1. Tiêu chí phân loại chính sách pháp luật

Dựa vào các chức năng của pháp luật, chính sách pháp luật có thể được phân thành chính sách pháp luật điều chỉnh và chính sách pháp luật bảo vệ.

– Chính sách pháp luật điều chỉnh có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng điều chỉnh của pháp luật, tạo ra các điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bình thuờng các quan hệ xã hội (với sự trợ giúp trước hết của các quy định khuyến khích, ưu đãi, cho phép…).

– Chính sách pháp luật bảo vệ đưa ra thêm các giải pháp chung cho các hoạt động của tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật, khích lệ các cơ quan đó thực hiện có hiệu quả hơn chức năng bảo vệ pháp luật.

2. Chính sách pháp luật khuyến khích

Trong giai đoạn phát triển hiện nay của xã hội Việt Nam, trong phạm vi của chính sách pháp luật điều chỉnh, chính sách pháp luật khuyến khích với tư cách là một loại chính sách pháp luật đặc biệt được đặt lên hàng đầu.

Chính sách pháp luật khuyến khích được hiểu là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước để xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật khuyến khích có hiệu quả nhằm tán đồng về mặt pháp lý hành vi tự nguyện, xác đáng của các chủ thể của pháp luật.

Bản chất của chính sách pháp luật khuyến khích thể hiện ở chỗ, dựa trên sự thống nhất bên trong của chính sách pháp luật khuyến khích với chính sách công và quyền lực chính trị, chính sách pháp luật khuyến khích soạn thảo ra các tư tưởng mang tính chất chiến lược trong lĩnh vực khen thưởng, tạo điều kiện cho việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khen thưởng chuyên ngành, hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật khuyến khích.

Chính sách pháp luật khuyến khích có nhiệm vụ tạo điều kiện, hỗ trợ cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích có phương thức tác động điều chỉnh đặc biệt đối với các quan hệ xã hội và tạo ra một khối lượng rộng lớn các khả năng của các chủ thể. Các văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích, theo cấu thành của mình, có các quy phạm pháp luật được thể hiện với tư cách là loại quy phạm pháp luật đặc biệt và các quy phạm pháp luật với tư cách là phương tiện cơ bản của chính sách pháp luật khuyến khích. Giá trị pháp lý của các quy phạm đó thể hiện ở chỗ, chúng xóa bỏ những hạn chế kìm hãm hoạt động tích cực của cá nhân, khơi dậy và phát huy các tiềm năng sáng tạo của cá nhân, là chất xúc tác kích thích sự phát triển tiến bộ của xã hội, huy động mọi tiềm năng trong xã hội.

3. Nhận xét về chính sách của chính sách pháp luật điều chỉnh

Loại chính sách pháp luật nêu trên ở mục 2 của chính sách pháp luật điều chỉnh có nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật khuyến khích có đầy đủ giá trị, tạo ra các điều kiện cho hoạt động có chất lượng và hiệu quả của hệ thống pháp luật đó. Cần xây dựng nên hệ thống pháp luật khen thưởng của Việt Nam một cách hoàn thiện với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hệ thống pháp luật khuyến khích.

Hệ thống pháp luật khuyến khích không thể không thay đổi, mà cũng được thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của đời sống xã hội và nhà nước. Cần phải tiếp tục xây dựng các hình thức khen thưởng mang tính chất phân hóa cao. Quá trình tất yếu đó gắn liền với việc áp dụng các hình thức khen thưởng nhà nước mới và các hình thức khen thưởng khác phù hợp vói điều kiện phát triển hiện nay của xã hội Việt Nam. Cũng cần lun ý, làm sao để các hình thức khuyến khích đó được quy định và áp dụng một cách kịp thời.

Trong mọi chính sách, khoa học luôn luôn đóng vai trò quan trọng nhất, bởi vì, khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu đê’ đưa ra và thực hiện các tư tưởng trong các lĩnh vực hoạt động sống của xã hội. Đúng là như vậy, khoa học đóng vai trò to lớn trong chính sách pháp luật khuyến khích, bởi vì, chính nó có nhiệm vụ “làm sáng tỏ con đường” của chính sách đó, tạo ra các điều kiện cho việc thực hiện có hiệu quả chính sách đó. Do vậy, để tối ưu hóa chính sách pháp luật khuyến khích, phát triển một cách đầy đủ giá trị lĩnh vực hoạt động đó của nhà nước đòi hỏi phải xây dựng và phát triển khoa học độc lập (và môn học chuyên ngành) – pháp luật khuyến khích (khen thưởng).

4. Luật thi đua, khen thưởng

Bước tiếp theo là cần hoàn thiện Luật Thi đua, khen thưởng. Luật Thi đua, khen thưởng cần phải khắc phục được các quy định lạc hậu, mâu thuẫn trong các quy phạm pháp luật khuyến khích, bảo đảm tính hài hòa và lôgic của các quy phạm đó, đưa ra các quy phạm mới, phù hợp với các nhu cầu của thực tiễn xã hội trong lĩnh vực này.

Một trong những công việc tiếp theo cần được thực hiện là hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích, chứ không chỉ các văn bản pháp luật thi đua, khen thưởng.

Hiện nay, nhu cầu hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích là rất lớn, có thể được thực hiện theo các hướng khác nhau. Cần hệ thống hóa theo các hướng sau đây: “các văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích chung ở phạm vi toàn quốc”; “các văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích trong lĩnh vực quân đội”; “các văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích trong lĩnh vực lao động”; “các văn bản quy phạm pháp luật về các giải thưởng quốc gia”…

Thực tiễn xã hội cho thấy, một mặt, cần phải nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích, mặt khác, cần phải tìm kiếm các nguồn lực bổ sung. Có thể và cần phải áp dụng một cách rộng rãi hơn và sâu sắc hơn cả các biện pháp khuyến khích của nhà nước lẫn các biện pháp khuyến khích phi nhà nước.

Ví dụ: các biện pháp khuyến khích đối vói các nghiên cứu đổi mói sáng tạo, đặc biệt các nghiên cứu đổi mới sáng tạo do các nhà khoa học trẻ thực hiện; các biện pháp khuyến khích đối vói các thành tích đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo; các biện pháp khuyến khích đối vói hoạt động thể dục, thể thao; các biện pháp khuyến khích đối với bảo vệ môi trường, sử dụng họp lý tài nguyên… Đã đến lúc cần sử dụng một cách tích cực hơn các biện pháp khuyến khích đối với các hành vi phòng, chống tham nhũng, đối với việc đưa ra thông tin tố giác, tín báo để bắt giữ những người phạm tội nguy hiểm và phát hiện các tội phạm.

Đồng thời, khi thực hiện chính sách pháp luật khuyến khích cần phải có biện pháp đúng mực, phù hợp. Không được quá đề cao vai trò của các khuyến khích pháp luật. Các khuyến khích pháp luật phải giữ đúng vị trí của mình trong hệ thống các phương tiện pháp lý và đóng vai trò động lực tiền định nghiêm ngặt trong hệ thống các phương tiện pháp lý.

Như vậy, việc nghiên cứu chế định các khuyến khích chỉ ra rằng, trong điều kiện phát triêh của nước ta hiện nay nhiều vấn đề liên quan đến chế định đó cần phải được nghiên cứu và điều chỉnh để thúc đẩy sự phát triêh xã hội. Những vấn đề đó chỉ có thể được giải quyết trong phạm vi của chính sách pháp luật khuyến khích tương ứng, và do vậy, có thể coi chính sách pháp luật khuyến khích là một trong những nội dung ưu tiên trong chính sách pháp luật hiện nay của nước ta. Chính sách pháp luật khuyến khích hiệu quả là phương tiện hiện thực, có hiệu lực cho việc tiến hành các cuộc cải cách, đổi mói trong đất nước, là sự thể hiện các đòi hỏi của nguyên tắc công bằng trong đời sống xã hội.

5. Chính sách pháp luật ưu đãi

Chính sách pháp luật ưu đãi là loại chính sách pháp luật rất quan trọng của chính sách pháp luật điều chỉnh.

Chính sách pháp luật ưu đãi có thể được hiểu là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước để xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật ưu đãi nhằm giảm nhẹ một cách hợp pháp địa vị của các chủ thể.

Mục tiêu của chính sách pháp luật ưu đãi là quy định và hoàn thiện hệ thống các ưu đãi, soạn thảo các phương thức nâng cao hiệu quả của các ưu đãi, của các phương thức đó và cuối cùng bảo đảm sự hài hòa đầy đủ nhất lợi ích của cá nhân, của các nhóm xã hội và của nhà nước.

Ở nước ta hiện nay, chính sách pháp luật ưu đãi được xây dựng và thực hiện ngày càng phù hợp với các quan hệ xã hội đang tồn tại trong xã hội Việt Nam. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã thể hiện chính sách đó. Tuy vậy, chính sách pháp luật ưu đãi cần phải được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu phát triển hiện nay của đất nước.

Để tối tru hóa chính sách pháp luật ưu đãi, cần thực hiện các biện pháp sau đây:

– Soạn thảo chiến lược xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật ưu đãi; xây dựng các tiêu chí, các cách tiếp cận được lập luận về khoa học đến quá trình “ưu đãi hóa”, quy định các chế độ sử dụng những tru đãi cụ thể tùy thuộc vào vai trò và đặc trưng của chúng trong quá trình điều chỉnh pháp luật (các biện pháp như vậy cần phải được tiến hành trong phạm vi của chương trình phát triển kinh tế – xã hội trung hạn của đất nước);

– Bảo đảm việc giải thích có chất lượng về thông tin trong hiện đại hóa hệ thống các quy phạm ngoại lệ; xây dựng hệ thống thống kê quốc gia tập trung thống nhất tất cả công dân có quyền nhận tiền lương hàng tháng, lựa chọn các dịch vụ và tru đãi xã hội phù họp với điều kiện chi tiêu ở nước ta;

– Bảo đảm các cam kết xã hội của Nhà nước bằng các nguồn lực tài chính tương ứng; soạn thảo các phương pháp đánh giá thẩm định đối với các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực điều chỉnh “ưu đãi”;

– Soạn thảo các cơ chế pháp lý đê’ tăng cường các nỗ lực của các chủ thể có quyền sáng kiến làm luật và thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực điều chỉnh “ưu đãi”; ban hành các quy định pháp luật về thủ tục xem xét các bất đồng và giải quyết các tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước về những vấn đề của điều chỉnh “tru đãi”;

– Tiến hành hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực điều chỉnh “ưu đãi” để làm cơ sở cho việc soạn thảo và thông qua văn bản quy phạm pháp luật thống nhất về lĩnh vực này; sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường các biện pháp ủng hộ về mặt xã hội đối với những công dân tương ling (ví dụ, những người là thương binh, bệnh binh, những người bị tai nạn lao động, những người mắc bệnh nghề nghiệp…);

– Soạn thảo các biện pháp nâng cao trình độ ý thức pháp luật của Nhân dân, của những người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực điều chỉnh “ưu đãi”; xác lập các biện pháp trách nhiệm đối với những người có chức vụ, quyền hạn có nghĩa vụ, quy định hình phạt đối với việc thực hiện những hành vi phạm tội (trong quá trình “ưu đãi hóa” cần xây dựng các cơ chế pháp lý giám sát cần thiết đối với hoạt động áp dụng pháp luật);

– Nghiên cứu để thu hẹp một cách đáng kể hệ thống các ưu đãi giành cho cán bộ, công chức nhà nước;

– Soạn thảo các chính sách pháp luật ưu đãi cho các vùng và các địa phương trên cơ sở cân nhắc một cách đầy đủ các đặc điểm đặc thù của vùng này hay vùng khác, của địa phương này hay địa phương khác (mức độ nghèo khổ, mức độ bảo đảm tài chính, mức độ chi tiêu ngân sách trong lĩnh vực “ưu đãi”); quy định các cơ chế cân nhắc có hiệu quả ý kiến của các vùng, các địa phương về những vâh đề của “ưu đãi hóa” trong quá trình xây dựng pháp luật; soạn thảo các kế hoạch xây dựng pháp luật đê’ hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật ngoại lệ liên quan đến vùng này hay vùng khác, địa phương này hay địa phương khác;

– Cần xây dựng các cơ chế pháp lý để tạo điều kiện cho sự phát triển quan hệ đối tác công – tư cho phép huy động và kết hợp được các nguồn lực của Nhà nước và của các tổ chức tư nhân; tạo điều kiện để huy động các tô’ chức tư nhân và các quỹ cho việc thực hiện các chương trình quốc gia cụ thê’ và các chương trình địa phương nhằm giảm nghèo bền vững; xây dựng các cách tiếp cận mới trong lĩnh vực điều chỉnh “ưu đãi” nhằm tăng cường sự kết hợp của xã hội, doanh nghiệp và chính quyền;

– Tiến hành sự theo dõi pháp luật theo định kỳ trong lĩnh vực điều chỉnh “ưu đãi”, tiến hành thảo luận rộng rãi những vấn đề về hiệu quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật “ưu đãi”, nghiên cứu kỹ lưỡng kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này và vận dụng theo mức độ phù hợp…

Như vậy, việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật ưu đãi gắn liền vói những vấn đề sau đây:

– Thể chế hóa các ưu đãi pháp luật bằng một đạo luật, quy định các lĩnh vực áp dụng các ưu đãi cụ thế tùy thuộc vào tính chất đặc thù và khả năng sử dụng các ưu đãi đó trong cơ chế điều chỉnh pháp luật ưu đãi;

– Quy định một cách cụ thể các tru tiên trong quá trình ưu đãi hóa trên cơ sở cân nhắc và xuất phát tù các nhu cầu cơ bản của xã hội ta ở giai đoạn phát triêh hiện nay;

– Dự liệu các hậu quả có thể xảy ra, những biến đổi sẽ diễn ra trong quá trình điều chỉnh các quá trình xã hội này hay các quá trình xã hội khác khi cải cách, đổi mới các ưu đãi pháp luật;

– Hạn chế sự ảnh hưởng của các nhóm vận động hành lang khác nhau trong quá trình ghi nhận các ưu tiên trong quá trình xây dựng luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác;

– Tiến hành hiện đại hóa các tru đãi pháp luật phù hợp với các xu hướng biến đổi cơ bản của tổng thể các công cụ pháp lý;

– Tiên liệu được các diễn biến pháp lý trong tương lai của “những người tiêu dùng” cơ bản các ưu đãi pháp lý và sự thê’ hiện tương ứng các tru đãi đó trong hiện thực pháp luật;

– Tiến hành theo dõi hiệu quả của việc áp dụng các quy định pháp luật về các ưu đãi, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất về “những người tiêu dùng” các tru đãi; quy định trong pháp luật các tiêu chuẩn xã hội đặc biệt với tư cách là những căn cứ để các chủ thể cụ thể được hưởng các ưu đãi nhất định;

– Tiến hành việc hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật “ưu đãi”, bãi bỏ các mâu thuẫn, các xung đột pháp luật trong lĩnh vực đó…

Chính sách pháp luật ưu đãi là đòn bẩy có sức mạnh, có hiệu quả mà vói sự trợ giúp của chính sách đó Nhà nước có thể tác động một cách cơ bản đến các quá trình kinh tế và xã hội, và trong những trường hợp cần thiết làm thay đổi tính định hướng, cường độ, những đặc điểm về lượng và chất của các quá trình đó. Chính sách pháp luật ưu đãi hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa hệ thống pháp luật bằng việc giải quyết chính những vấn đề cấp bách diễn ra hàng ngày của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho việc xác định các định hướng phát triển pháp luật, cho sự tiến bộ pháp luật ở nước ta.

6. Kết thúc vấn đề

Như vậy, chính sách pháp luật điều chỉnh được thể hiện trong cuộc sống, trước hết, với sự trợ giúp của chính sách pháp luật khuyến khích và chính sách pháp luật ưu đãi với tư cách là các loại chính sách quan trọng nhất của chính sách pháp luật điều chỉnh. Chính sách pháp luật khuyến khích và chính sách pháp luật tru đãi là những loại chính sách pháp luật tác động rất lớn đến sự phát triêh các quan hệ xã hội nhất định.

Trong lĩnh vực chính sách pháp luật điều chỉnh, chính sách pháp luật trong lĩnh vực cho phép cũng đóng vai trò đặc biệt. Chính sách pháp luật trong lĩnh vực cho phép có thể được hiểu là định hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước để xây dựng hệ thống điều chỉnh pháp luật cho phép chưng một cách hài hòa nhằm dành cho các chủ thể pháp luật việc lựa chọn phương án hành vi trong các phạm vi do luật định, dựa trên nguyên tắc tích cực hoạt động, độc lập, tự nguyện của các chủ thể được pháp luật quy định.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.