1. Tính gộp xuất xứ Liên minh Châu Âu
Giữa các nước thành viên EFTA và EU có những mối quan hệ chặt chẽ hoặc bằng Hiệp định EEA (Iceland, Liechtenstein và Na Uy) hoặc bằng FTA (Thụy Sỹ). Hơn nữa, có các FTA song hành giữa các Nhà nước Thành viên EFTA và Bulgaria, Czech, Estonia, Hungaria, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Rumani, Slovakia và Slovenia và FTA giữa EU và các nước này. Kể từ ngày 1/7/1997, các hiệp định song hành được kết nối bằng một thỏa thuận cho phép tính tích luỹ xuất xứ chéo. Thỏa thuận này đôi khi được xem như là “tính gộp xuất xứ liên châu Âu”.
2. Ví dụ về tính gộp xuất xứ Liên minh Châu Âu
Ví dụ các nhà sản xuất quần áo tại Rumani có thể được cấp chứng nhận về xuất xứ các sản phẩm quần áo do họ may từ vải dệt tại Pháp từ sợi được xe tại Bỉ bằng sợi ấn Độ khi xuất khẩu các phẩm quần áo này sang Đúc hay bất kỳ nước thành viên nào thuộc EFTA.
Các nhà sản xuất này cũng có thể được cấp vị thế xuất xứ cho các sản phẩm quần áo tương tự dựa trên cơ sở vải xe từ sợi Ấn Độ và dệt tại bất kỳ nước nào thuộc CEEC.
Tương tự, các nhà sản xuất quần áo tại Italia có thể sử dụng vải có xuất xứ tại Rumani hay bất kỳ nước nào thuộc CEEC nếu họ muốn được hưởng cơ chế ưu đãi khi xuất các sản phẩm quần áo của mình sang Thụy Sỹ.
3. Bàn luận về tính gộp xuất xứ Liên minh Châu Âu
Như đã nói ở mục 1, giữa các nước thành viên EFTA và EU có những mối quan hệ chặt chẽ hoặc bằng Hiệp định EEA (Iceland, Liechtenstein và Na Uy) hoặc bằng FTA (Thụy Sỹ). Hơn nữa, có các FTA song hành giữa các Nhà nước Thành viên EFTA và Bulgaria, Czech, Estonia, Hungaria, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Rumani, Slovakia và Slovenia và FTA giữa EU và các nước này. Kể từ ngày 1/7/1997, các hiệp định song hành được kết nối bằng một thỏa thuận cho phép tính tích luỹ xuất xứ chéo.
Như vậy, khái niệm tính gộp xuất xứ liên châu Âu cho phép tính gộp chéo với giả định là các nguyên liệu đầu vào được nhập từ các nước đối tác khác tại châu Âu phải có vị thế xuất xứ tại nước đối tác khác.
Tính gộp xuất xứ liên châu Âu cũng có nghĩa là các sản phẩm có xuất xứ vẫn được lưu giữ vị thế xuất xứ khi tái xuất mà không qua các khâu chế biến nữa.
Ví dụ, các sản phẩm có xuất xứ tại Slovakia được nhập vào Thụy Điên có thê sau đó được tái xuất sang Na Uy theo Giấy chứng nhận di chuyển được cấp tại Thụy Điển và do đó sẽ có được hưởng chế
độ miễn thuế tại Na Uy nếu như chúng được nhập trực tiếp từ Slovakia.
European Union (EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 28 quốc gia thành viên.
Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân. Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).
Về cơ cấu tổ chức của Liên Minh Châu Âu (EU):
– EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.
Hội đồng châu Âu (European Council)
– Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của Liên Minh Châu Âu (EU) gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của Liên Minh Châu Âu (EU) và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận.
– Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).
Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council)
– Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.
– Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của Liên Minh Châu Âu (EU) làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP)
Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.
Ủy ban châu Âu (European Commission – EC)
– Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của Liên Minh Châu Âu (EU), thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của Liên Minh Châu Âu (EU), sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.
– Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
=> Liên Minh Châu Âu (EU) hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm, Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của Liên Minh Châu Âu (EU) đã đầu tư vào Việt Nam.
Thương mại chính là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Liên Minh Châu Âu (EU). Hiện nay Liên Minh Châu Âu (EU) là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong giai đoạn 2000 – 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm 2010 (và khoảng 24,29 tỷ USD năm 2011). Liên Minh Châu Âu (EU) là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt Nam nhập từ Liên Minh Châu Âu (EU) chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện vận tải…
5. Hiệp định Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA)
Động lực thực sự để thay đổi đưa ra tháng Giêng năm 1989 khi ông Jacques Delors, Chủ tịch uỷ ban châu Âu, đề nghị thiết lập mối quan hệ mới, gắn bó hơn giữa các Nhà nước EFTA và EEC. Sau khi đàm phân mở rộng và tích cực, Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) cuối cùng được ký kết tại Porto ngày 2/5/1992. Sau một thời gian chậm trễ trong quá trình phê chuẩn, do Thuy sĩ từ chối tham gia hiệp định này trong một cuộc trưng cầu dân ý tháng 12.1992, Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Bao gồm 15 Nhà nước Thành viên của EU và 3 của EFTA (Iceland, Liechtenstein và Na Uy), EEA ngày nay tạo nên một thị trường thống nhất với dân số 370 triệu người và là một khu vực kinh tế hội nhập sâu rộng nhất thế giới.
– Các lĩnh vực ngoài 4 quyền tự do trên (ví dụ ngiên cứu và phát triển (R&D), dịch vụ thông tin, du lịch).
– Dựa trên các nguyên tắc đối.xử bình đẳng, không phân biệt và các điều kiện bình đẳng trong cạnh tranh.
Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA ) được thành lập ngày 1/1/1994 tiếp theo một thỏa ước giữa các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association, EFTA), Cộng đồng châu Âu (EC), và mọi nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nó cho phép các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu tham gia vào thị trường chung châu Âu mà không gia nhập Liên minh châu Âu.
Sau khi đàm phân mở rộng và tích cực, Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) cuối cùng được ký kết tại Porto ngày 2/5/1992. Sau một thời gian chậm trễ trong quá trình phê chuẩn, do Thuy sĩ từ chối tham gia hiệp định này trong một cuộc trưng cầu dân ý tháng 12.1992, Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01.01.1994. Bao gồm 15 Nhà nước Thành viên của EU và 3 của EFTA (Iceland,Liechtensteinvà Na Uy), Hiệp định Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) ngày nay tạo nên một thị trường thống nhất với dân số 370 triệu người và là một khu vực kinh tế hội nhập sâu rộng nhất thế giới
Hiệp định Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) liên kết các quốc gia thành viên EU và ba quốc gia EFTA (Iceland, Liechtenstein và Na Uy) thành một nội bộ trường thị được điều chỉnh bởi các cơ bản quy tắc giống nhau. Vương quốc Anh được hưởng lợi từ mối quan hệ này trong giai đoạn chuyển đổi / thực hiện theo kế hoạch của các hiệp ước. Những quy tắc này nhằm mục đích cho phép sự chuyển đổi của người dùng , hàng hóa, dịch vụ và vốn trong Thị trường chung Châu Âu , bao gồm các quyền tự chọn. Nơi cư trú ở bất kỳ quốc gia nào trong khu vực này. Hiệp định Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) được thành lập vào ngày 1/1/1994 khi hiệp định Hiệp định Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) có hiệu lực. Các ký kết bên là EU, các quốc gia thành viên và Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Vương quốc Anh.
=> Kết luận: Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu (European Economic Area Agreement – EEA Agreement).
Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) là một thỏa thuận được đưa ra vào năm 1992, nhằm đưa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) và ba trong số các quốc gia của Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) là Iceland, Liechtenstein và Na Uy vào một thị trường duy nhất.
Mục đích của thỏa thuận này là để tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia bằng cách xóa bỏ các rào cản thương mại và áp dụng các điều kiện cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ các qui tắc tương tự.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.