1. Khái niệm chính sách pháp luật bảo vệ
Chính sách pháp luật bảo vệ được hiểu là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và tổng hợp của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng bảo vệ của pháp luật, hoàn thiện việc bảo vệ pháp luật, xây dựng hệ thống bảo vệ pháp luật có đầy đủ giá trị.
2. Hoạt động bảo vệ pháp luật
Trong điều kiện phát triển hiện nay ở nước ta có nhiều vấn đề được đặt ra đối với hoạt động bảo vệ pháp luật. Hoạt động đó, phần lớn là chưa cân đổi, chưa bảo đảm được sự phối hợp hài hòa giữa các cơ quan, tổ chức khác nhau, chưa hỗ trợ tích cực lẫn nhau vì mục tiêu chung…
Trên thực tế, hệ thống bảo vệ pháp luật ở nước ta hiện nay chưa có đầy đủ giá trị, chưa thật sự hiệu quả. Hệ thống bảo vệ pháp luật có dầy đủ giá trị được hiểu là tổng thể các chế định, thiết chế và các biện pháp đã được điều chỉnh để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu của pháp luật, củng cố trật tự pháp luật và chế độ pháp chế trong xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tình hình tội phạm và tình hình vi phạm pháp luật khác có hiệu quả.
Hoạt động bảo vệ pháp luật chưa có hiệu quả thể hiện ở chỗ:
– Thứ nhất, tình hình tội phạm ở nước ta tiếp tục gia tăng;
– Thứ hai, tội phạm ngày càng có tổ chức hơn, “thông minh hơn”;
– Thứ ba, một số cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật đã thực hiện tội phạm, làm ảnh hưởng đến sự tin tưởng của Nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung.
3. Giải pháp khắc phục hoạt động bảo vệ pháp luật
Mặc dù Nhà nước và xã hội đã đưa ra các giải pháp tích cực để khắc phục những biểu hiện ở mục 2 nói trên, nhưng các giải pháp đó vẫn chưa đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn, chưa tương thích với các biến đổi xã hội liên quan đến bảo vệ pháp luật.
Như vậy, cần phải có cách tiếp cận khác – cách tiếp cận cho phép đưa hoạt động bảo vệ pháp luật lên một trình độ phát triển mới và chất lượng mới.
Cần phải có hoạt động mang tính tổng hợp, nhất quán và có cơ sở khoa học của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật, tức là cần đến chính sách bảo vệ pháp luật chuyên ngành.
Ngoài ra, chính sách pháp luật bảo vệ gắn chức năng bảo vệ pháp luật của Nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước với chức năng bảo vệ của chính pháp luật. Chính sách pháp luật bảo vệ gắn kết các cơ quan bảo vệ pháp luật hiện hành thành một hệ thống bảo vệ pháp luật thống nhất.
Chức năng bảo vệ đòi hỏi phải có sự quan tâm thường xuyên từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước. Để thực hiện có hiệu quả chức năng bảo vệ, các cơ quan và các thiết chế đó cần phải tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ tương ứng. Nếu như chức năng này không được thực hiện một cách đồng bộ, hệ thống, thì như thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật nói chung sẽ không tác động nhịp nhàng, hài hòa đến sự phát triển các quan hệ xã hội. Vai trò của chính sách pháp luật bảo vệ thể hiện ở chỗ, để khôi phục một cách đầy đủ nhất chức năng bảo vệ của pháp luật, làm cho pháp luật được bảo vệ khỏi các thách thức và mối đe dọa của thời đại hiện nay.
4. Mục tiêu của chính sách pháp luật bảo vệ
Mục tiêu của chính sách pháp luật bảo vệ là nâng cao “tính bất khả xâm phạm” pháp luật từ các vi phạm pháp luật có thể xảy ra, thực hiện có hiệu quả chức năng bảo vệ của pháp luật, bảo đảm hệ thống bảo vệ pháp luật hoạt động có kết quả.
Trước tiên, cần phải hiện đại hóa chính sách pháp luật bảo vệ, làm cho chính sách đó trở nên hoàn thiện hơn, hiện đại hơn đê’ phúc đáp các yêu cầu phát triển hiện nay của đất nước. Do vậy, cần phải tăng cường tính khoa học, tính nhất quán và tính hệ thống trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Điều có ý nghĩa quan trọng mang tính nguyên tắc là phải tiến hành đổi mới chính sách pháp luật bảo vệ đê’ chính sách đó hỗ trợ nhiều hơn nữa cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng và áp dụng pháp luật hiệu quả hơn, phục hồi được các quyền đã bị vi phạm, bảo đảm cho việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối vói những người vi phạm pháp luật. Xã hội đang đòi hỏi và mong đợi các cơ quan bảo vệ pháp luật và các tô’ chức phi nhà nước tham gia hoạt động bảo vệ pháp luật phải phối hợp với nhau chặt chẽ, nhịp nhàng, hài hòa hơn nữa đê’ đạt được các mục tiêu đã được đặt ra đối vói các cơ quan và tô’ chức đó.
Tiếp theo, cần phải đẩy mạnh hơn nữa qụá trình cải cách các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoạt động bảo vệ pháp luật ở nước ta đê’ đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay của đất nước. Cụ thê’ là cần tăng cường cải cách hệ thống Tòa án, hệ thống Viện kiểm sát, hệ thống các cơ quan điều tra, hệ thống các cơ quan thi hành án, xây dựng hệ thống phòng ngừa các loại vi phạm pháp luật khác nhau, xác lập tính minh bạch, công khai trong thống kê tình hình tội phạm và các loại vi phạm pháp luật khác, tăng cường giám sát xã hội, giám sát của công dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật…
5. Kết thúc vấn đề
Như vậy, nhiệm vụ cơ bản của chính sách pháp luật bảo vệ của Nhà nước ta thể hiện ở việc bảo đảm sự phát triển vượt trước của hệ thống bảo vệ pháp luật, xây dựng hệ thống phòng ngừa mới các loại vi phạm pháp luật khác nhau, xây dựng các cơ cấu bảo vệ pháp luật để bảo vệ hiệu quả các quyền, lợi ích của cá nhân, của xã hội và của Nhà nước. Cần phải đề cao một cách đáng kể vai trò của chính sách pháp luật bảo vệ trong đời sống của đất nước mới có thể bảo đảm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động hiệu quả.
Cùng với chính sách pháp luật bảo vệ cần phải nghiên cứu để xây dựng chính sách bảo vệ quyền con người vói tư cách là một loại của chính sách pháp luật bảo vệ. Chính sách bảo vệ quyền con người có thể được hiểu là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và tổng thể của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước để tối ưu hóa việc bảo vệ các quyền con người, hoàn thiện các phương thức và các phương tiện bảo vệ quyền con người, xây dựng hệ thống bảo vệ quyền con người có đầy đủ giá trị.
Chính sách bảo vệ quyền con người là một lĩnh vực, một loại chính sách đặc biệt của chính sách pháp luật. Chính sách bảo vệ quyền con người, ở một nghĩa nhất định, là hệ thống tổng thể thống nhất các biện pháp để bảo vệ các quyền con người. Đòi hỏi cơ bản của hệ thống bảo vệ quyền con người và của chính sách bảo vệ quyền con người là hiệu quả của chúng, tức là năng lực các hệ thống đó thực hiện các nhiệm vụ xã hội của mình, được thể hiện trực tiếp ở trình độ đạt được trên thực tế tính được bảo vệ các quyền con người.
Chính sách bảo vệ pháp luật và chính sách bảo vệ quyền con người là những loại chính sách pháp luật của chính sách pháp luật nói chung, thể hiện với tư cách là những thể chế có mối liên hệ lẫn nhau và thâm nhập lẫn nhau của đời sống pháp luật hiện nay để đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Các loại chính sách pháp luật này tác động thường xuyên lẫn nhau để bảo vệ một trật tự xã hội đã được quy định, để tuyên bố rằng, lĩnh vực quan hệ xã hội đã được xác định đang được bảo vệ.
Tuy vậy, cho dù có mối liên hệ chặt chẽ và sự thâm nhập sâu sắc lẫn nhau, các loại chính sách pháp luật đó vẫn có những sự khác biệt và những sự khác biệt đó được thể hiện thông qua các khái niệm khác nhau là: “bảo vệ pháp luật” và “bảo vệ quyền con người” hay “bảo vệ nhân quyền”.
Khái niệm “bảo vệ pháp luật” là khái niệm rộng, bao quát cả khái niệm “bảo vệ quyền con người”. Bảo vệ quyền con người là một yếu tố của bảo vệ pháp luật, là một hình thức của bảo vệ pháp luật. Bảo vệ quyền con người là một hình thức cụ thể của bảo vệ pháp luật, là trung tâm điểm của chế độ pháp luật bảo vệ trong những trường họp có những vi phạm hoặc xâm hại cụ thể các khách thể là đối tượng của việc bảo đảm pháp lý. Nhu cầu bảo vệ quyền chỉ nảy sinh sau khi có sự vi phạm trực tiếp quyền hoặc khi có sự đe dọa vi phạm như vậy. Việc bảo vệ các quyền được bắt đầu từ việc quy định chế độ pháp luật chung, từ việc quy định các bảo đảm và hoạt động khác đã được thực hiện trước khi có sự vi phạm các quyền và tự do.
Từ đây có thể khẳng định rằng, đối tượng của hoạt động bảo vệ pháp luật rộng lớn hơn đối tượng của hoạt động bảo vệ quyền con người.
Tuy vậy, không nên nhận thức rất hẹp về hoạt động bảo vệ quyền con người (hoạt động bảo vệ nhân quyền), tức là hoạt động chỉ của những người đấu tranh bảo vệ quyền con người và của các tổ chức bảo vệ nhân quyền phi chính phủ. Hoạt động này còn bao gồm cả các biện pháp cho phép ngăn cản sự vi phạm các quyền chủ thể và (hoặc) phục hồi các quyền chủ thể đã bị vi phạm. Nói cách khác, hoạt động bảo vệ quyền con người có thể do các chủ thể khác nhau thực hiện – từ các co quan nhà nước (Tòa án, Viện kiểm sát, công an, các tổ chức bảo vệ quyền con người…) đến các cơ cấu phi chính phủ (các tổ chức phi chính phủ, các công dân…).
Cũng cần phải hiểu rằng, nội dung của chính sách bảo vệ quyền con người không chỉ bao hàm những vấn đề bảo vệ các quyền và tự do của cá nhân. Chính sách bảo vệ quyền con người có nhiệm vụ tạo ra các điều kiện và tiền đề để bảo vệ chế độ hiến pháp, đạo đức, các giá trị và lợi ích quan trọng có ý nghĩa sống còn khác của xã hội hiện nay.
Ngoài ra, nếu chính sách pháp luật bảo vệ được chuyên môn hóa trong việc xây dựng hệ thống bảo vệ pháp luật, thì chính sách bảo vệ quyền con người được chuyên môn hóa trong việc xây dựng hệ thống bảo vệ quyền con người. Chính sách bảo vệ quyền con người, lại một lần nữa, là một bộ phận cấu thành của chính sách pháp luật bảo vệ (chính sách bảo vệ pháp luật). Do đó, chính sách bảo vệ quyền con người, suy cho cùng, “được vận hành” dựa vào chính sách pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng bảo vệ của Nhà nước và xã hội nói chung.
Do đó, mọi chính sách bảo vệ quyền con người đều là một loại của chính sách pháp luật bảo vệ, nhưng không phải mọi chính sách pháp luật bảo vệ đều là chính sách bảo vệ quyền con người.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.