1. Mở đầu vấn đề

Hiệp định Mua sắm Chính (GPA) của WTO được thương thảo trong Vòng đàm phán Urugoay dựa trên cơ sở GPA của GATT năm 1979, sửa đổi năm 1987. Bản GPA có hiệu lực vào năm 1996 và là một Hiệp định đa biên.

Những nước và tổ chức sau đây là thành viên của Hiệp định Mua sắm Chính (GPA) của WTO, đó là: Canada, EU với 15 Nhà nước Thành viên, Hồng Kông/Trung Quốc, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liechtenstein, Na Uy, Singapore, Thuy Sĩ và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

 

2. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Mua sắm Chính phủ 

Bản GPA được áp dụng đối với các tổ chức chính phủ trung ương, các tổ chức chính phủ trực thuộc trung ương và những tổ chức hoạt động trong một số các lĩnh vực công ích. Bản Hiệp định điều chỉnh việc mua sắm vật tư, dịch vụ và công trình thầu xây dựng. Ngưỡng giá trị đối với hàng hoá và dịch vụ là 130.000 SDR đối với các tổ chức chính phủ trung ương, 200.000 SDR đối với các tổ chức chính phủ trực thuộc trung ương và 400.000 SDR cho các nhà thầu trong lĩnh vực công ích. Ngưỡng giá trị đối với các hợp đồng xây dựng thường là 5 triệu SDR.

 

3. Các nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử

Bản Hiệp định xác lập 2 nguyên tắc cơ bản đối với mua sắm công: Đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. Tuân theo những nguyên tắc này, với sự tôn trọng toàn bộ luật pháp, thể lệ, quy trình và thông lệ liên quan tới mua sắm của chính phủ mà Hiệp định này điều chỉnh, các bên sẽ dành cho các sản phẩm, dịch vụ và các nhà cung cấp hàng của các phía khác, sự đối xử không kém thuận lợi so với đối xử dành cho các sản phẩm, dịch vụ và các nhà cung cấp hàng trong nước, cũng như dành cho sản phẩm, dịch vụ và các nhà cung cấp hàng của bất kỳ một bên nào khác.

Hơn thế nữa, các bên sẽ bảo đảm rằng các cơ quan bên mình sẽ đối xử với các nhà cung cấp địa phương không có chút gì khác biệt với những nhà cung cấp có cổ phần nước ngoài hoặc hoàn toàn vốn nước ngoài. Họ cũng sẽ không đối xử phân biệt với các nhà cung cấp được thành lập tại điạ phương trên cơ sở nước sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ được cung cấp, miễn là nước sản xuất đó cũng là thành viên của Hiệp định này. Tuy nhiên, có thể có một số ngoại lệ đối với các nước đang phát triển là thánh viên của GPA.

 

4. Quy cách kỹ thuật trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ 

Quy cách kỹ thuật đã định rõ những đặc tính của hàng hóa và dịch vụ gọi thầu – cần phải được chuẩn bị, thông qua và áp dụng với quan điểm loại trừ những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế.

Trong trường hợp thích hợp, những quy cách kỹ thuật nên hướng về hiệu quả hơn là về các đặc tính thiết kế và mô tả, nên dựa trên các quy tắc kỹ thuật quốc tế hoặc ở nơi có các quy định kỹ thuật quốc gia khác hơn, hoặc tiêu chuẩn quốc gia được thừa nhận, hoặc tiêu chuẩn được xây dựng nên.

Trừ phi không còn cách nào khác để mô tả những yêu cầu của việc mua sắm thì mọi điều kiện hoặc dẫn chiếu tới một thương hiệu hoặc tên, hoặc một sáng chế, thiết kế, kiểu loại cụ thể nào hoặc dẫn tới một nhà cung cấp, nhà sản xuất, hoặc một xuất xứ nhất định đều sẽ không thể được chấp nhận.

 

5. Thủ tục gọi thầu và thông báo trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ 

a. Thủ tục gọi thầu

Bản trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ cung cấp 3 thủ tục gọi thầu khác nhau, cụ thể như sau:

– Thủ tục gọi thầu công khai – theo cách này tất cả các nhà cung cấp có sẽ quan tâm tới cuộc thầu đều có thể nộp đơn dự thầu;

– Thủ tục gọi thầu lựa chọn: theo cách này chỉ các nhà cung cấp được mời mới được phép nộp đơn dự thầu; và

– Thủ tục gọi thầu hạn chế, theo cách này cơ quan gọi thầu sẽ tiếp xúc riêng biệt các nhà thầu.

Trường hợp sử dụng gọi thầu lựa chọn, cơ quan gọi thầu cần phải mời các nhà cung cấp nước ngoài và trong nước theo cách thức công bằng, không phân biệt đối xử nhằm mục đích đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế.

Gọi thầu hạn chế có thể được áp dụng với điều kiện, là cách gọi thầu không sử dụng với mục đích né tránh tối đa việc cạnh tranh có thể có. Cách gọi thầu này sẽ không áp dụng theo cách thức tạo nên một giải pháp phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp quốc gia và câc nhà cung cấp nước ngoài, hoặc giữa các nhà cung cáp nước ngoài với nhau, hoặc nhằm mục đích bảo vệ các nhà cung cấp, các nhà sản xuất trong nước. Thủ tục này có thể được sử dụng trong những trường hợp không có đơn dự thầu gửi tới đáp lại lời mời dự thầu công khai hoặc lựa chọn, khi sản phẩm và dịch vụ cần mua sắm chỉ có thể do một nhà cung cấp cụ thể thực hiện, hoặc vì lý do thượng khẩn bởi nhũng hoàn cảnh bất ngờ dẫn tới.

b. Thông báo trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ

Thông báo cần phải được công bố khi một tổ chức công khởi sự thủ tục gọi thầu công khai hoặc lựa chọn. Thông báo cần chứa đựng thông tin về đối tượng của hợp đồng thầu, những giới hạn thời gian xác định để nộp đơn dự thầu hoặc gửi yêu cầu được mời dự thầu, những địa chỉ cung cấp tài liệu thầu, nơi liên hệ với cơ quan gọi thầu, và đơn bày tỏ nguyện vọng mà các nhà cung cấp ứng cử viên trình bày với cơ quan gọi thầu sự quan tâm tới việc mua sắm. Thông báo nên bao gồm cả những yếu tố khác nữa nếu có. Bản tóm tắt thông báo phải được công bố bằng một ngôn ngữ chính thức của GATT (Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha)

 

6. Những giới hạn thời gian và Hồ sơ thầu Theo Hiệp định Mua sắm Chính phủ

a. Những giới hạn thời gian

Giới hạn thời gian cần phải thoả đáng, đủ cho các nhà cung cấp nước ngoài cũng như trong nước chuẩn bị và nộp đơn dự thầu, có tính đến những nhân tố như sự phức tạp của việc mua sắm dự kiến, phạm vi mở rộng của các thầu phụ tiên liệu và thời gian thông thường cho việc chuyển đơn dự thầu qua bưu điện. Giới hạn thời gian tối thiểu được ấn định cho các thủ tục thầu khác nhau và cần cân nhắc cả các hoàn cảnh khác nhau.

b. Hồ sơ thầu

Hồ sơ thầu cung cấp cho các nhà thầu tiềm năng phải chứa đựng tất cả thông tin cần thiết cho phép họ nộp đơn dự thầu đáp ứng đúng các đòi hỏi, chẳng hạn như ngôn ngữ phải sử dụng, ngày khoá sổ dự thầu, mọi đòi hỏi kinh tế kỹ thuật, bảo đảm tài chính và thông tin đòi hỏi từ người cung cấp, sự mô tả đầy đủ vật tư và dịch mụ muốn mua sắm, tiêu chí để quyết định ký kết hợp đồng thầu.

 

7. Quyết định ký kết hợp đồng thầu và đàm phán 

a. Quyết định ký kết hợp đồng thầu

Bản GPA có những quy tắc chi tiết về việc nộp đơn, nhận đơn và mở đơn thầu, quyết định ký kết hợp đồng thầu. Tất cả các đơn thầu mà các nhà gọi thầu thu hút được theo thủ tục đấu thầu công khai hay lựa chọn sẽ đều được tiếp nhận và mở xét theo đúng thủ tục và các điều kiện bảo đảm tính hợp lệ của việc mở đơn thầu. Điều này có nghĩa là những người dự thầu đều có thể tham gia trong buổi khai mở đón thầu. Thông tin về việc mở đơn thầu được lưu trữ tại cơ quan hữu quan.

Để được xét giao thầu, người dự thầu phải hoàn thành các điều kiện tham gia và đáp ứng đúng những đòi hỏi chủ yếu trong thông báo hoặc trong tài liệu thầu. Việc giao thầu phải được thực hiện đối với người dự thầu có đơn thầu hoặc là thấp nhất hoặc là có lợi nhất xét trên phương diện những tiêu chí cụ thể của việc đánh già đã soạn thảo trước đó.

b. Việc đàm phán

Việc đàm phán có thể được tiến hành giữa cơ quan mua hàng và những người cung cấp nếu như điều này có ghi rõ trong thư mời gửi đến cho họ, hoặc thể hiện khi đánh giá các đơn thầu – thì chẳng có một đơn thầu nào tỏ ra là có lợi nhất. Mục đích ban đầu của việc đàm phán là nhận diện những điểm mạnh và những điểm yếu trong các đơn thầu. Cuối cùng, các cơ quan sẽ không phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp khác nhau trong quá trình đàm phán.

 

8. Giải pháp bù trừ; thông báo giao hợp đồng thầu và việc rà soát

a. Giải pháp bù trừ

Những biện pháp được sử dụng để khuyến khích sự phát triển của địa phương hoặc để cải thiện cán cân thanh toán bằng cách nội địa hóa các chi tiết, thuê li-xăng công nghệ, đòi hỏi đầu tư, đổi hàng hoặc những đòi hỏi tương tự đều bị cấm. Những nước đang phát triển được phép có một số ngoại lệ.

b. Về thông báo giao hợp đồng thầu và việc rà soát

Nhằm đảm bảo nâng cao tính trong sáng, các cơ qụan công sẽ công bố toàn bộ quy tắc đấu thầu, thông báo giao hợp đồng thầu không chậm hơn 72 ngày sau khi có quyết định. Trong nhiều nội dung, thông báo cần phải có thông tin về bản chất và số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được quyết định ký kết trong họp đồng, tên và địa chỉ người thắng thầu, cũng như giá trị thắng thầu, hoặc đơn chào thấp nhất và cao nhất đã được xem xét trong việc quyết định ký kết hợp đồng thầu.

Các cơ quan cần phải nhanh chóng thông báo cho các đơn vị không thắng thầu về kết quả của quá trình xét chọn. Khi các đơn vị không thắng thầu đòi hỏi, cơ quan kỳ kết phải cung cấp thông tin thích hợp về nguyên nhân đơn dự thầu của họ bị từ chối hoặc lý do họ đã không được chọn lựa.

 

9. Thủ tục thử thách và giải quyết tranh chấp và hiệu lực thi hành

a. Thủ tục thử thách

Các bên trong Hiệp định GPA phải xác lập những thủ tục có hiệu quả và trong sáng, đúng lúc, không phân biệt đối xử, tạo khả năng cho các nhà cung cấp thử thách những điều bị cho là vi phạm Hiệp định. Giới hạn thời gian cho việc khởi phát thủ tục thử thách sẽ không ít hơn 10 ngày. Việc thử thách phải được đưa ra trình bày ở toà án hoặc một cơ quan rà soát có tính độc lập và vô tư. Cùng với các nội dung khác, thủ tục cần cung cấp những biện pháp tạm thời nhanh chóng để sửa chữa những vi phạm (như tạm ngừng thủ tục) sửa chữa những vi phạm hoặc đền bù đối với tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh.

b. Giải quyết tranh chấp và hiệu lực thi hành

Những điều khoản của Bản thoả thuận về các Quy tắc và Thủ tục Điều chỉnh việc Giải quyết Tranh chấp theo Hiệp định WTO sẽ thường được áp dụng trong trường họp tranh chấp. Cơ quan Giải quyết Tranh chấp được thành lập theo Bản Thoả thuận có thể thành lập Ban hội thẩm, thông qua danh sách ban hội thẩm và những báo cáo của Bộ phận Kháng án đưa ra các khuyến nghị hoặc những phản quyết về vấn đề đang xem xét, duy trì sự kiểm soát việc thực hiện nhũng phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm đình chỉ những nhân nhượng theo Hiệp định cũng như cho phép tham vấn về nhũng biện pháp sửa chữa khi không thể thu hồi các nhân nhượng.

  

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).