Luật sư tư vấn:
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, năng lực sản xuất ở Việt Nam ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trở nên khó khăn và phức tạp do việc tạo ra các chủng loại hàng hóa đa dạng theo nhu cầu của thị trường. Nhiều loại hàng giả vẫn được lưu thông trên thị trường tự do mà không dễ gì kiểm soát được. Nhóm tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng. Hơn nữa, việc áp dụng khoa học và công nghệ đã làm phát sinh nhiều các thiết bị, công cụ phạm tội ngày càng tinh vi hơn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một số nguyên nhân cơ bản sau đây đã dẫn đến những hậu quả gây thiệt hại cho nhà sản xuất trung thực và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
a) Dựa vào xu thế hội nhập, những nhân tố tích cực phát sinh thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển, nhưng song song với nó là nạn làm hàng giả, lưu thông hàng giả trong xã hội như một dư chấn của làn sóng sính dùng đổ ngoại nhập và các sản phẩm có uy tín trên thế gới. Nhiều cơ sở sản xuất chỉ nhằm đến mục đích thu lợi nhuận mà không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng, nạn làm hàng giả, hàng nhái được thực hiện rất mãnh liệt và các loại hàng giả đã được tung ra thị trường xâm phạm lợi ích người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng như kiểm định chất lượng sản phẩm, thanh tra thương trường, hải quan không thể bao quát và kiểm soát hết được hiện tượng này và thậm chí còn chưa làm hết trách nhiệm của mình, theo đó hàng giả vẫn đương nhiên tồn tại.
b) Các nhà sản xuất có uy tín, sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt cũng không thể kiểm soát được các cơ sở khác nhái hàng hóa của mình để sản xuất vì thế cũng không thể hiện được thái độ cương quyết với nạn làm hàng giả, hàng nhái.
c) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thuộc mọi lĩnh vực là rất trầm trọng.
Xâm phạm quyền tác giả như sao chép, nhân bản, copy tác phẩm để xuất bản nhằm thu lợi nhuận là hiện tượng không hiếm trong xã hội. Việc sao chép các chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, sao chép bản nhạc, sao chép sách kỹ thuật, sách chuyên môn khác diễn ra hằng ngày tại các trường đại học, các cơ quan không còn là điều bất thường. Những cơ quan có chức năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn mỏng về lực lượng và đặc biệt là chưa có chuyên môn đủ để làm nhiệm vụ…
Các biện pháp chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng nặng về phạt vi phạm hành chính, biện pháp hình sự ít được áp dụng để trấn áp hành vi làm hàng giả trong xã hội, vì vậy tính răn đe không đủ mạnh để chấm dứt hành vi làm hàng giả. Nguy hiểm hơn nữa là làm hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, thuốc chữa bệnh, thực phẩm và đổ uống khác. Những loại thực phẩm chức năng được lưu thông trên thương trường tự do không thể kiểm soát hết được. Các loại nhãn hiệu nổi tiếng thế giới được in ấn, tự do gắn lên hàng hóa lừa đảo người tiêu dùng… Xuất xứ sản phẩm tùy theo người bán hàng (vì mục đích lợi nhuận) đã tự ý gắn địa danh nào vào hàng hóa cũng gây rất nhiều khó khăn cho các nhà quản lý.
Với những thực trạng trên, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cần phải có các cơ chế động bộ hơn nữa. Việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân cần được phổ biến thường xuyên. Các chế tài được áp dụng đối với hành vi trái pháp luật do sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái cần phải mang tính răn đe mạnh hơn để ngăn chặn, loại trừ nạn làm hàng giả, hàng nhái trong xã hội không thể tồn tại được.
Việc tôn trọng và thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy cho hoạt động nghiên cứu và triển khai kết quả nghiên cứu. Việc công khai các sản phẩm trí tuệ được bảo hộ, đã tạo động lực cho các chủ thể nghiên cứu chủ động tìm ra giải pháp nghiên cứu của riêng mình, tránh sự trùng lặp để tạo ra tính mới, tính độc lập và riêng biệt của các kết quả nghiên cứu. Những nguyên tắc công khai sáng chế, công nghệ một mặt nhằm động viên kịp thời những chủ thể sáng tạo ra những giải pháp kỹ thuật hữu ích, áp dụng có hiệu quả vào sản xuất, kinh hoanh, hoạt động dịch vụ, mặt khác nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong việc nghiên cứu, triển khai, phổ biến và áp dụng các sản phẩm ttí tuệ được tạo ra trong xã hội.
Việc công khai hoá các thành quả lao động sáng tạo trí tuệ là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là căn cứ để chủ thể sáng tạo khác có phương pháp tạo ra những sản phẩm trí tuệ mới, độc lập, có hàm lượng trí tuệ và có nội dung về tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm trí tuệ cao hơn. Với sự công khai các sản phẩm trí tuệ là động lực để khuyến khích thúc đẩy
hoạt động sáng tạo trí tuệ ngày một sâu rộng hơn trong xã hội. Thay đổi nhiều nhận thức mang tính cố hữu là tim kiếm những lợi nhuận về vật chất đơn thuần, mà không mấy quan tâm đến các sản phẩm trí tuệ. Trong tương lai, những tranh chấp về tài sản thông thường như tranh chấp về bất động sản, động sản, về tài sản vật chất khác sẽ dần dần được thay thế bằng những tranh chấp về sản phẩm sáng tạo trí tuệ, như tranh chấp về tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tranh chấp về một phần mềm máy vi tính… trong lĩnh vực sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ không áp dụng vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra vật chất và những tranh chấp về các sản phẩm trí tuệ là các giải pháp kỹ thuật như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và giống cây trồng sẽ chiếm đa số trong tổng số các tranh chấp trong xã hội được giải quyết của từng năm.
Bởi vì, khi mà xã hội đã tiến bộ đến tầm văn minh nhất định, những quan hệ tài sản về vật chất tương đối ổn định vì ý thức pháp luật của mỗi cá nhân trong xã hội đều được cải thiện và nâng cao, quan niệm giàu nghèo xác định theo của cải vật chất cũng dần thay đổi tạo thành ý thức hệ xã hội, thì việc quan tầm đến các giải pháp kỹ thuật, các sản phẩm sáng tạo trí tuệ ngày càng được coi trọng. Những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ sẽ ngày một tăng lên về số lượng và độ phức tạp do tính chất của sản phẩm trí tuệ là vô hình. Vì vậy, lao động của con người trong tương lai là quan tâm đến việc tạo ra các sản phẩm sáng tạo trí tuệ và áp dụng các kết quả của sáng tạo trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ nhằm mục đích giải phóng sức lao động cơ bắp của con người, tạo ra các sản phẩm sáng tạo trí tuệ ngày một độc đáo, mà trước đó chưa từng biết đến, chưa thể hình dung ra.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có những bước tiến vượt bậc phù hợp với mục tiêu hội nhập quốc tế về mọi lĩnh vực nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, từ chỗ chưa có đạo luật về sở hữu trí tuệ, nhưng chỉ vài chục năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WT0), Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã được ban hành vào năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019.
Để phục vụ đắc lực cho mục tiêu hội nhập quốc tế ngày một có hiệu quả, Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai và Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật qua email hay Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.0191, hoặc có thể Đặt lịch để gặp Luật sư của LVN Group tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.