhỏ, yếu đang phát triển.

 

3. Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)

Nội dung của hiệp định này nhằm giúp cho kinh tế của ba nước Mỹ, Canada và Mexico được trao đổi dễ dàng.

Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho ba nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA,…

Tuy nhiên, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ giữa Mỹ, Canada và Mexico đã lộ những vết rạn nứt nghiêm trọng, do những bất cập và sự lỗi thời khi nền kinh tế thế giới đang vận động không tuân theo những toan tính chủ quan.

Nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi từ những năm 1990. NAFTA không đề cập tới những lĩnh vực công nghiệp lớn vốn chưa tồn tại, hoặc có thì cũng rất mờ nhạt khi thỏa thuận này được đàm phán trước đây, ví dụ lĩnh vực thương mại điện tử. Hiệp định cũng không có tác động gì nhiều đối với tiêu chuẩn môi trường hoặc lao động. Bởi vậy, các chính trị gia kêu gọi cải tiến NAFTA trong nhiều năm qua.

Vào năm 2008, Cựu Tổng thống Barack Obama cũng vận động tranh cử với lời hứa tái đàm phán NAFTA. Cuối cùng, ông thực hiện điều đó dưới một thỏa thuận khác, đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

TPP lúc đó bao gồm 12 nước thành viên, trong đó có cả ba nước thành viên NAFTA, đồng thời nội dung của thỏa thuận đó chứa đựng những vấn đề mới như hiện đại hóa các qui định thương mại (có một chương dành cho thương mại điện tử) và nâng cao tiêu chuẩn lao động, môi trường.

Trong suốt chiến dịch tranh cử cũng như sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần cho rằng, NAFTA là một trong những hiệp định thương mại tệ nhất trong lịch sử, là nguyên nhân lấy đi hàng triệu việc làm của người lao động nước Mỹ, khi cho phép hai nước thành viên láng giềng hưởng nhiều lợi thế. 

Một trong những việc làm đầu tiên của ông Trump khi nhậm chức là rút khỏi TPP. Tệ hơn, Tổng thống Trump sau đó còn áp dụng hàng rào thuế quan với cả những đồng minh của Mỹ ở Bắc Mỹ. Điều này đã gây thiệt hại cho Canada, Mexico cũng như các tập đoàn của Mỹ. 

Sau khi ông Trump đe dọa ‘xé bỏ’ NAFTA hồi năm 2016, ba nước thành viên đã khởi động đàm phán lại Hiệp định vào tháng 8/2017 và được công bố vào cuối tháng 8/2018. Ngày 30/9/2018, Mỹ và Canada chính thức đồng ý thay thế NAFTA bằng thỏa thuận mới và Hiệp định USMCA đã hoàn tất sau đó nhiều tuần.

 

4. Thể chế của EEA

Ở đỉnh trên của sơ đồ cơ cấu tổ chức dự kiến cho các khu vực thương mại tự do là EEA. Trong khi theo những quy định tại Điều xxrv của GATT, một FTA là một khu vực phức hợp và riêng biệt vì nó cho phép các nước EFTA tham gia hoàn toàn vào 4 quyền tự do của thị trường nội bộ EU (tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn, nhân công) và trong những chính sách liên quan theo chiều ngang và chiều bên sườn, nhưng lại không biến họ trở thành thành viên của EU và không bắt buộc họ phải theo các chính sách của EU trong những lĩnh vực chủ yếu nhưng tế nhị như chính sách thương mại đối ngoại, chính sách nông nghiệp; … Giám sát việc thực hiện EEA và tham gia vào sự phát triển hơn nữa của pháp chế.

Thị trường nội khối trong những lĩnh vực được điều chỉnh, đòi hỏi rằng EFTA phải thành lập một cột trụ thể chế thứ hai với cấu trúc phản ánh cột trụ của EU (Ban giám sát EFTA (ESA), tương ứng với uỷ ban Cộng đồng châu Âu (EC) và Toà án EFTA, tương ứng vói Toà án EC). Những điều khoản khác đảm bảo cho sự hợp tác chặt chẽ giữa hai loại cột trụ. Trong khi chính thức là một điều ước đa biên, với sự tham gia một bên là liên minh châu Âu (EU) và các Nhà nước Thành viên của nó, và bên kia là các nước EFTA, thì EEA thực chất là song biên trong các hoạt động của mình, vì EU được đại diện bởi uỷ ban trong khi đó các nước EFTA phải phát ngôn vói một tiếng nói mà thôi. Nếu như một nước EFTA không thể chấp nhận sự thay đổi với những quy tắc thị trường nội khối, thì chế tài dự kiến trước (nghĩa là tạm ngưng thi hành chương liên quan của EEA) sẽ được áp dụng với toàn bộ các nước EFTA. Tương tự, do cơ cấu hai cột trụ, việc gia nhập vào EEA của một nước thứ ba đòi hỏi nước này phải là thành viên của EU hoặc EFTA.

 

5. Thể chế của EFTA 

Cấu trúc và tổ chức đơn giản của FTA song biên hoặc hiệp định thương mại song biên như được mô tả ở trên sẽ không thích hợp hoặc đầy đủ khi mà số thành viên vượt quá một con số nào đó và nhóm các nước có ý định cùng phối hợp với nhau theo đuổi những mục tiêu vượt trên những nhiệm vụ quy định trong hiệp định thương mại (giảm bớt hoặc loại bỏ thuế quan và hạn ngạch).

Một ví dụ điển hình của loại nhóm đó là EFTA, có số lượng thành viên từ 4 đến 7 nước trong thời gian 40 năm tồn tại EFTA luôn luôn có mục tiêu kép là loại bỏ những ngăn trở thương mại giữa các thành viên và đẩy mạnh sự hợp tác giữa tất cả các nước Châu Âu.

Kết quả là cần phải thiết lập một cơ cấu thể chế có khả năng bao quát và quản lý việc loại trừ những ngăn trở khác nhau bên trong giữa nhiều nước công nghiệp phát triển ở trình độ cao và giúp đỡ các thành viên trong việc đẩy mạnh hợp tác với các thành viên châu Âu khác, nhất là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).

Tầm quan trọng tưong ứng của những nhiệm vụ này khác nhau theo thời gian, đòi hỏi sự thích ứng thường xuyên của thể chế theo với chiều dài lịch sử của tổ chúc. Sự phát triển này được dồn tích trong Hiệp định EEA, mà trong khuôn khổ thể chế của Hiệp định, EFTA được trao nhiệm vụ thành lập một trong 2 cột trụ. Đồng thời, EFTA còn cung cấp khuôn khổ thể chế cho thương mại nội khối EFTA thực hiện bên ngoài EEA, vì rằng Thuy Sĩ không phải là 1 bên trong Hiệp định này. EFTA cuối cùng là mặt bằng tổ chức để xử lý quan hệ tự do thương mại giữa các thành viên của nó và những đối tác nước thứ 3 có số lượng ngày càng tăng, chẳng hạn như các nước Trung và Đông Âu (CEECs) và những nước Địa Trung Hải.

Trong con mắt của “Những Nhà sáng lập”, việc hoàn thành những mục tiêu của EFTA đòi hỏi phải thành lập một cơ quan quốc tế, nghĩa là một thực thể pháp lý độc lập với các Nhà nước Thành viên, bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, trong đó có ban thư ký, thực thể này có năng lực đảm nhiệm một số nghĩa vụ trong những quyền lực của mình. Bộ phận chính là Hội đồng EFTA, họp mặt các cấp thích hợp (cấp bộ họp 2 lần 1 năm và ở cấp các đại diện thường trực họp nhiều lần hơn) được giao nhiệm vụ giám sảt việc thi hành Công ước EFTA.

Hội đồng hành động và quyết định trên cơ sở thong nhất ý kiến, trừ trường hợp do một bên vi phạm các nghĩa vụ mà các Nhà nước Thành viên khác cho phép đình chỉ thi hành nghĩa vụ. Để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau của tổ chức, một số bộ phận khác đã được thành lập: các uỷ ban kỹ thuật, cũng có cả các tổ chức có vấn có nghề nghiệp chính trị nhiều hơn như là Uỷ ban các Nghị sĩ Quốc hội, và uỷ ban tham vấn, đại diện cho các hiệp hội chủ và người làm công.

Vào ngày 29/1/2020, Tổng thống Trump đã kí ban hành thành luật Hiệp định thương mại USMCA. Hiện USMCA cần được Toàn quyền Canada Julie Payette phê chuẩn để có hiệu lực, đây sẽ là bước cuối cùng để đưa hiệp định vào thực thi.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).