1. Mở đầu vấn đề
Nhiệm vụ cơ bản của chính sách pháp luật bảo vệ của Nhà nước ta thể hiện ở việc bảo đảm sự phát triển vượt trước của hệ thống bảo vệ pháp luật, xây dựng hệ thống phòng ngừa mới các loại vi phạm pháp luật khác nhau, xây dựng các cơ cấu bảo vệ pháp luật để bảo vệ hiệu quả các quyền, lợi ích của cá nhân, của xã hội và của Nhà nước. Cần phải đề cao một cách đáng kể vai trò của chính sách pháp luật bảo vệ trong đời sống của đất nước mới có thể bảo đảm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động hiệu quả.
Cùng với chính sách pháp luật bảo vệ cần phải nghiên cứu để xây dựng chính sách bảo vệ quyền con người vói tư cách là một loại của chính sách pháp luật bảo vệ. Chính sách bảo vệ quyền con người có thể được hiểu là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và tổng thể của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước để tối ưu hóa việc bảo vệ các quyền con người, hoàn thiện các phương thức và các phương tiện bảo vệ quyền con người, xây dựng hệ thống bảo vệ quyền con người có đầy đủ giá trị.
2. Khái quát về chính sách bảo vệ quyền con người
Chính sách bảo vệ quyền con người là một lĩnh vực, một loại chính sách đặc biệt của chính sách pháp luật. Chính sách bảo vệ quyền con người, ở một nghĩa nhất định, là hệ thống tổng thể thống nhất các biện pháp để bảo vệ các quyền con người. Đòi hỏi cơ bản của hệ thống bảo vệ quyền con người và của chính sách bảo vệ quyền con người là hiệu quả của chúng, tức là năng lực các hệ thống đó thực hiện các nhiệm vụ xã hội của mình, được thể hiện trực tiếp ở trình độ đạt được trên thực tế tính được bảo vệ các quyền con người.
Chính sách bảo vệ pháp luật và chính sách bảo vệ quyền con người là những loại chính sách pháp luật của chính sách pháp luật nói chung, thể hiện với tư cách là những thể chế có mối liên hệ lẫn nhau và thâm nhập lẫn nhau của đời sống pháp luật hiện nay để đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Các loại chính sách pháp luật này tác động thường xuyên lẫn nhau để bảo vệ một trật tự xã hội đã được quy định, để tuyên bố rằng, lĩnh vực quan hệ xã hội đã được xác định đang được bảo vệ.
Tuy vậy, cho dù có mối liên hệ chặt chẽ và sự thâm nhập sâu sắc lẫn nhau, các loại chính sách pháp luật đó vẫn có những sự khác biệt và những sự khác biệt đó được thể hiện thông qua các khái niệm khác nhau là: “bảo vệ pháp luật” và “bảo vệ quyền con người” hay “bảo vệ nhân quyền”.
3. Một số khái niệm liên quan vấn đề
Khái niệm “bảo vệ pháp luật” là khái niệm rộng, bao quát cả khái niệm “bảo vệ quyền con người”.
Bảo vệ quyền con người là một yếu tố của bảo vệ pháp luật, là một hình thức của bảo vệ pháp luật.
Nhu cầu bảo vệ quyền chỉ nảy sinh sau khi có sự vi phạm trực tiếp quyền hoặc khi có sự đe dọa vi phạm như vậy. Việc bảo vệ các quyền được bắt đầu từ việc quy định chế độ pháp luật chung, từ việc quy định các bảo đảm và hoạt động khác đã được thực hiện trước khi có sự vi phạm các quyền và tự do.
3. Bình luận về đối tượng của hoạt động bảo vệ pháp luật
Từ những điều phân tích ở các mục trên, ta có thể khẳng định rằng, đối tượng của hoạt động bảo vệ pháp luật rộng lớn hơn đối tượng của hoạt động bảo vệ quyền con người.
Tuy vậy, không nên nhận thức rất hẹp về hoạt động bảo vệ quyền con người (hoạt động bảo vệ nhân quyền), tức là hoạt động chỉ của những người đấu tranh bảo vệ quyền con người và của các tổ chức bảo vệ nhân quyền phi chính phủ. Hoạt động này còn bao gồm cả các biện pháp cho phép ngăn cản sự vi phạm các quyền chủ thể và (hoặc) phục hồi các quyền chủ thể đã bị vi phạm. Nói cách khác, hoạt động bảo vệ quyền con người có thể do các chủ thể khác nhau thực hiện – từ các co quan nhà nước (Tòa án, Viện kiểm sát, công an, các tổ chức bảo vệ quyền con người…) đến các cơ cấu phi chính phủ (các tổ chức phi chính phủ, các công dân…).
Cũng cần phải hiểu rằng, nội dung của chính sách bảo vệ quyền con người không chỉ bao hàm những vấn đề bảo vệ các quyền và tự do của cá nhân. Chính sách bảo vệ quyền con người có nhiệm vụ tạo ra các điều kiện và tiền đề để bảo vệ chế độ hiến pháp, đạo đức, các giá trị và lợi ích quan trọng có ý nghĩa sống còn khác của xã hội hiện nay.
Ngoài ra, nếu chính sách pháp luật bảo vệ được chuyên môn hóa trong việc xây dựng hệ thống bảo vệ pháp luật, thì chính sách bảo vệ quyền con người được chuyên môn hóa trong việc xây dựng hệ thống bảo vệ quyền con người. Chính sách bảo vệ quyền con người, lại một lần nữa, là một bộ phận cấu thành của chính sách pháp luật bảo vệ (chính sách bảo vệ pháp luật). Do đó, chính sách bảo vệ quyền con người, suy cho cùng, “được vận hành” dựa vào chính sách pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng bảo vệ của Nhà nước và xã hội nói chung.
Do đó, mọi chính sách bảo vệ quyền con người đều là một loại của chính sách pháp luật bảo vệ, nhưng không phải mọi chính sách pháp luật bảo vệ đều là chính sách bảo vệ quyền con người.
4. Tính tất yếu, tính cần thiết của việc xây dựng chính sách bảo vệ quyền con người
Tính tất yếu, tính cần thiết của việc xây dựng chính sách bảo vệ quyền con người thể hiện ở chỗ, trong hoạt động bảo vệ quyền con người lúc nào cũng có không ít vấn đề cần được giải quyết. Đó là:
– Chính sách bảo vệ quyền con người chưa nhất quán, chưa có tính hệ thống, chưa được lập luận khoa học;
– Cơ sở pháp luật của hoạt động bảo vệ quyền con người chưa được hoàn thiện, điều chỉnh pháp luật lĩnh vực nói trên chưa được đầy đủ, trong đó có mức độ luật hiến pháp…;
– Các chủ thể của bảo vệ quyền con người thường hoạt động một cách tách biệt, không có sự nhịp nhàng, thiếu sự phối hợp đầy đủ với nhau, hoặc phối hợp với nhau rất yếu, mang tính hình thức (chẳng hạn, các cơ cấu nhà nước và các cơ cấu phi nhà nước, các cơ cấu quốc gia và các cơ cấu quốc tế, khu vực…).
5. Nhiệm vụ và bản chất của chính sách bảo vệ quyền con người
Nhiệm vụ quan trọng nhất của chính sách bảo vệ quyền con người là xây dựng hệ thống bảo vệ quyền con người có đầy đủ giá trị nhất. Hệ thống đó có thể được hiểu là tổng thể các hiện tượng pháp luật có cơ cấu chặt chẽ, có thứ bậc, thể hiện các định hướng, các phương tiện, các phương thức và hiệu quả của việc bảo vệ quyền con người trong xã hội; là tổng thể thống nhất các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi nhà nước và của những người cụ thể (những người bảo vệ nhân quyền) và các hiện tượng pháp lý (các quyền, ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật, các loại pháp lý khác nhau…) mà với sự trợ giúp của chúng việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người và của các liên minh của họ được thực hiện có hiệu quả và chất lượng.
Bản chất của chính sách bảo vệ quyền con người thể hiện ở việc soạn thảo và thực hiện các quan điểm và các mục tiêu bảo vệ quyền con người mang tính chiến lược. Ở phương diện thực tiễn, chính sách bảo vệ quyền con người là hoạt động phong phú, đa dạng của nhiều chủ thể để giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
– Tối ưu hóa việc điều chỉnh pháp luật lĩnh vực quyền con người;
– Nâng cao tính được bảo đảm của các cơ chế bảo vệ quyền con người;
– Hoàn thiện việc phối hợp của các cơ quan nhà nước và của các tổ chức phi nhà nước về bảo vệ quyền con người;
– Tăng cường sự phối hợp lẫn nhau của các thiết chế quốc gia, khu vực và quốc tế về bảo vệ quyền con người;
– Xây dựng văn hóa nhân quyền cho cán bộ, công chức, viên chức, công dân;
– Xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia chuyên trách;
– Và các nhiệm vụ khác.
6. Bình luận về chủ thể là cá nhân trong bảo vệ quyền con người
Trong điều kiện hiện nay cá nhân đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ quyền con người.
Điều đó thể hiện ở chỗ, cá nhân sử dụng các công cụ và các phương thức khác nhau để bảo vệ quyền con người (bao gồm cả việc tự bảo vệ), bảo vệ một cách tích cực các lợi ích của mình.
Do vậy, cá nhân được coi là chủ thể quan trọng của hoạt động bảo vệ quyền con người. Cá nhân trong mối quan hệ với Nhà nước không phải là khách thể của hoạt động nhà nước, mà là chủ thê’ bình đẳng với Nhà nước, có thê’ bảo vệ các quyền của mình bằng tất cả các phương thức mà pháp luật không cấm và tranh luận với Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước.
Trước hết, cần nghiên cứu một cách đầy đủ, có sơ sở khoa học chính sách bảo vệ quyền con người ở trình độ lý luận chung. Hơn nữa, cần xây dựng quan niệm chung về chính sách bảo vệ quyền con người.
Quan niệm chung về chính sách bảo vệ quyền con người, theo phạm vi và quy mô của mình, bằng cách này hay cách khác, phải mang tính liên ngành, bao trùm nhiều định hướng hoạt động bảo vệ quyền con người.
Quan niệm chung về chính sách bảo vệ quyền con người có thể được hiểu là hệ thống các luận điểm lý luận về các mục tiêu, các nhiệm vụ, các phương tiện (công cụ), các nguyên tắc, các nhiệm vụ ưu tiên, các hình thức và các giải pháp thực hiện chính sách bảo vệ quyền con người.
Chính trong phạm vi của quan niệm đó, điều có ý nghĩa quan trọng là cần phải xây dựng các mô hình tương tác lẫn nhau một cách có kết quả và hiệu quả hơn của các chủ thể tiến hành hoạt động bảo vệ quyền con người. Chỉ khi các chủ thể đó hoạt động trong sự bảo đảm nhịp nhàng, hài hòa, chặt chẽ với nhau thì mới có thể có sự đột phá trong việc nâng cao chất lượng bảo vệ quyền con người.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, nhu cầu bảo vệ quyền con người đang ngày càng đòi hỏi phải có các cơ sở quy phạm vững chắc, bởi vì, các cơ sở quy phạm đó tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ quyền con người, nâng cao tính tín cậy và tính được bảo đảm của việc bảo vệ quyền con người. Ví dụ, việc thành lập Tòa hành chính, Tòa gia đình và người chưa thành niên ở nước ta là một loại hoạt động bảo vệ quyền con người bằng Tòa án và điều đó làm cho việc bảo vệ quyền con người có hiệu quả hơn.
Như vậy, cần phải nâng hoạt động bảo vệ quyền con người lên trình độ mới, cao hơn – nghiên cứu một cách có hệ thống hơn các nguồn lực của nó – lên trình độ của chính sách bảo vệ quyền con người, và điều đó sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo vệ các quyền của cá nhân ở Việt Nam hiện nay, của bảo vệ quyền con người nói chung, và tương ứng điều đó cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng và hiệu quả của toàn bộ hoạt động bảo vệ pháp luật.
7. Mối liên hệ giữa chính sách pháp luật bảo vệ với một số chính sách khác
Chính sách phòng, chống tham nhũng và chính sách phòng, chống ma tuý có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách pháp luật bảo vệ.
Chính sách phòng, chống tham nhũng là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và có hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Chính sách phòng, chống tham nhũng soạn thảo và thực hiện thường xuyên các biện pháp khác nhau và nhất quán mang tính chất phòng ngừa, hạn chế và khắc phục với mục đích giảm thiểu và loại trừ các biểu hiện, các nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tham nhũng. Chính sách phòng, chống tham nhũng có nền tảng của mình, trước hết là chính sách pháp luật bảo vệ – chính sách xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực thi nhiệm vụ tác động một cách có hệ thống đến tham nhũng.
Mục tiêu của chính sách phòng, chống tham nhũng thể hiện ở việc tác động phòng, chống một cách tích cực và thường xuyên đến tham nhũng, ở cuộc đấu tranh vì nhà nước, vì các thiết chế có nhiệm vụ phục vụ xã hội – các thiết chế mà ở một chừng mực nào đó đã bị các tổ chức tội phạm có tổ chức và các tổ chức ngầm bất hợp pháp lợi dụng vì các lợi ích của mình. Suy cho cùng, mục tiêu đó gắn liền với việc bảo đảm đầy đủ nhất các quyền và tự do của con người và của công dân, với việc củng cố kỷ cưong, pháp chế và trật tự pháp luật, với việc xây dựng nhà nước pháp quyền và nâng cao trình độ văn hóa pháp luật của cá nhân và xã hội. Tất cả những điều nói trên ảnh hưởng một cách đáng kể đến chất lượng của đời sống pháp luật trong xã hội chúng ta nói chung.
Chính sách phòng, chống ma túy là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và có hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước về phòng, chống ma túy. Chính sách phòng, chổng ma túy nhằm phòng ngừa, làm sáng tỏ và ngăn chặn việc lưu thông ma túy bất hợp pháp, phòng ngừa việc sử dụng ma túy không mang tính y học, chữa trị và phục hồi chức năng của những người nghiện ma túy. Chính sách phòng, chống ma túy được thể hiện trong chiến lược, chương trình phòng, chống ma túy.
Về mặt hiện thực, một trong các thách thức và các nguy cơ của thế kỷ XXI là ma túy hóa xã hội vói tư cách là xu hướng chung mang tính toàn cầu.
Trong điều kiện hiện nay cần phải nhận thức một cách sâu sắc rằng, phòng, chống ma túy không chỉ được thể hiện một cách đơn giản trong chính sách phòng, chống ma túy mà còn là một trong những nhiệm vụ độc lập của Nhà nước ta.
Đó không chỉ là nhiệm vụ nhất thời thường xuyên, cơ bản không chỉ của Nhà nước mà còn của toàn xã hội. Cần phải chú trọng xây dựng chính sách phòng, chống ma túy để thu hút tất cả các lực lượng trong xã hội và các nguồn lực hiện có đối phó với tệ nạn ma túy: từ các cơ quan nhà nước tương ứng (trước hết, các cơ quan bảo vệ pháp luật) đến các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội và từng con người cụ thể.
Nhiệm vụ phòng, chống ma túy của Nhà nước ta và của tất cả các thiết chế phi nhà nước, bao gồm, ngoài chính sách phòng, chống ma túy, còn cả pháp luật về phòng, chống ma túy, thực tiễn phòng, chống ma túy… Các hình thức thực hiện nhiệm vụ này có thể là các hình thức pháp luật (hình thức xây dựng pháp luật, hình thức áp dụng pháp luật, hình thức bảo vệ pháp luật) và các hình thức tổ chức (hình thức thể chế hóa, hình thức kinh tế, hình thức tư tưởng). Các phương pháp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy có thể là thuyết phục và cưỡng chế, kích thích và hạn chế.
Ví dụ, trong phạm vi của hình thức xây dựng pháp luật để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy, có thể quy định trong pháp luật các biện pháp trách nhiệm hành chính đối với việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma túy, tăng nặng trách nhiệm hình sự đối vói các tội phạm ma túy, trong đó có việc tiêu thụ ma túy trong các trại giam, trường học, cơ sở thể dục, thể thao hoặc ở những nơi công cộng khác, cũng như xây dựng hệ thống chế tài mềm dẻo hơn, cân nhắc được các điều kiện khác nhau trong việc thực hiện các tội phạm ma túy.
Đồng thời, cùng với việc quy định về trừng trị tăng nặng (biện pháp rất cần thiết trong điều kiện hiện nay) về mặt pháp luật, cần phải có cả các biện pháp phòng ngừa vói tư cách là các biện pháp cơ bản, lâu dài.
Trong phạm vi của hình thức áp dụng pháp luật và hình thức bảo vệ pháp luật để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy, điều có ý nghĩa quan trọng là phải điều chỉnh rõ ràng, cụ thể các hoạt động để thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống ma túy, xây dựng hệ thống giám sát nhà nước đối với tệ nạn ma túy ở nước ta, thiết lập sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, thiết lập sự tương tác có hiệu quả của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn ma túy.
Cũng cần phải lưu ý rằng, không nên và không chỉ quan tâm đến các công cụ hạn chế, các công cụ trừng trị (ví dụ, tăng nặng trách nhiệm pháp lý) mà còn phải quan tâm đến các biện pháp kích thích, khuyến khích để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn ma túy.
Địa vị pháp lý – xã hội của cá nhân, việc tạo ra các điều kiện bảo đảm an ninh cho cuộc sống của người dân, việc bảo đảm sự phồn vinh xã hội, việc củng cố trật tự pháp luật ở bên trong từng quốc gia và trật tự pháp luật quốc tế tuỳ thuộc vào việc nhà nước thực hiện như thế nào nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn ma túy trong sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau vói các thiết chế phi nhà nước.
Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy cần có tính hệ thống và tính nhất quán, có các bảo đảm khoa học vững chắc mang tính quốc gia. Điều đó đòi hỏi phải đưa hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy với tư cách là nhiệm vụ lên mức là chức năng của Nhà nước ta hiện nay và của toàn xã hội.
Như vậy, chính sách pháp luật là một hiện tượng đa phương diện, đa chiều cạnh, có thể được phân loại theo cơ sở khác nhau. Một số loại chính sách pháp luật đã được nghiên cứu tương đối đầy đủ, còn một số loại chính sách pháp luật khác đòi hỏi phải được nghiên cứu. Sự quan tâm thường xuyên đến việc phân tích chính sách pháp luật cho thấy rằng, hiện tượng này rất cần đẩy mạnh nghiên cứu cả trên phương diện lý luận lẫn trên phương diện thực tiễn pháp lý và chính trị.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.