1. Mở đầu vấn đề

Chính sách pháp luật bảo vệ môi trường là loại chính sách pháp luật có lịch sử phát triển không dài so với các loại chính sách pháp luật khác, nhưng lại có nhịp độ phát triển nhanh, ngày càng lan tỏa rộng lớn.

Đây là loại chính sách pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội loài người nói chung, của từng quốc gia, dân tộc nói riêng, do vậy, ngày càng phải được quan tâm phát triển.

2. Khái niệm chính sách pháp luật bảo vệ môi trường

Chính sách pháp luật bảo vệ môi trường là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thôhg của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phi nhà nước nhằm xây dựng chiên lược và sách lược phát triển pháp luật bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả của cơ chế điều chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường, xác định các định hướng, con đường và phương thức thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái của đất nước.

Định nghĩa nêu trên phản ánh các cơ sở hiến định, các cơ sở học thuyết về bảo vệ môi trường của Nhà nước ta trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, và ở chừng mực đáng kể cân nhắc được tình huống môi trường trong nước và trên thế giới, cũng như nhận thức của thế giói về các con đường và phương thức giải quyết tình huống đó.

Theo Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam tại Điều 63 quy định:

– Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

– Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

3. Mục tiêu của chính sách pháp luật bảo vệ môi trường

Mục tiêu của chính sách bảo vệ môi trường ở nước ta là nâng cao chất lượng của môi trường tự nhiên và các điều kiện môi trường bảo đảm cho cuộc sống của con người, hình thành nên mô hình phát triêh kinh tế cân bằng được định hướng về bảo vệ môi trường và các hoạt động sản xuất có khả năng cạnh tranh về môi trường.

Mục tiêu chiến lược của chính sách pháp luật bảo vệ môi trường là giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế được định hướng về bảo vệ môi trường, bảo đảm môi trường thuận lợi, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên để làm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện đại và các thế hệ tương lai, thực hiện quyền của mỗi người được sống trong môi trường trong lành, củng cố trật tự pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và an ninh sinh thái.

4. Định hướng bảo đảm an ninh môi trường của chính sách pháp luật bảo vệ môi trường

Việc bảo đảm an ninh môi trường của sự phát triển kinh tế và cải thiện môi trường của đời sống con người cần được tiến hành theo các định hướng cơ bản sau đây:

– Định hướng thứ nhất – bảo vệ môi trường của sản xuất – giảm thiểu theo giai đoạn mức độ tác động của tất cả các nguồn gây ra ô nhiễm đến môi trường.

– Định hướng thứ hai – bảo vệ môi trường của con người – xây dựng bầu không khí an toàn và thuận lợi về môi trường ở những nơi dân cư sinh sống, làm việc và nghỉ ngơi.

– Định hướng thứ ba – kinh doanh môi trường – xây dựng lĩnh vực môi trường có hiệu quả của nền kinh tế.

– Định hướng thứ tư – sinh thái của môi trường tự nhiên – giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên.

5. Nguyên tắc thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ môi trường

Việc thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ môi trường cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Tuân thủ quyền của con người sống trong môi trường trong lành;

– Bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho hoạt động sống của con người;

– Kết hợp có cơ sở khoa học các lợi ích môi trường, kinh tế, xã hội và các lợi ích khác của con người, xã hội và Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển bền vững và bảo đảm môi trường trong lành và an ninh sinh thái;

– Bảo vệ, tái sản xuất và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên với tư cách là các điều kiện bảo đảm môi trường trong lành và an ninh sinh thái;

– Bảo đảm sự ưu tiên hàng đầu trong việc duy trì các hệ thống sinh thái tự nhiên, phong cảnh tự nhiên và các tổ hợp tự nhiên;

– Trách nhiệm của chính quyền địa phương đối vói việc bảo đảm môi trường trong lành và an ninh sinh thái ở các đơn vị lãnh thổ hành chính tương ứng;

– Suy đoán về tính nguy hiểm đối với môi trường của hoạt động kinh tế đã được kế hoạch hóa và của hoạt động khác;

– Nghĩa vụ đánh giá sự tác động dự kiến đến môi trường khi thông qua các quyết định về tiến hành hoạt động kinh tế hoặc hoạt động khác;

– Cấm tiến hành hoạt động kinh tế và hoạt động khác mà các hậu quả tác động của hoạt động đó không được dự liệu trước đối với môi trường, cũng như việc thực hiện các dự án có thể dẫn đến làm suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi và (hoặc) hủy hoại quỹ gen thực vật, động vật và các loại khác;

– Bảo đảm sự phù hợp của hoạt động kinh tế và của các hoạt động khác vói các quy phạm và các đòi hỏi được quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái;

– Tuân thủ quyền của mỗi người tiếp cận được thông tin xác thực về thực trạng của môi trường;

– Sự tham gia của công dân trong việc thông qua các quyết định liên quan đến quyền của công dân sống trong môi trường trong lành;

– Trách nhiệm đối với việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Bồi thường đầy đủ thiệt hại gây ra cho môi trường;

– Sự tham gia của công dân, của các tô’ chức xã hội và các tổ chức phi lợi nhuận khác trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái, cân nhắc ý kiến của họ khi thông qua các quyết định về kế hoạch hóa và thực hiện hoạt động kinh tế cũng như hoạt động khác có thê’ tác động tiêu cực đến môi trường;

– Phát triển hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề môi trường toàn cầu và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái.

6. Nhiệm vụ của chính sách pháp luật bảo vệ môi trường

Để đạt được mục tiêu chiến lược trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các nhiệm vụ cơ bản sau đây cần phải được giải quyết bằng các công cụ của chính sách pháp luật bảo vệ môi trường với tầm nhìn trước hết đến năm 2030:

– Hình thành hệ thống quản lý có hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái, hệ thống các quy định về sự tương tác lẫn nhau và phối hợp vói nhau trong hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước;

– Hoàn thiện các bảo đảm pháp luật của việc bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái;

– Bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế phải được định hướng về môi trường và việc áp dụng các công nghệ mới có hiệu quả về mặt sinh thái;

– Ngăn ngừa và giảm tác động tiêu cực hàng ngày đến môi trường;

– Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đã bị xâm phạm;

– Bảo đảm ứng xử an toàn về môi trường với những sự triệt thoái;

– Bảo tồn môi trường tự nhiên, trong đó có các hệ thống sinh thái tự nhiên, các khách thể của thế giới động vật và thực vật;

– Phát triển sự điều chỉnh kinh tế và các công cụ thị trường để bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái;

– Hoàn thiện hệ thống giám sát môi trường của Nhà nước và dự báo các tình huống đặc biệt mang tính chất tự nhiên và công nghệ, cũng như sự biến đổi khí hậu;

– Bảo đảm cơ sở khoa học và phân tích thông tin cho việc bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái;

– Hình thành văn hóa môi trường, phát triển giáo dục và đào tạo môi trường;

– Bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của công dân, của các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp vào việc giải quyết những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái;

– Phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái.

7. Cơ chế pháp lý thực hiện chính sách công về bảo vệ môi trường

Để thực hiện chính sách công về bảo vệ môi trường cần phải xây dựng và vận hành các cơ chế pháp lý sau đây:

– Hoàn thiện việc phân định thẩm quyền của các cơ quan quyền lực nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái;

– Quy định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước dựa trên hệ thống các chỉ báo và chỉ số khách quan là thực trạng của môi trường và của an ninh sinh thái ở các đơn vị lãnh thổ hành chính tương ứng;

– Nâng cao hiệu quả giám sát môi trường ở cấp trung ương và địa phương;

– Áp dụng các phương pháp xác định và đánh giá các rủi ro môi trường với mục đích nâng cao tính được luận chứng khoa học của việc thông qua các quyết định quản lý trong hệ thống quản lý chất lượng môi trường;

– Xây dựng và ban hành các luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác để thực hiện chính sách quốc gia trong lĩnh vực phát triển môi trường;

– Xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có cơ cấu chỉnh thể, tổng hợp và không có mâu thuẫn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh sinh thái và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;

– Xây dựng cơ sở quy phạm pháp luật cho việc ứng dụng và áp dụng việc đánh giá môi trường mang tính chiến lược khi thông qua các kế hoạch và chương trình mà việc thực hiện các kế hoạch và chương trình đó có thể tác động đến môi trường;

– Tăng cường trách nhiệm đối với việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và bảo đảm tính không thoát khỏi trách nhiệm pháp luật đối với các tội phạm môi trường và các vi phạm pháp luật môi trường khác;

– Xây dựng học thuyết bảo vệ môi trường của Việt Nam và thực hiện học thuyết đó;

– Phát triển các cơ chế pháp luật, kinh tế và phương pháp bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường;

– Củng cố việc bảo vệ và phát triển các lãnh thổ sinh thái tự nhiên có ý nghĩa quốc gia và địa phương được bảo vệ đặc biệt phù họp với các chức năng tiền định mang tính mục đích của chứng;

– Đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp;

– Khuyến khích thực hiện các nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái;

– Hình thành thế giới quan có trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho tất cả các tầng lớp dân cư, trước hết đối với thế hệ trẻ;

– Đưa những vâh đề bảo vệ môi trường vào các tiêu chuẩn giáo dục mới;

– Sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, của các tổ chức xã hội và phi lợi nhuận vào việc soạn thảo, thảo luận và thông qua các quyết định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh sinh thái, cũng như trong hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên;

– Bảo đảm tính công khai và tính tiếp cận được thông tin về thực trạng của môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường, về hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước và các quyết định do các cơ quan đó thông qua;

– Thúc đẩy sự hợp tác vói các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ có hiệu quả hơn các lợi ích của Việt Nam khi tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, cũng như phòng ngừa các đe dọa gắn với việc làm ô nhiễm chuyển đổi tiếp giáp;

– Hài hòa hóa pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường với pháp luật môi trường quốc tế.

8. Nhiệm vụ của các chủ thể trong chính sách công về bảo vệ môi trường

Việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường được bảo đảm bằng việc các cơ quan nhà nước thực hiện có hiệu quả các thẩm quyền được giao đặt trong mối quan hệ tương tác với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu khoa học, các tổ chức xã hội và các tổ chức khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

– Soạn thảo, thảo luận và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu quy phạm kỹ thuật;

– Soạn thảo các chương trình phát triển kình tế – xã hội dài hạn, các chương trình quốc gia và địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

– Kế hoạch hóa và thông qua các quyết định về việc thực hiện trên lãnh thổ nước ta hoạt động kinh tế và hoạt động khác gắn liền với sự tác động tiêu cực có thể có đối với môi trường.

Hiện nay, các nhà lãnh đạo và quản lý ở nước ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về thành tố môi trường trong phát triển bền vững. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong đổi mới một cách cơ bản, toàn diện, hệ thống việc điều chỉnh các quan hệ môi trường của Việt Nam.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.