1. Mở đầu vấn đề
Có rất nhiều thủ tục và thể chế vặt ngoại giao và pháp lý được thiết lập để sử dụng trong tranh chấp thương mại quốc tế. Việc lựa chọn các thủ tục giải quyết tranh chấp trong các thoả thuận thương mại quốc tế bị nhiều yếu tố ảnh hưởng như chính sách kinh tế hay các lợi ích quốc gia. Chính vì thế, khi kiểm tra những công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp thì phải rất chú ý, xem những chính sách thương mại nào được áp dụng vào thời điểm kí kết hợp đồng, và xem mục tiêu cũng như phạm vi của hợp đồng là gì.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, không có nhu cầu thiết lập lại thương mại thế giới. Hiến chương Havana về thiết lập Tổ chức Thương mại Quốc tế được kí năm 1948. Những qui tắc trong Hiến chương về giải quyết tranh chấp này qui định về các thủ tục tham vấn và trọng tài, và đưa ra được khả năng yêu cầu Toà án Quốc tế cung cấp nhũng lời khuyên về các vấn đề pháp lý, phát sinh trong khuôn khổ các họat động của Tổ chức Thương mại Quốc tế. Số lượng những phê chuẩn để điều khoản có hiệu lực chưa có được thu thập đầy đủ.
Những điều khoản về chính sách thương mại của Hiến chương Havana được bàn đến rất nhiều trong Thoả Thuận chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1947, với mục đích thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại hàng hoá. 23 sáng lập viên của của GATT đã cam kết trên những nguyên tắc cơ bản về việc không phân biệt đối xử, công bằng trong thâm nhập thị trường, và hưởng đặc quyền. Hiệp định dẫn chiếu những thủ tục giải quyết tranh chấp, với mục đích đưa ra biện pháp thoả hiệp sao cho việc nhượng bộ trong đàm phán vấn đề thuế quan được giải quyết cân bằng. Vào thời điểm đó, luật thương mại quốc tế được hạn chế đối với các nguyên tắc và thủ tục cơ bản về thương mại hàng hoá trong một số bang ở Mỹ.
Bắt đầu từ đó, luật thương mại quốc tế được phát triển đáng kể. Sự gia tăng gấp nhiều lần khối lượng thương mại thế giới và tự do hóa chính sách thương mại là động cơ để thành lập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) với 135 nước thành viên. Một số các qui tắc thương mại mới và các hiệp định riêng biệt trên lĩnh vực có liên quan như các loại dịch vụ, thu mua công cộng và sở hữu trí tuệ được thoả thuận theo luật thương mại quốc tế. Đồng thời, một mạng lưới các liên minh thuế quan và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) được hình thành. Một khuôn khổ pháp lý cũng được thiết lập cho các qui tắc và thủ tục về thương mại quốc tế, trong phạm vi khu vực, song phương và đa phương.
Tương tác trong kinh tế và thương mại càng lớn thì càng phát sinh nhiều sự sự bất đồng. Nếu tiếp tục để tồn tại chỉ mỗi luật thương mại, hoặc chỉ hỗ trợ bằng các thủ tục giải quyết tranh chấp, như một biện pháp để giúp các bên đạt được thoả thuận thì không đủ. Giống như một sự bổ sung rất hợp lý bên cạnh pháp luật, các Nhà nước đã thống nhất được nhu cầu đối với thẩm quyền và tăng cường các thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, và tại nhiều thoả thuận thương mại khu vực và song phương.
2. Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế (International Commerce) là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thông qua hoạt động xuất khẩu (bán) và nhập khẩu (mua). Đây là một quan hệ kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa người cung cấp với người sử dụng hàng hóa và dịch vụ ở các quốc gia khác nhau.
Thương mại quốc tế là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế xuất hiện sớm nhất, hiện nay vẫn giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế từng quốc gia và phát triển kinh tế thế giới.
Ta có thể rút ra một số đặc điểm của Thương mại quốc tế, đó là:
– Đối tượng trao đổi trong thương mại quốc tế là hàng hóa và dịch vụ.
– Các bên tham gia thương mại quốc tế là những chủ thể kinh tế khác quốc gia, có thể là chính phủ, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.
– Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế giới, tùy theo góc độ nghiên cứu có thể là thị trường toàn thế giới, thị trường khu vực hoặc thị trường của nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu.
– Phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế giữa bên mua và bên bán là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
3. Các thủ tục ngoại giao
Ngoại giao, thường dùng đồng nghĩa như đàm phán hay các phương pháp có liên quan, được duy trì như biện pháp cơ bản để giải quyết tranh chấp một cách hoà bình. Các thủ tục ngoại giao có lợi điểm là rất cơ động, cho phép các bên chấp nhận hay từ chối cả nội dung và hình thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, rõ là trong hầu hết các trường hợp thì bên nào mạnh hơn về chính trị và kinh tế trong quan hệ giữa các bên thì bên đó có lợi.
Các thủ tục ngoại giao thường là những điều kiện tiền đề trước khi đưa vấn đề ra cơ chế pháp lý hay toà án. Toà Thường trực về Tư pháp Quốc tế, tiền thân của Toà án Quốc tế hiện nay đã công nhận nguyên tắc này như thủ tục trọng tài hay thủ tục xét xử có liên quan, với những lời như sau: “Trước khi một tranh chấp được đưa ra toà thì những vấn đề của nó phải được xác định rõ bằng các cuộc đàm phán ngoại giao”.
Trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp có các điều khoản khác nhau về thủ tục nhằm đưa ra những giải pháp thoả thuận được giữa các bên tranh chấp.
Những hình thức tích cực như thương lượng, hướng dẫn và hoà giải là những biện pháp xa hơn, và cho phép sự can thiêp của bên thử 3 để giúp đỡ các bên tìm ra được giải pháp đối với tranh chấp.
Bên thứ ba có thể đưa ra những biện pháp tích cực cho các bên tranh chấp như một phương tiện để ngăn ngừa việc tranh chấp trở nên tồi tệ hơn, và cũng là một cách cố gắng đưa ra thoả thuận về một giải pháp.
Thương lượng là một biện pháp mà bên thứ ba can thiệp để điều hoà những yêu sách của các bên tranh chấp và đưa ra những đề nghị nhằm vào một giải pháp mà các bên có thể cùng châp nhận được.
Yêu cầu cung cấp thông tin là một biện pháp để điều tra các dữ kiện mà bên thứ 3 có liên quan được giao phó khi thực hiện công tác đánh giá khách quan.
Hoà giải là biện pháp được áp dụng khi một uỷ ban hay cơ quan được lập ra, bao gồm những người có năng lực thực hiện. Cơ quan hoà giải thường được yêu cầu thiết lập các dữ kiện, kiểm tra các khiếu nại của cả hai bên và đưa ra xem xét tất cả các yếu tố phù hợp, sao cho có thể nộp những bản đề xuất không bắt buộc về pháp lý để giải quyết được sự việc.
Theo quy tắc chung, tất cả những phương pháp mô tả trên có thể được áp dụng nếu các bên tranh chấp đồng ý, cho dù điều này được viết trên văn bản hay không. Phương pháp được chọn có thể là kết hợp của một hay một số tính chất trong những các phương pháp được mô tả trên. Sự liên quan và lựa chọn bên thứ ba để giúp đỡ giải quyết tranh chấp cũng phụ thuộc vào thoả thuận của các bên. Hầu hết, bên thứ 3 thường là đại diện của một Nhà nước không hên quan đến tranh chấp, đại diện của một tổ chức quốc tế hay những cá nhân có đủ năng lực.
4. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng riêng biệt, tạo nên tính độc lập trong hoạt động điều tra và thông qua quyết định trong cơ chế này.
Về Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO – Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên. Cần lưu ý rằng, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.
Các quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) bỏ phiếu không thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) hầu như được thông qua tự động vì khó có thể tưởng tượng một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành viên Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB). Nguyên tắc này khắc phục được nhược điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT 1947 nơi áp dụng nguyên tắc đồng thuận truyền thống – mọi quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các thành viên bỏ phiếu thông qua (mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định) – một rào cản trong việc thông qua các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp. (theo Nguồn: Trung WTO và Hội nhập – VCCI).
5. Ban hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm (SAB) của WTO
Ban hội thẩm (Panel)
Ban Hội thẩm bao gồm từ 3 – 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn. Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện để giúp Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp. Kết quả công việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thông qua, giúp Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) đưa ra các khuyến nghị đối với các Bên tranh chấp. Trên thực tế, đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền quyết định (bởi với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết mọi vấn đề về giải quyết tranh chấp khi đã đưa ra trước Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) đều được “tự động” thông qua).
Các thành viên Ban hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia phi chính phủ không có quốc tịch của một Bên tranh chấp hoặc của một nước cùng là thành viên trong một Liên minh thuế quan hoặc Thị trường chung với một trong các nước tranh chấp (ví dụ: Liên minh Châu Âu). Ban hoạt động độc lập, không chịu sự giám sát của bất kỳ quốc gia nào.
Cơ quan Phúc thẩm (SAB)
Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội thẩm được xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyết tranh chấp mới.
Cơ quan Phúc thẩm gồm 7 thành viên do Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại 1 lần). Các thành viên Cơ quan Phúc thẩm được lựa chọn trong số những nhân vật có uy tín và có chuyên môn được công nhận trong lĩnh vực luật pháp, thương mại quốc tế và trong những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định liên quan. Tuy nhiên, việc xét xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3 thành viên Cơ quan Phúc thẩm (SAB) thực hiện một cách độc lập.
Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, Cơ quan Phúc thẩm (SAB) chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố thực tiễn của tranh chấp. Kết quả làm việc của Cơ quan Phúc thẩm (SAB) là một báo cáo trong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp. (theo Nguồn: Trung WTO và Hội nhập – VCCI).
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).