1. Mở đầu vấn đề

Trong đời sống xã hội của loài người noia chung lúc nào cũng dấy lên những làn sóng của trào lưu tư tưởng xã hội, những trào lưu này là những dòng của đời sống xã hội đang biến động, là những xu thế tư tưởng hay trào lưu tư tưởng mà vào thời kỳ nào đó được truyền bá rộng rãi trong một xã hội nào đó và có ảnh hưởng ở mức độ nào đó đối với đời sống xã hội.

Ở một gốc độ nào đó, chúng phản ánh đời sống xã hội, có ảnh hưởng khác nhau về tính chất, trình độ đối với tinh thần của mọi người và sự phát triển của xã hội. Chúng biến đổi cùng với thời gian, là phong vũ biểu của đời sống xã hội. Thông qua biến động của các trào lưu tư tưởng xã hội, chúng ta có thể nắm bắt được hiện trạng đời sống xã hội và xu hướng của nó.

 

2. Phân tích trào lưu tư tưởng xã hội

Có thể khẳng định: “Trào lưu tư tưởng xã hội vừa có hình thái lý luận vừa có hình thái tâm lý.”

Thứ nhất, về hình thái lý luận lấy một học thuyết nhất định làm chủ thể, biểu hiện thành hệ thống khái niệm, dùng lý tính chinh phục lòng người; hình thái tâm lý lại lấy một niềm tin nào đó làm chủ thể, biểu hiện thành sự xung động không hệ thống không định hình, dùng tình cảm kích động lòng người, dùng tính tự phát phi lý tính ảnh hưởng đến mọi người.

Chúng lấy lý luận tư tưởng nhất định làm chủ đạo, lại kết hợp với tâm lý xã hội của mọi người, biểu đạt tình cảm và nguyện vọng của một nhóm người nhất định, do đó có thể sản sinh hiệu ứng trực tiếp đối với sự biến động của đời sống xã hội. Chúng vừa phản ánh nhu cầu tình cảm của người ta, vừa trực tiếp ảnh hưởng đến sự biến đổi tâm lý của nhân quần.

Trào lưu tư tưởng xã hội, với tính cách là một lý luận đã cấu thành trào lưu tư tưởng, luôn cần được những người thuộc tầng lớp hay nhóm nhất định, trong một lĩnh vực hay phạm vi nhất định thừa nhận và tiếp thu, có tính rộng rãi và tính quần chúng ở mức độ nào đó. Do đó bất cứ trào lưu tư tưởng nào cũng đều đụng chạm đến 2 tầng diện tâm lý xã hội và hình thái ý thức xã hội, đều là sự thống nhất giữa hình thái lý luận và hình thái tâm lý.

Đó là do, với tính cách là trào lưu tư tưởng xã hội, nó cần được sự thừa nhận ở mức độ tương đối của xã hội, được truyền bá trong phạm vi nhất định cùa xã hội, và ở mức độ tương đối được các cá thể xã hội tiếp thu và chuyển hóa thành tư tưởng, tình cảm, ý nguyện, hứng thú và nhu cầu của họ. Đó là tính cộng hưởng xã hội của trào lưu tư tưởng xã hội. Phân tích về mặt tâm lý học, cá thể tiếp thụ một tư tưởng nào đó tức là đã nội hóa tư tưởng ngoại lai. Sự nội hóa này có 2 mặt: vừa có mặt lý tính, vừa có mặt tình cảm.

– Nội hóa lý tính là tiếp thụ lý luận. Sự nội hóa này đòi hỏi sự tự giác và tri thức bối cảnh tương đối của chủ thể, chủ thể thiếu tự giác hoặc không có tri thức bối cảnh tương đối rất khó thực hiện sự nội hóa lý tính.

– Nội hóa cảm tính là sự cảm ứng đối với những quan điểm cá biết, rời rạc, hoặc nói cách khác, là sự phù hợp về mặt tình cảm, nó vừa không cần sự tự giác của chủ thể, cũng không cần tri thức bối cảnh, do đó có tính phổ cập, tính đột phá và tính xung động tương đối lớn.

Sự cộng hưởng của trào lưu tư tưởng xã hội đòi hỏi sự nội hóa lý tính, cũng đòi hỏi sự nội hóa tình cảm. Bởi vì có thể thực sự hiểu và truyền bá một lý luận vẫn chỉ là một số ít người trong xã hội; chỉ khi nào khơi dậy tình cảm của số đông quần chúng lý luận này mới tạo ra cộng hưởng xã hội và chuyển hóa thành trào lưu tư tưởng xã hội. Do vậy, trào lưu tư tưởng xã hội một khi hình thành thì sẽ không chỉ là lý luận mà tất yếu pha tạp nhiều yếu tố tình cảm, ý nguyện, tất yếu là một trào lưu tư tưởng dung hòa làm một hình thái lý luận và hình thái tâm lý.

Trào lưu tư tưởng xã hội sở dĩ gây ra sự cộng hưởng xã hội, điều đó không tách rời tính mục tiêu trong định hướng giá trị của nó. Một tư tưởng chỉ khi tương quan với mục tiêu mà một số lượng tương đối đông thành viên xã hội theo đuổi, từ đó gây ra sự chú ý của một số tương đối đông người trong xã hội nó mới hình thành trào lưu tư tưởng có sức hấp dẫn (trào lưu tư tưởng tiêu cựu thậm chí phản động sở dĩ có tính mê hoặc nào đó cũng là do nó có sức hấp dẫn nhất định).

Xét từ ý nghĩa này, trào lưu tư tưởng xã hội có ảnh hưởng quan trọng đối với chính trị, kinh tế và văn hóa của xã hội. Có một số trào lưu tư tưởng xã hội có thể gây nhiễu loạn tư tưởng mọi người, phá hoại ổn định xã hội, có một số trào lưu tư tưởng có thể thúc đẩy xã hội tiến bộ, tăng cường sức hội tụ tư tưởng, thúc đẩy xã hội phát triển.

=> Nhận xét: Như vậy, chính là dựa trên sự phân tích như trên về thành phần, đặc trưng và sức ảnh hưởng xã hội của trào lưu tư tưởng xã hội mà việc nghiên cứu các trào lưu tư tưởng xã hội phương Tây đương đại là rất cần thiết.

 

3. Các trường phái của trào lưu tư tưởng xã hội phương Tây

Về các trào lưu tư tưởng xã hội phương Tây đương đại có rất nhiều trường phái, nội dung rộng lớn phức tạp, lưu động biến thiên nhanh chóng.

Học thuyết lý luận của trào lưu tư tưởng xã hội phương Tây đụng chạm đến nhiều lĩnh vực, như: Triết học, chính trị học, kinh tế học, xã hội học, tôn giáo học…; ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng xã hội phương Tây đã mở rộng tới các nước Âu – Mỹ, và ở mức độ khác nhau cũng mở rộng tới Trung Quốc.

 

4. Sự ảnh hưởng trào lưu tư tưởng xã hội phương Tây đến Trung Quốc như thế nào?

Trào lưu tư tưởng xã hội phương Tây chủ yếu tương đối có ảnh hưởng ở Trung Quốc những năm gần đây như sau:

– Chủ nghĩa hiện sinh với điểm xuất phát là sự tồn tại của cá nhân, với nội dung chủ yếu là luận điểm về “tồn tại có trước bản chất”, “lựa chọn tự do của cá nhân”, “bản chất của con người là tự do tuyệt đối”; chú giải học triết học với quan điểm chủ yếu là luận điểm cho rằng lý giải và ngôn ngữ là phương thức tồn tại cơ bản của con người, “kinh nghiệm thế giới” là bản thể của sự tồn tại của con người; triết học xã hội nhân đạo chủ nghĩa với nội dung chủ yếu là luận điểm về “xã hội lành mạnh” nhân đạo hóa, về vô thức xã hội và phê phán xã hội; thuyết đụng độ văn minh với luận điểm chủ yếu cho rằng sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ là giai đoạn mới nhất trong quá trình diễn biến xung đột thế giới hiện đại; chủ nghĩa hậu hiện đại với nội dung lý luận chủ yếu là “sự cáo chung của tính hiện đại”, “sự cáo chung của con người”, “sự cáo chung của triết học”.

– Chủ nghĩa tự do mới với quan điểm chủ yếu cho rằng tự do là mục đích trung tâm và căn cứ luân lý của dân chủ, tự do kinh tế là bảo đảm của tự do chính trị; chủ nghĩa bảo thủ mới với nội dung chủ yếu là quan điểm cho rằng phạm vi của chính phủ cần hữu hạn, quyền lực cần phân tán, chủ trương thực hiện dân chủ ở mức độ thích hợp, trên cơ sở bình đẳng về cơ hội mà lý giải tự do; chủ nghĩa xã hội dân chủ với nội dung chủ yếu là cổ xúy cho thế giới quan đa nguyên luận, chủ trương chế độ đa đảng và thể chế “kinh tế hỗn hợp” cùng tồn tại nhiều chế độ sở hữu kinh tế.

– Chủ nghĩa tự do kinh tế với chủ trương lấy cạnh tranh tự do và lực lượng thị trường tự do để điều hòa hoạt động kinh tế xã hội, thúc đẩy tư hữu hóa doanh nghiệp quốc hữu, giảm thuế và giảm chi phúc lợi xã hội, xây dựng chế độ “kinh tế chia hưởng”; chủ nghĩa sự can thiệp của nhà nước với chủ trương chính sách chủ yếu là phản đối thả nổi tự do, chủ trương mở rộng chức năng của chính phủ, hạn chế kinh tế tư nhân, nhà nước tiến hành can thiệp và khống chế hoạt động kinh tế xã hội; chủ nghĩa tiền tệ với mệnh đề hạt nhân cho rằng tiền tệ là nhân tố chủ yếu nhất giải thích sự biến động của sản lượng, việc làm và vật giá; lý luận lựa chọn công cộng với quan điểm chủ yếu là dùng đặc điểm của chính phủ và chính quá trình quyết sách chính trị để giải thích sự “mất hiệu nghiệm của chính phủ”.

– Lý luận hiện đại hóa lấy “thuyết lưỡng cực” phát triển xã hội của xã hội học cổ điển làm điểm xuất phát, lấy phân hóa làm nội dung trung tâm của phân tích hiện đại hóa; trào lưu tư tưởng toàn cầu hóa lấy “làng toàn cầu”, “sự duỗi dài thời gian – không gian”, “sự co hẹp thời gian – không gian”, “sự co hẹp thế giới và sự tăng cường ý thức toàn cầu” làm nội dung chủ yếu; trào lưu tư tưởng thông tin hóa lấy xã hội thông tin với việ xây dựng ngành thông tin là chủ đạo làm mục tiêu cuối cùng.

– Lý luận khủng hoảng chủ nghĩa tư bản vãn kỳ lấy việc phân tích và phê phán khủng hoảng 4 tầng (khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tính hợp lý, khủng hoảng hợp pháp hóa, khủng hoảng nhân tố động lực) của chủ nghĩa tư bản đương đại làm nội dung chủ yếu; lý luận chủ nghĩa xã hội thị trường lấy việc tìm hiểu mô hình chủ nghĩa xã hội thị trường công cộng, tự trị xí nghiệp kinh tế hỗn hợp hay xã hội hóa làm nội dung chủ yếu; lý luận chủ nghĩa Marx phân tích dùng phương pháp phân tích ngữ nghĩa của triết học phân tích để nghiên cứu lý luận lịch sử của chủ nghĩa Marx; lý luận chủ nghĩa Marx sinh thái học với quan điểm chủ yếu cho rằng khủng hoảng sinh thái là khủng hoảng chủ yếu của chủ nghĩa tư bản đương địa, tha hóa tiêu dùng là tha hóa chủ yếu của chủ nghĩa tư bản đương đại, mục tiêu phát triển là xây dựng kinh tế sinh thái xã hội chủ nghĩa; lý luận phụ thuộc với quan điểm hạt nhân cho rằng sự phụ thuộc kinh tế của các nước không phát triển vào các nước phát triển là nguyên nhân căn bản tạo thành sự lạc hậu kinh tế của các nước không phát triển, muốn thoát khỏi sự phụ thuộc này cần đi con đường xã hội chủ nghĩa.

 

5. Kết thúc vấn đề

Như vạy, với tất cả những trào lưu này, với tính cách là trào lưu tư tưởng xã hội, đều không chỉ có quan điểm lý luận riêng, mà còn có nội dung tình cảm phù hợp với tâm lý xã hội. Ví dụ, chủ nghĩa hiện sinh sở dĩ có thể một thời trở thành triết học thời thượng nhất trong thế giới tư bản chủ nghĩa phương Tây, hình thành một trào lưu tư tưởng lớn mạnh cơ hồ bao trùm toàn Âu – Mỹ, một nguyên nhân chủ yếu là quan điểm lý luận của nó không giới hạn ở lĩnh vực triết học chuyên nghiệp, mà mở rộng ra các hình thái ý thức như văn học, nghệ thuật, xã hội học, đạo đức, giáo dục, tôn giáo và các mặt đời sống xã hội. Ở Pháp, các nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh như Satre, Camus không những viết rất nhiều chuyên luận lý luận, mà còn viết nhiều tác phẩm văn học và chính luận như tiểu thuyết, kịch, truyện ký, bình luận văn học, ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh cảu Satre sản sinh nhiều hơn từ các tác phẩm văn học của ông. Ở Trung Quốc, chủ nghĩa hiện sinh cũng không phải được truyền bá với tính cách một lý luận thuần túy, nhiều người chưa từng đọc các tác phẩm của chủ nghĩa hiện sinh hay tiến hành nghiên cứu có hệ thống về triết học hiện sinh chủ nghĩa, nhưng vấn đề mà triết học hiện sinh chủ nghĩa nêu ra lại gây sự cộng hưởng phổ biến trong phạm vi toàn xã hội, “tự thiết kế”, “tự lựa chọn” một thời trở thành lời cửa miệng của một số người và thực sự đã ảnh hưởng tới định hướng giá trị của họ. Đối với phần lớn những người tôn sùng chủ nghĩa hiện sinh, tiếp thụ chủ nghĩa hiện sinh chỉ là một sự nội hóa tình cảm, tức là cảm ứng những quan điểm cá biệt. Bất luận ở phương Tây hay ở Trung Quốc, chủ nghĩa hiện sinh với tính cách là một trào lưu tư tưởng xã hội đều chứng tỏ một cách rõ ràng, điển hình sự thống nhất giữa hình thái lý luận và hình thái tâm lý. Các trường phái khác trong trào lưu tư tưởng xã hội phương Tây cũng hoặc nhiều hoặc ít thể hiện sự thống nhất này.

 

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).