1. Mở đầu vấn đề

Pháp luật quốc tế được coi là hệ thống pháp luật, gồm nhiều ngành luật cấu thành: Luật Điều ước quốc tế, Luật Nhân đạo quốc tế; Luật Hàng không dân dụng quốc tế; Luật Ngoại giao và lãnh sự; Luật Biển quốc tế; Luật Tổ chức quốc tế; Luật quốc tế về môi trường…

Dựa vào cấp độ xây dựng và thực hiện, chính sách pháp luật có thể được phân thành: chính sách pháp luật quốc tế; chính sách pháp luật khu vực; chính sách pháp luật quốc gia; chính sách pháp luật địa phương.

Các loại chính sách pháp luật nói trên có mối liên hệ lẫn nhau, tương tác lẫn nhau. Tuy vậy, đối với từng cấp độ cần phải có quan niệm chính sách của mình.

Đặc điểm của pháp luật quốc tế như sau:

– Pháp luật quốc tế được hình thành, xây dựng trên cơ sở đấu tranh thương lượng, thỏa thuận bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các chủ thể của Luật Quốc tế.

– Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế gồm các quan hệ pháp lý vượt ngoài phạm vi một quốc gia; chủ yếu là quan hệ mang tính chất chính trị.

– Chủ thể Pháp luật quốc tế là các quốc gia có chủ quyền; các tổ chức quốc tế thành lập có Điều lệ phù hợp với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế hiện đại; các dân tộc đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết để lập nhà nước của mình.

– Các chủ thể quốc tế có bản chất giai cấp và xã hội khác nhau.

– Biện pháp cưỡng chế được sử dụng trong pháp luật quốc tế là đa dạng: Có thể bằng hình thức riêng lẻ hoặc tập thể để gây thiệt hại về lợi ích đối với chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế.

2. Khái niệm chính sách pháp luật quốc tế

Thứ nhất, chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan. Các chính sách hỗ trợ trong việc ra quyết định chủ quan thường hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích tương đối của một số yếu tố và do đó thường khó kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các chính sách tương phản để hỗ trợ việc ra quyết định khách quan thường hoạt động trong tự nhiên và có thể được kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách mật khẩu.

Thuật ngữ này có thể áp dụng cho chính phủ, các tổ chức và nhóm tư nhân, cũng như các cá nhân. Các lệnh điều hành của tổng thống, chính sách quyền riêng tư của công ty và các quy tắc của quốc hội về trật tự là các ví dụ về chính sách. Chính sách khác với các quy tắc hoặc luật pháp. Mặc dù luật pháp có thể buộc hoặc cấm hành vi (ví dụ: luật yêu cầu nộp thuế đối với thu nhập), chính sách chỉ hướng dẫn hành động đối với những hành vi có nhiều khả năng đạt được kết quả mong muốn nhất.

Thứ hai, khái niệm pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Qua đây có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố như:

– Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung, bao gồm các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức, được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội

Vì vậy nên pháp luật cũng đảm bảo cho việc thực hiện này bằng các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.

– Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận của Nhà nước đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng lên thành pháp luật

– Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

Với những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước; thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…

Như vậy khi nói đến pháp luật thì thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính phổ biến, tức là nói đến những khuôn mẫu chung và có tính phổ biến. Trong xã hội hiện nay không chỉ pháp luật có tính quy phạm mà đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các tổ chức chính trị-xã hội đều có tính quy phạm.

Tính quy phạm của pháp luật được thể hiện ở chỗ đây chính là khuôn mẫu chung cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo; khuôn mẫu này sẽ được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian và thời gian rộng lớn.

Chính sách pháp luật quốc tế, với tư cách là một loại chính sách pháp luật, là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước hướng đến việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật quốc tế nhằm mục tiêu bảo đảm các quyền và tự do của cá nhân phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, củng cố chủ quyền quốc gia và đưa các lợi ích quốc gia vào đời sống quốc tế.

Quan điểm về chính sách pháp luật quốc tế của Việt Nam thể hiện loại chính sách này là hoạt động thực hiện nhất quán các lợi ích quốc gia trong tiến trình Việt Nam tham gia xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế thông thường và các quy phạm điều ước quốc tế/ bảo vệ trật tự pháp luật quốc tế trên cơ sở tôn trọng pháp luật quốc tế chung, bảo đảm tính hòa hợp của hệ thống pháp luật quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia. Khi tham gia phát triêh các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia, Việt Nam mong muốn mở rộng lĩnh vực ảnh hưởng của mình, sử dụng diễn đàn các tô’ chức quốc tế để thể hiện quan điểm của mình và hình thành nên dư luận xã hội về xã hội, đất nước và con người Việt Nam, mong muốn đưa lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam vào đời sống quốc tế và tham gia thông qua các quyết định quốc tế.

Với tư cách là một ngành luật, pháp luật Quốc tế có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế, như:

– Luật Quốc tế hàm chứa cả Tư pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế là Luật Quốc tế theo nghĩa rộng, giữa tư pháp quốc tế và Luật Quốc tế có cùng mục đích là thúc đẩy sự hợp tác, hòa bình giữa các quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

– Có sự khác biệt về đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế và Luật Quốc tế.

=> Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế là: những quan hệ pháp lý quốc tế phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau; những quan hệ này có nhiều mặt nhưng chủ yếu là những quan hệ mang tính chính trị và được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế.

3. Dấu hiệu của ckhái hính sách pháp luật quốc tế

Chính sách pháp luật quốc tế của Việt Nam có các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, chính sách pháp luật quốc tế của Việt Nam là một loại, một bộ phận hợp thành của chính sách pháp luật Việt Nam;

Thứ hai, chính sách pháp luật quốc tế của Việt Nam thể hiện với tư cách là một bộ phận cấu thành của chính sách đối ngoại của Nhà nước ta;

Thứ ba, chủ thể chính của việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật quốc tế của Việt Nam là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Thứ tư, cơ sở, nền tảng của chính sách pháp luật quốc tế của Việt Nam là các quy phạm hiến pháp, cũng như các quy tắc và các nguyên tắc được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế…;

Thứ năm, chính sách pháp luật quốc tế của Việt Nam là hoạt động có tính hướng đích được tiến hành trong quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật nhằm mục tiêu hoàn thiện cơ chế điều chinh pháp luật quốc tế;

Thứ sáu, khách thể của chính sách pháp luật quốc tế của Việt Nam là đời sống pháp luật quốc tế, những vâh đề của tổ chức đời sống pháp luật quốc tế.

4. Nhiệm vụ của chính sách pháp luật quốc tế

Hiện nay chính sách pháp luật quốc tế của Việt Nam có các nhiệm vụ ưu tiên sau đây:

– Bảo đảm để các quyền con người ở Việt Nam phù họp vói các tiêu chuẩn quốc tế;

– Bảo đảm việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế;

– Thể hiện và thực hiện các lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam ở cấp độ quốc tế;

– Bảo đảm việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, tôn trọng các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế;

– Tham gia tích cực của Việt Nam trong cải cách trật tự pháp luật quốc tế;

– Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia và hệ thống pháp luật quốc tế;

– Xây dựng quan niệm tổng thể được lập luận khoa học về chính sách pháp luật quốc tế của Việt Nam.

5. Giải thích về chính sách pháp luật quốc tế

Chính sách pháp luật quốc tế có thể được giải thích bằng hai cách: với tư cách là định hướng đối ngoại của chính sách quốc gia; với tư cách là chính sách pháp luật đã được phối hợp hài hòa do các tổ chức quốc tế thực hiện.

Trong trường hợp thứ nhất, chính sách pháp luật quốc tế gắn liền với các định hướng chiến lược và các nhiệm vụ mang tính sách lược của Nhà nước để xác định các điều kiện của sự tác động pháp luật lẫn nhau với các quốc gia khác và vói các tổ chức quốc tế: ký kết điều ước quốc tế; trợ giúp pháp lý; tham gia các ủy ban nhất thể hóa pháp luật…

Trong trường hợp thứ hai, loại chính sách pháp luật đó được xem xét với tư cách là hoạt động của các tổ chức quốc tế về tổ chức giao tiếp pháp luật, thông qua các quy phạm pháp luật quốc tế, thực hiện tài phán quốc tế…

Đồng thời, khi tham gia các tổ chức quốc tế, đặc biệt các tổ chức siêu quốc gia, điều có ý nghĩa quan trọng mang tính nguyên tắc là mỗi quốc gia cần phải có chính sách pháp luật quốc tế đã được lập luận về mặt khoa học, được kiểm chứng, cân nhắc được trình độ văn hóa, tổng thể các quan điểm thế giới quan về pháp luật trên thế giới và các tình tiết quan trọng khác. Xây dựng được chính sách pháp luật quốc tế như vậy là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách pháp luật, của những nhà nghiên cứu chính sách pháp luật.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.