1. Đôi nét về Liên minh châu Âu (European Unionơ – EU)

Liên minh châu Âu (European Unionơ – EU), là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1/11/1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 430 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP).

Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 19 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G7, G20 và Liên Hợp Quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu.

Là tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.

Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu và được kỉ niệm hàng năm là “Ngày châu Âu”.

Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007, tăng lên thành 27. Năm 2013, tăng lên thành 28. Từ 31 tháng 1 năm 2020, EU có 27 thành viên do Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi EU.

Về thành viên của EU, dưới đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu:

  • 1957: Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý.
  • 1973: Đan Mạch, Ireland.
  • 1981: Hy Lạp.
  • 1986: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
  • 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
  • 1 tháng 5 năm 2004: Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia.
  • 1 tháng 1 năm 2007: Bulgaria, Romania.
  • 1 tháng 7 năm 2013: Croatia.

Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4.143.600 km² với dân số là 437,9 triệu người (2020); với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.

Tính đến cuối năm 2010, có 4 quốc gia được đánh giá là ứng viên chính thức để kết nạp thành viên Liên minh châu Âu đó là: Iceland, Bắc Macedonia, Montenegro và Thổ Nhĩ Kỳ. Albania, Bosnia và Herzegovina và Serbia là những ứng viên tiềm năng. Kosovo cũng được xếp vào danh sách những ứng viên tiềm năng gia nhập vào Liên minh châu Âu vì Ủy ban châu Âu và hầu như tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu khác đã thừa nhận Kosovo như một quốc gia độc lập, tách biệt khỏi Serbia.

5 quốc gia Tây Âu không phải là thành viên Liên minh châu Âu nhưng đã có những thỏa thuận hợp tác nhất định kinh tế và pháp luật của Liên minh châu Âu đó là: Iceland (ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu), Liechtenstein và Na Uy, thành viên thị trường duy nhất thông qua Khu vực kinh tế châu Âu, và Thụy Sĩ, tương tự như trường hợp của Na Uy nhưng thông qua hiệp định song phương giữa nước này và Liên minh châu Âu. Ngoài ra, đồng tiền chung EURO và các lĩnh vực hợp tác khác cũng được áp dụng đối với các quốc gia thành viên nhỏ như Andorra, Monaco, San Marino và Vatican.

Vào tháng 6/2016, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời Liên minh châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016 và nước Anh có vị Thủ tướng mới, nhưng phải đến 3 năm sau đó, tức 2019 thì quyết định này mới chính thức có hiệu lực và đến ngày 31 tháng 1 năm 2020 thì chính thức rời khỏi EU sau 47 năm là thành viên của khối này kể từ năm 1973.

2. Chính sách nông nghiệp trong EU

Sản lượng lương thực thế giới cần tăng gấp đôi vào năm 2050 để phục vụ cho sự gia tăng dân số và phát triển thói quen ăn uống. Nó phải đối mặt với những tác động của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học, chất lượng đất và nước cũng như nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Chính sách nông nghiệp của EU đã thay đổi đáng kể trong những thập kỷ gần đây để giúp nông dân đối mặt với những thách thức này và đáp ứng với sự thay đổi thái độ và kỳ vọng của người dân. Chính sách nông nghiệp của EU bao gồm nhiều lĩnh vực, bao gồm chất lượng thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, thương mại và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của EU. EU hỗ trợ tài chính cho nông dân và khuyến khích các hoạt động bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời đầu tư vào sự phát triển của các khu vực nông thôn.

Các thể chế của EU hợp tác hoạch định chính sách về lương thực và nông nghiệp, thực hiện, giám sát và đánh giá chính sách đó. Chính quyền địa phương và quốc gia thực hiện các luật đã thống nhất ở cấp EU Thông qua ngân sách của EU, quỹ được cung cấp cho các quốc gia thành viên theo các quy tắc đặt ra ở cấp độ EU. EU cũng giám sát cách thức các luật được áp dụng, mức độ hiệu quả của chúng và điều phối các sửa đổi.

Các ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan đến nông nghiệp và thực phẩm cung cấp hơn 44 triệu việc làm ở EU, bao gồm cả việc làm thường xuyên cho 20 triệu người trong chính ngành nông nghiệp. Nhờ khí hậu đa dạng, đất đai màu mỡ, trình độ kỹ thuật của nông dân và chất lượng sản phẩm, EU là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

3. Tình hình nông nghiệp Liên minh châu Âu (European Unionơ – EU)

Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của EU đạt 400 tỷ Euro. EU có khoảng 280000 doanh nghiệp chế biến thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho tiêu dùng nội khối phục vụ trên 500 triệu dân và xuất khẩu. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản thực phẩm EU là 182 tỷ Euro và kim ngạch nhập khẩu là 143 tỷ Euro (chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu và 6% tổng lượng hàng nhập khẩu hàng hóa của EU .

EU có khoảng 10 triệu trang trại tham gia sản xuất nông nghiệp sản xuất ra 300 triệu tấn ngũ cốc các loại, khoảng 23 triệu tấn thịt lợn, 7,8 triệu tấn thịt bò, trên 15, triệu tấn thịt gà, khoảng 1 triệu tấn thịt cừu và dê và 140 triệu tấn sữa, gần 7 triệu tấn thủy sản các loại. Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của EU đạt 400 tỷ Euro. EU có khoảng 280000 doanh nghiệp chế biến thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho tiêu dùng nội khối phục vụ trên 500 triệu dân và xuất khẩu. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản thực phẩm EU là 182 tỷ Euro và kim ngạch nhập khẩu là 143 tỷ Euro (chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu và 6% tổng lượng hàng nhập khẩu hàng hóa của EU.

4. Áp dụng biện pháp bù giá trong EU

Từ năm 1996, EU đã đưa ra một hệ thống thống nhất cho việc bù chênh lệch của giá thành nguyên liệu trong nông sản chế biến. Các quy định điều chỉnh hệ thống này đã thay đổi và các quy định hiện nay được thể hiện trong Quy định của Hội đồng No.3448/93, trong đó đưa ra cách xử lý thương mại áp dụng cho một số hàng hoá sản xuất từ nông sản chế biến. Quy định của uỷ ban No. 1460/96 bao gồm các quy tắc chi tiết về ưu đãi thương mại áp dụng cho một số hàng hoá sản xuất từ nông sản chế biến.

Quy định của Hội đồng số 3448/93 gồm những quy tắc áp dụng cho cả xuất khẩu và nhập khẩu cũng như những điều khoản để áp dụng chế độ ưu đãi. Bản Quy định xác định những sản phẩm cơ bản (sữa và các sản phẩm từ sữa, ngô, ngũ cốc, đường) và những nông sản chế biến được áp dụng các điều khoản bù giá.

Khi nhập khẩu vào EC, hàng hoá phải chịu một khoản thuế. Khoản thuế này sẽ gồm phần tính cho thành phần công nghiệp có xét đến điều kiện sản xuất và tiếp thị của hàng hoá đó. Ngoài ra, nó cũng có phần tính cho “thành phần nông nghiệp” để bù chênh lệch về giá giữa thị trường Cộng đồng và các thị trường của nước thứ ba đối với những sản phẩm nông nghiệp được coi là đã sử dụng trong quá trình sản xuất. Sau khi áp dụng những hiệp định của WTO, cả hai thành phần nông nghiệp và công nghiệp được họp lại trong Biểu Thuế quan Cộng đồng.

Khi hàng hoá nông nghiệp chế biến được xuất khẩu, thì nông sản có trong đó có thể được hoàn thuế.

Quy định của Uỷ ban số 1460/96 đưa ra mộl số nguyên tắc để xác định thành phần nông nghiêp đã giảm bớt có liên quan tới thành thành nông nghiệp theo biều Thuế quan Cộng đồng và để quản lý hạn ngạch được mở theo các thoả thuận ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đưa ra trong Quy định của Hội đồng số 3448/93. Các thoả thuận ưu đãi cũng có thể áp dụng thu một khoản cụ thể có được giảm thuế hay không trong khuôn khổ một hạn ngạch.

5. Tác động của COVID-19 đến nông nghiệp Liên minh châu Âu (European Unionơ – EU)

Để đối phó với sự lây lan đại dịch COVID-19, chính phủ các nước EU đã thực hiện một loạt các biện pháp, bao gồm đưa ra các biện pháp kiểm soát biên giới và giới hạn và phong tỏa, việc di chuyển tự do của người dân trong phạm vi lãnh thổ của các nước và giữa các quốc gia thành viên EU và với thế giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Những biện pháp này đã có tác động rõ rệt đến chuỗi cung ứng thực phẩm nông nghiệp của EU, làm gián đoạn hoạt động của toàn bộ ngành nông nghiệp và tất cả các ngành khác trong chuỗi cung ứng thực phẩm, cản trở an ninh lương thực EU, cụ thể ảnh hưởng như sau:

– Các biện pháp phong tỏa tạo ra tâm lý hoảng loạn trong việc mua sắm tích trữ các loại lương thực thực phẩm gây ra khan hiếm một số loại mặt hàng thực phẩm, thiếu hụt nguồn cung cục bộ tại một số khu vực tại các quốc gia thành viên công bố các lệnh phong tỏa;

– Gây ra gián đoạn, đình trệ dịch vụ vận tải, logistics phục vụ ngành nông sản thực phẩm của EU do các áp dụng biện pháp kiểm tra tại biên giới hoặc đóng cửa biên giới với các quốc gia thành viên, tắc nghẽn các tuyến đường vận chuyển và ùn tắc hàng dài khi kiểm tra biên giới (đặc biệt là vấn đề đối với thực phẩm tươi sống (rau, hoa quả tươi), các xe chuyên chở động vật sống phải chờ lâu trong khi vận chuyển dẫn đến nguy cơ lây bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc vi phạm các quy định về phúc lợi động vật-animal welfare) hoặc các biện pháp kiểm dịch ngăn chặn hoặc hạn chế dẫn đến nguồn cung thực phẩm cho các quốc gia thành viên, thiếu hụt nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến thực phẩm nông sản thực phẩm phục vụ thị trường trong khu vực và xuất khẩu.

– Tạo ra sự thiếu hụt trầm trọng lao động nông nghiệp thời vụ tại nhiều nước sản xuất nông nghiệp lớn tại Tây và Trung Âu tại EU như Pháp, Ý, Tây Ban nha, Đức, Hà Lan, Bỉ…khi mà trước đó các các quốc gia này sử dụng hàng triệu lao động nông nghiệp thời vụ phục vụ cho việc thu hoạch nông sản, chăm sóc, gieo trồng tại các trang trại từ các nước thành viên EU từ Đông Âu, trong khi đó các mùa vụ cần thu hoạch trong tháng 4 và tháng 5 và chuẩn bị cho việc sản xuất vụ mới.

– Tạo ra thiệt lớn đối với các trung tâm cung ứng nông sản thực phẩm của các nước.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).