1. Khái quát về sở hữu trí tuệ

Với cụm từ “Trí tuệ” – nó là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định.

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.

Cụ thể tại khoản 1 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Theo đó: 

  1. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  2. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  3. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
  4. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ).

 

2. Thực trạng số liệu xâm phạm sở hữu trí tuệ

Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, nhất là khi pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và có các biện pháp bảo vệ. Tuy vậy, trên thực tế sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất nhanh và dần trở thành “như cơm bữa”.

Việc xâm phạm không chỉ dừng lại ở một lĩnh vực mà còn “lan rộng” ra rất lĩnh vực khác nhau, nhất là trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Hàng năm có dến hàng ngàn vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng loạt các sản phẩm có nhãn hiệu “na ná” các nhãn hiệu nổi tiếng hoặc “treo đầu dê bán thịt chó” không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng lại gắn mác xuất tại Việt Nam.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường khó phát hiện thật/giả. Nhất là hiện nay khi nhu cầu mua sắm online trên các trang thương mại điện tử như ngày càng nhiều thì việc mua phải các sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu cũng là điều dễ thấy. Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Ta có thể lấy dẫn chứng: Theo báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ của Bộ Công an, trong 5 năm (2002-2007), lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của 43 địa phương đã phát hiện 1092 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả.

Ngoài ra ở mỗi năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng ngàn vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể:

  1. Trong năm 2006, thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin tiến hành kiểm tra 20.414 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, phát hiện 5.647 cơ sở vi phạm; đã cảnh cáo 519 cơ sở; đình chỉ hoạt động của 289 cơ sở; tạm giữ giấy phép kinh doanh của 160 cơ sở; chuyển xử lý hình sự 09 trường hợp; xử phạt hành chính 10.891.780.000 đồng.
  2. Thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ tiến hành thanh tra, kiểm tra 1.536 cơ sở về chấp hành các quy định sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh đã phát hiện 107 cơ sở sai phạm, buộc tiêu huỷ và loại bỏ các yếu tố vi phạm khỏi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và phạt tiền 224.900.000 đồng.
  3. Ở Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh máy tính lắp đặt, xây dựng các trang Web, cung cấp cho khách hàng các phần mềm Windows, Micrrosoft office, Vietkey… vi phạm pháp luật về bản quyền.

 

3. Phương thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Phương thức chính là từ ghép giữa phương pháp và cách thức tạo thành, gộp lại thành phương thức, vậy ta có thể định nghĩa phương thức thông qua định nghĩa của cụm từ phương pháp và cách thức.

Phương pháp là các cách thức, đường lối có tính hệ thống được đưa ra để giải quyết một vấn đề nào đó. Cách thức là hình thức diễn ra một hành động.

=> Từ hai khái niệm trên có thể suy ra phương thức là hệ thống các đường lối được đưa ra để giải quyết một vấn đề nào đó được thực hiện dưới một hình thức nhất định.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường khó phát hiện thật /giả.

Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Ví dụ như, hàng năm sản lượng nước mắm Phú Quốc chỉ đạt tối đa 15 triệu lít, nhưng có tới hàng trăm triệu lít nước mắm mang tên Phú Quốc tung ra thị trường. Hoặc Công ty Unilever Việt Nam có thời điểm bị thiệt hại do hàng nhái, hàng giả và buôn lậu lên tới hàng chục triệu USD, trong đó đã xác định được 90% hàng giả theo các nhãn hàng của Unilever là có xuất xứ từ nước ngoài.

 

4. Đặc điểm nhóm tội phạm thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Nhóm tội phạm thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ có đặc điểm rất phức tạp vì chủ thể của tội phạm hầu hết là những người có điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao, am hiểu những lĩnh vực mình đang quản lý, một số người còn có chức vụ, quyền hạn nhất định.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ đã tạo nhiều thiết bị, công cụ, phương tiện phạm tội ngày càng tinh vi nên rất khó phát hiện.

Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ đã gây ra hoặc đe dọa đến thiệt hại nền kinh tế của cả nước cũng như từng lĩnh vực, từng ngành, ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ và tính mạng con người, tác động đến với cả cộng đồng, triệt tiêu sức sáng tạo và khiến giới đầu tư e ngại.

 

5. Thực trạng xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Thực tế cho thấy việc vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ luôn tạo ra siêu lợi nhuận nhưng mức xử phạt lại chủ yếu dừng ở mức xử phạt hành chính và chưa đủ sức răn đe đối với đối tượng vi phạm.

Ví dụ như mức phạt cao nhất đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp là 250.000.000 đồng theo điều 11 Nghị định 99/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

=> Do vậy, cần phải thống nhất quy định giữa các văn bản pháp luật, đồng thời phải có biện pháp mạnh tay hơn trong việc phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm.

Tuy nhiên, việc xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày một gia tăng nhiều hơn nhưng khó bị phát hiện và khi bị phát hiện thì thường chỉ bị xử lý bằng các biện pháp dân sự hoặc hành chính. Điều này cho thấy, công tác đấu tranh phòng chống tội xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả trước các hành vi xâm phạm ngày một gia tăng và phức tạp, cũng như trước các yêu cầu cấp thiết khi Việt Nam tham gia vào các điều ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế của mình.

Đối với các tác giả và chủ sở hữu cần phải tự bảo vệ tài sản “trí tuệ của mình”, một trong những biện pháp đảm bảo nhất đó là đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó cần đưa ra các thông tin cảnh báo đến người tiêu dùng về sản phẩm của mình, cách phân biệt giữa hàng thật và hàng nhái, hàng kém chất lượng. Mặt khác, mỗi cá nhân hãy trở thành một người tiêu dùng thông thái, cần tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm mình muốn lựa chọn, mua bán tại những nơi uy tín, không vì “ham rẻ” mà tiếp tay cho việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

 

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).