1. Mở đầu vấn đề

Trình độ phát triển kinh tế của một nhà nước

Định nghĩa mối quan hệ thương mại giữa các nước ở các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau là một thách thức thực tế đối với các nhà vạch chính sách và giải pháp của họ cũng thường khác nhau. Đôi khi phải chấp nhận rằng vì quyền lợi của các nước phát triển và các nước đang phát triển giống nhau ở chỗ tham gia vào một bộ quy tắc và thủ tục thương mại chung, với sự mềm dẻo đầy đủ có tính đến những khác biệt về kinh tế.

2. Phân tích thành phần kinh tế công

Trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay nói riêng do trình độ phát triển chưa cao, chưa đồng đều của lực lượng sản xuất mà còn tồn tại khách quan cả chế độ sở hữu tư nhân (chế độ tư hữu) với nhiều hình thức sở hữu như: hình thức sở hữu tư nhân của cá thể, của hộ gia đình, của tiểu chủ, của nhà tư bản (sở hữu tư nhân tư bản), của tập đoàn tư bản… và cả chế độ sở hữu xã hội (chế độ công hữu) với các hình thức sở hữu như: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể…, đồng thời còn có hình thức sở hữu hỗn hợp là hình thức sở hữu đan xen các hình thức sở hữu trong cùng một đơn vị kinh tế. Đó là cơ sở tồn tại của nhiều thành phần kinh tế.

Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ ở nước ta được phân thành ba thành phần: kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp:

Với thành phần kinh tế công bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, giữ vị trí, vai trò then chốt trong nền kinh tế.

Chủ thể của thành phần kinh tế này là Nhà nước (được Nhân dân ủy quyền). Nhà nước thông qua Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đầu tư vốn (cả vốn bằng hiện vật và vốn bằng tiền) cho các doanh nghiệp nhà nước thông qua hợp đồng tín dụng. Ban Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước được giao quyền quản lý, sử dụng vốn một cách hiệu quả theo cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước tập trung phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, mà Nhà nước thông qua những hợp đồng kinh tế để đặt hàng cho doanh nghiệp nhà nước sản xuất những hàng hóa có vai trò quan trọng đến quốc kế dân sinh, kể cả những hàng quân sự, quốc phòng. Nhà nước chỉ đóng vai trò là “nhạc trưởng”, “bà đỡ”, quản lý vĩ mô nền kinh tế, chứ không can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước. doanh nghiệp nhà nước phải tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất – kinh doanh của mình… Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực tiên tiến của quốc tế, thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp…

3. Phân tích thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế hỗn hợp

Thứ nhất, thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: các hộ kinh doanh cá thể, các hộ tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản… với các loại hình kinh doanh tương ứng như hộ sản xuất, kinh doanh cá thể (hộ nông dân, hộ tiểu – thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ…), chủ trang trại, hộ tiểu chủ, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tư bản (tư bản trong nước và tư bản ngoài nước), tập đoàn tư bản. “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế…”. Hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến của thế giới. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngày nay, phân công lao động đã phát triển theo chi tiết sản phẩm, do đó doanh nghiệp không cần quy mô lớn vẫn có thể áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, với công nghệ kỹ thuật số, mạng Internet, máy tính điện tử, robot, trí tuệ nhân tạo… có thể kết nối để tạo thành sự hợp tác ở quy mô lớn trong việc sản xuất sản phẩm, mà không cần tập trung đông lao động vào một địa điểm.

Thứ hai, thành phần kinh tế hỗn hợp (một phần trong đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước theo cách gọi của V.I.Lênin) bao gồm các công ty, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở liên kết các chủ sở hữu khác nhau với nhau: giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân trong nước; giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài; giữa các chủ thể kinh tế tư nhân trong nước với nhau; giữa chủ thể kinh tế tư nhân trong nước và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài… để thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất và chuỗi giá trị thị trường nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh thường là công ty liên doanh, công ty hợp doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai chủ sở hữu trở lên, các loại hình hợp tác xã… Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế đa sở hữu có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

Điểm chung của các loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh này là đối tượng sở hữu gồm tài sản hữu hình và vô hình của các tổ chức sản xuất – kinh doanh được hình thành từ sự đóng góp của các chủ sở hữu riêng theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Mỗi chủ sở hữu được hưởng lợi ích khi công ty, doanh nghiệp hỗn hợp này hoạt động có hiệu quả hoặc chịu trách nhiệm khi bị thua lỗ tương ứng với tỷ lệ tài sản đóng góp. Ngoài tài sản đóng góp từ các chủ sở hữu, còn có các tài sản từ các nguồn khác (được hỗ trợ, tài trợ, được cho, tặng, hoặc từ kết quả sản xuất – kinh doanh tích lũy lại…) thuộc sở hữu chung của các thành viên trong tổ chức kinh tế này. Các tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp thuộc loại này có điều lệ hoạt động và bầu ra Ban Lãnh đạo theo nguyên tắc nhất định do Điều lệ công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã quy định, để thay mặt các chủ sở hữu quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả tài sản chung của tổ chức sản xuất – kinh doanh, mang lại lợi ích cho các chủ thể và đóng góp vào lợi ích chung. Có quy chế chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm của những người trong Ban Lãnh đạo được ủy quyền quản lý sản xuất – kinh doanh với kết quả, hiệu quả hoạt động của tổ chức sản xuất – kinh doanh.

Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp rất đa dạng, từ các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia đến các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, có quy mô nhỏ. Xếp các loại hình hợp tác xã cũng thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp vì các hợp tác xã cũng dựa trên sự đóng góp tài sản, vốn của các chủ sở hữu tư nhân, của những người sản xuất hàng hóa nhỏ và hoạt động như các tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp. V.I.Lênin coi hợp tác xã của những công nhân văn minh là hợp tác xã xã hội chủ nghĩa (ở nước ta chưa có loại hình hợp tác xã này), còn hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ vẫn tôn trọng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là một loại hình kinh tế hỗn hợp…

4. Phương tiện chủ yếu

Những phương tiện chủ yếu được thiết kế đạt được sự mềm dẻo này bao gồm:

– cắt giảm thuế theo nhịp độ chậm hơn với thời gian lưu lại đã định sẵn đê bắt đầu cắt giảm tại các nước đang phát triển.

– Thời hạn chót chậm hơn, hoặc thời kỳ chuyển đổi dài hơn cho việc thực hiện những cam kết phi thuế nhất định dành cho các nước đang phát triển.

– Khởi động các thủ tục bảo hộ theo yêu cầu của câc nước đang phát (điều khoản công nghiệp non trẻ, cán cân thanh toán)

– Các nước phát triển có thể giành cho từng nước đang phát triển thâm nhập thị trường dễ dàng hơn mà không phải mở rộng các ưu đãi cho các nước khác (Hệ thống ưu đãi chung GSP).

– Các thoả thuận ký kết ưu đãi giữa các nước đang phát triển không cần phải tuân theo các quy định trong Điều XXIV của GATT.

GATT và tổ chức kế vị là WTO đã phục vụ như những diễn đàn, tại đó các chính sách và luật lệ đặc biệt nêu trên được khởi đầu thống nhất và thi hành. Một chủ đề thảo luận liên tục là thực tế trình độ phát triển kinh tế của các nước trong thời gian qua và những trường hợp và cấp độ mà các nước đang phát triển có thể sẵn sàng áp dụng các biện pháp dặc biệt, sẽ phải được tuần tự.

5. Giải pháp về Hiệp định ưu đãi

Nhiều giải pháp được phát hiện trong phạm vi đa phương sau này được đưa vào các hiệp định ưu đãi. Điều đó tạo ra khả năng là có thể ký kết các hiệp định giữa các Nhà nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau – điều mà trước đây tưởng rằng bất khả thi và thường được coi là nguyên nhân tại sao các thoả thuận ưu đãi đã không thành công, ví dụ, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) gần đây đã ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) với các nước được coi thuộc nhóm đang phát triển.

Trong khi mục đích ban đầu trong các hiệp định này, ví dụ việc loại bỏ thuế quan và các hạn chế số lượng cho hầu hết mọi doanh vụ thực tế được duy trì, các bên nhất trí rằng điều này sẽ hoàn thành trong một giai đoạn chuyển đổi từ 10 đến 12 năm, và bước cắt giảm sẽ không đối xứng. Do đó, các nước EFTA và EU loại bỏ ngay lập tức phần lớn thuế quan khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực, trong khi các nước đối tác có thể thực hiện từng giai đoạn loại bỏ đã nêu trong hiệp định. Những cam kết khác (ví dụ liên quan đến viện trợ Nhà nước) cũng có thể được đưa vào dần dần cho các nước đối tác.

Các trình độ phát triển kinh tế khác nhau tự nó không làm cho các thoả thuận ưu đãi thành bất khả thi nhưng cần phải xem xét các trình độ ấy trong quá trình đàm phán. Trừ khi tìm ra một giải pháp có tính hiện thực và được nêu rõ ràng trong văn bản, nếu không các hiệp định không chắc sẽ tồn tại và có lợi cho nhau.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.