bắt trộm và chạy đến giằng lại máy tính của mình. Sau một hồi giằng co thì A đấm vào mặt C sau đó đẩy ngã C và bỏ chạy ra cổng. Câu hỏi đặt ra:

1. Hành vi mà A thực hiện cấu thành tội phạm nào  ?

2. Giả sử, C do bị ngã xuống đập đầu vào nền gạch nên đã chết thì tội danh của A có thay đổi không? Tại sao?

3. Giả sử. A mới cầm được laptop lên chưa kịp giấu đi đã bị C phát hiện. Khi bị phát hiện A bỏ lại laptop tức giận xông tới đánh C rồi mới bỏ chạy. C bị ngã xuống cầu thang, đập đầu vào lan can cầu thang gây thương tích 30%, thì tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với A được xác định thế nào? Tại sao?

Giải quyết tình huống:

1. Hành vi mà A thực hiện cấu thành tội phạm nào theo quy định Bộ luật Hình sự ?

Hành vi mà A thực hiện được chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: A có hành vi trộm cắp tài sản. Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. Vậy tại sao lại nói A có hành vi trộm cắp tài sản mà không xác định luôn tội danh của P là tội trộm cắp tài sản theo điều 173 Bộ luật Hình sự bởi: trong giai đoạn đầu, tuy mọi hành vi của A đều thỏa mãn đặc điểm của tội trộm cắp tài sản như: có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản nhân lúc chủ tài sản sở hở, chủ quan; đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu (dấu hiện chiếm đoạt tài sản); đối tượng mà hành vi lén lút hướng tới là chủ hợp pháp của tài sản (vì lén lút lấy trộm tài sản nên mới thực hiện hành vi nhân lúc trời tối + mất điện vì không muốn bị C phát hiện, điều này xâm phạm quan hệ tài sản, xâm phạm trực tiếp quyền và lợi ích hợp pháp của C đối với tài sản của mình – chiếc Laptop). Do đó, trong giai đoạn 1, chỉ dừng lại ở hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút, không được sự cho phép của chủ tài sản thì hành vi mà A thực hiện có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản. Nhưng tội phạm chưa dừng ở giai đoạn này mà chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2: A bị C phát hiện. Trong tình huống trên, mặc dù A có hành vi lén lút lấy tài sản, tức là hành vi của A trong giai đoạn đầu (trước khi bị C phát hiện) có dạng gần giống như hành vi khách quan trong tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) nhưng đó thực chất không phải tội trộm cắp tài sản. Trong tình huống nêu ra một chi tiết: C đã phát hiện ra A có hành vi trộm cắp tài sản (giai đoạn thứ hai của tội phạm A thực hiện), đã giữ lại chiếc túi, khi hai bên giằng có, A đã dùng vũ lực (đấm vào mặt C) và tẩu thoát cùng lap top. Đây là một trường hợp chuyển hóa từ trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản: Theo tinh thần của Nghị quyết 01-1989/HĐTP, và Thông tư liên tịch số 02/2001/TLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP  trường hợp của A là trường hợp chuyển hoá từ trộm cắp sang cướp tài sản. Tức là dù ban đầu, A có các dấu hiệu của tôi trộm cắp tài sản nhưng xét trong cả hai giai đoạn phạm tội, các dấu hiệu trong hành vi phạm tội của A đều thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Cụ thể như sau:

Nghị quyết 01-1989/HĐTP quy định:

trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi nhưng chủ tài sản đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản..”.

Thông tư liên tịch số 02/2001/TLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP cũng hướng dẫn: 

6. Khi áp đụng tình tiết “hành hung để tẩu thoát” (điểm đ khoản 2 Điều 136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:

6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

Do vậy, tội phạm mà A thực hiện là tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự:

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

[…]

2. Phân tích các dấu hiệu cơ bản của tội cướp tài sản

Các dấu hiệu cơ bản của tội cướp tài sản gồm:

Chủ thể của tội phạm: Đối với tội cướp tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với các tội xâm phạm sở hữu khác, chủ thể là chủ thể thường. P là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội cướp tài sản bao gồm cả quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, hay nói cách khác, tội cướp tài sản là tội phạm cùng một lúc xâm phạm hai khách thể. Nếu chỉ xâm phạm một trong hai quan hệ tài sản thì chưa thể hiện đầy đủ bản chất của tội cướp tài sản.

Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện các hành vi sau:

– Hành vi dùng vũ lực: Hành vi dùng vũ lực là hành vi (hành động) mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém,… nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực có thể làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đế sức khỏe hoặc bị chết nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể (không có tỉ lệ thương tật).

– Hành vi đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay.

– Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm  vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi khách quan tuy không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực nhưng vẫn khiến người bị hai lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

Hậu quả của tội phạm: Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành. Hậu quả của tội phạn chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi phạm tội là nguyên nhân gây ra hậu quả tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội cướp tài sản được thực hiện với lỗi cốý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

3. Giải quyết câu hỏi giả sử số 2

Câu hỏi: Giả sử, C do bị ngã xuống đập đầu vào nền gạch nên đã chết thì tội danh của A có thay đổi không? Tại sao?

Trả lời:

Nếu trong khi A và C đang giằng co tài sản, A đẩy C khiến C bị ngã đập đầu vào nền gạch và chết thì tội danh của C không thay đổi.

Hậu quả của tội cướp tài sản không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm mà chỉ là dấu hiệu định khung của hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét, quyết định hình phạt. Do khách thể của tội cướp tài sản là hai quan hệ xã hội (quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân) nên tội cướp tài sản được coi là tội ghép và do đó hậu quả của tội cướp tài sản có thể là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, tại tiểu mục 3.2 quy định như sau:

3.2. Đối với các tội quy định tại các điều 133, 134 và 136 thì thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt, cho nên không xem xét các thiệt hại này một lần nữa để đánh giá hậu quả do hành vi phạm tội gây ra được hướng dẫn tại tiểu mục 3.4 Mục 3 này.

(Điều 133 là Tội cướp tài sản ở BLHS cũ)

Đối với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản có gây ra hậu quả là làm chết người với tính chất cố ý về hành vi và vô ý về hậu quả, thì xử lý về tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).​

Như vậy, trường hợp vừa có hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản, vừa có hành vi xâm phạm tính mạng của chủ sở hữu chỉ bị xử lý về một tội là tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng ‘‘làm chết người’’ theo điểm c, khoản 4 Điều 168 BLHS khi kẻ phạm tội có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người. Trong vụ án này, khi hành thực hiện hành vi cướp tài sản, ở giai đoạn đầu thực hiện tội phạm, A đã có ý định lấy tài sản một cách lén lút, tức là không hề muốn bị chủ tài sản phát hiện. Động cơ cũng như mục đích chỉ muốn chiếm đoạt được tài sản chứ không phải giết người. Còn trong giai đoạn sau, khi chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản thành cướp tài sản, A đã dùng vũ lực để chống trả lại C cũng là để giữ lại tài sản và tẩu thoát mà không phải nhằm mục đích giết người đến cùng nên A chỉ xô ngã C và bỏ chạy nhưng không ngờ việc xô ngã là C va đầu vào gạch mới xảy ra hậu quả chết người. 

Do vậy, theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 02/2001/TLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, tội danh của A không thay đổi, A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản (điều 168 BLHS) với tình tiết định khung tăng nặng là làm chết người:

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

c) Làm chết người;

4. Trả lời câu hỏi giả định số 3

Câu hỏi: Trường hợp, A chưa lấy được laptop, khi bị phát hiện đã có hành vi xô ngã C và bỏ chạy. C bị ngã xuống cầu thang, đập đầu vào lan can cầu thang gây thương tích 30%, thì tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với A được xác định thế nào? Tại sao?

Trả lời:

Trong trường hợp trên, A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) và tội Trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS):

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khoẻ. Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm:

Về phía người phạm tội: Người phạm tội  phải có hành vi tác động đến thân thể của người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ như: đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc v.v… Hành vi này về hình thức cũng giống hành vi của tội giết người, nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn nên nó chỉ làm cho nạn nhân bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ chứ không làm cho nạn nhân bị chết.

 Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác; mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. so với tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ nguy hiểm có thấp hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ chứ không mong muốn nạn nhân chết.

Về phía nạn nhân: Nạn nhân phải bị thương tích hoặc bị tổn thương đến sức khoẻ ở mức đáng kể. Nếu thương tích không đáng kể thì chưa phải là tội phạm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự, thì người bị thương tích hoặc bị tổn hại đén sức khỏe phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dưới 11% nhưng thuộc các điểm từ điểm a đến điểm k của khoản 1 điều này.

Như vậy, xét trong tình huống trên, A đã có hành vi khách quan là tấn công C (đánh C) khiến C ngã đập đầu vào lan can cầu thang gây thương tích 30%. Giả sử A không có tiền án, tiền sự. Hành vi phạm tội xảy ra là nhất thời, cũng không phải đã có kể hoạch từ trước, cũng không dùng hung thủ đoạn nguy hiểm nào, tỉ lệ thương tật là 30% nên A bị áp dụng khung hình phạt được quy định trong khoản 1 (phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm) Điều 134 BLHS về tội cố ý gây thương tích.

Đối với tội trộm cắp tài sản:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Về lý luận, trường hợp A là trường hợp chưa đạt đã hoàn thành, tức là người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan của cấu thành nhưng vẫn không lấy được tài sản (A đã có dấu hiệu lén lút vào dãy trọ B, lén lút cầm laptop lên nhưng chưa kịp giấu đi thì bị C phát hiện nên bỏ lại tài sản – vẫn chưa lấy được tài sản). Theo quy định của BLHS thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01 ngày 4-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì hành vi trộm cắp tài sản của P thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS.

Tội trộm cắp đúng là tội cấu thành vật chất nhưng không vì thế mà cho rằng người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì không cấu thành tội này. Cũng như đối với các tội phạm cấu thành vật chất khác được thực hiện do cố ý, hậu quả chưa xảy ra là ngoài ý muốn của người phạm tội. Nếu cho rằng đối với tội cấu thành vật chất, hậu quả chưa xảy ra thì chưa cấu thành tội phạm thì BLHS cũng không cần quy định trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt làm gì.

5. Kết luận

Qua tình huống trên, vấn đề định tội danh và xác định khung hình phạt trong trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu của nhiều cấu thành tội phạm là một vấn đề phức tạp, đang còn nhiều ý kiến tranh luận trong thực tiễn cũng như trong lý luận khoa học Luật Hình sự. Việc phân biệt xác định các tình tiết định tội, định khung hình phạt đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể, để từ đó có cơ sở kết luận người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều khoản nào của BLHS cũng là điều không dễ. Trong một vụ án có thể có nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên, đưa ra một quyết định hợp tình, hợp lý, đúng quy định của luật là điều vô cùng quan trọng. Do đó, các từ ngữ trong luật liên quan tới các tội phạm cụ thể cũng như các từ ngữ trong các văn bản hướng dân liên quan cũng cần phải dễ hiểu và các nhà làm luật cũng cần dự trù nhiều tình huống phức tạp phát sinh trong quá trình điều tra, định tội danh… để tránh gây tranh cãi trong việc áp dụng hay áp dụng sai điều luật khiến việc giải quyết vụ án khó khăn, dễ mắc phải những sai lầm không đáng có.