1. Bán phá giá là gì?

Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được XK với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nội địa nước XK. Như vậy có thể hiểu đơn giản là nếu giá XK của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó bị coi là bán phá giá. Ví dụ: lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với giá (X) nhưng lại được XK sang nước B với giá (Y) (Y

Khái quát về hành vi bán phá giá

Hành vi bán hàng hoá hoặc dịch vụ ở mức giá quá thấp so với giá thông thường nhằm giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Bản chất của việc bán phá giá nằm ở chỗ đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh chấp nhận bán hàng ở mức lỗ nào đó trong hiện tại để sớm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Sau khi đã tyêu diệt được đối thủ cạnh tranh, loại bỏ được những áp lực cạnh tranh chủ yếu trên thị trường, doanh nghiệp bán phá giá sẽ nâng giá bán hàng hoá, bóc lột người tyêu dùng nhằm thu lợi nhuận bù đắp vào khoản thua lỗ trước đó và hưởng lợi nhuận siêu ngạch. Nói chung, dưới giác độ pháp luật cạnh tranh, hành vi bán phá giá bị coi là bất hợp pháp.

Trong quan hệ thương mại quốc tế, bán phá giá được hiểu là hành vi của doanh nghiệp thuộc quốc gia này bán hàng sang quốc gia khác với giá quá thấp nhằm giành giật thị trường xuất khẩu. Do hàng nhập khẩu được bán với mức giá quá thấp (tức là thấp hơn giá thông thường của hàng hoá) nên người chịu thiệt hại đầu tyên chính là những nhà sản xuất trong nước. Theo họ, việc bán phá giá là hành vi cạnh tranh không công bằng và cần phải được ngăn chặn. Từ giác độ của người tyêu dùng, hành vi bán phá giá sẽ mang lại lợi ích trước mắt. Tuy nhiên, rất có thể trong tương lai khi cạnh tranh bị triệt tyêu, người tyêu dùng sẽ bị chính doanh nghiệp bán phá giá bóc lột bằng cách định giá quá cao trong điều kiện không còn cạnh tranh hoặc tuy còn cạnh tranh nhưng không đáng kể. Chính vì vậy, nói chung, các quốc gia thường coi hành vi bán phá giá trong quan hệ thương mại quốc tế là không chấp nhận được và cần phải có biện pháp đối phó.

Đáp ứng nguyện vọng này, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT, Điều 6) và Hiệp định chống bán phá giá (Anty-dumping Agreement) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép các quốc gia thành viên được quyền đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm “bảo vệ” ngành sản xuất trong nước khi mà ngành này bị “thiệt hại thực sự” từ hành . vi bán phá giá từ phía đối tác nước ngoài. Từ “bảo vệ” đến “bảo hộ” đôi khi không có ranh giới rõ ràng. Chính vì thế, trong nhiều trường hợp quốc gia có thể bảo hộ ngành sản xuất trong nước của mình dưới danh nghĩa “bảo vệ ngành sản xuất trong nước”.

Tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trong quan hệ thương mại quấc tế, ngày 29.4.2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đạ ban hành Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (Pháp lệnh số 20/2004/P|.. UBTVQH11) có hiệu lực từ ngày 01.10.2004 quy định các biện pháp cụ thể mà Chính phủ Việt Nam có thể áp dụng khi có hành vi bán phá giá từ phía đối tác nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Pháp lệnh này căn bản tuân thủ các quy định tại Điều 6 Hiệp định GATT và Hiệp định chống bán phá giá của WTO,

Theo Pháp lệnh này, hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường – giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước (hoặc vùng lãnh thổ) xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường. Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước (hoặc vùng lãnh thổ) xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau: 1) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước (hoặc vùng lãnh thổ) xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong điều kiện thương mại thông thường; 2) Giá thành hợp lí của hàng hoá cộng thêm các chỉ phí hợp lí khác và lợi nhuận ở mức hợp lí, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

2. Tại sao bán phá giá?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế. Nhiều trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định như: Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước NK từ đó chiếm thế độc quyền; Bán giá thấp tại thị trường nước NK để chiếm lĩnh thị phần; Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh… Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, XK không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng… nên đành bán tháo để thu hồi vốn. Trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. Bán phá giá sang thị trường nước ngoài thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước NK. Tuy nhiên, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế: người tiêu dùng được lợi vì giá rẻ; nếu hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất định của ngành đó,… Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ ba điều kiện sau đây: Hàng NK bị bán phá giá; Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước NK bị thiệt hại đáng kể; Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng NK bán phá giá và thiệt hại nói trên.

3. Thuế chống bán phá giá?

Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế NK thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước NK. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng NK bán phá giá gây ra. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá được nhiều nước sử dụng như một hình thức “bảo hộ hợp pháp” đối với sản xuất nội địa của mình. Để ngăn chặn hiện tượng lạm dụng biện pháp này, các nước thành viên WTO đã cùng thoả thuận về các quy định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, tập trung trong một Hiệp định về chống bán phá giá của WTO – Hiệp định ADA.

4. Xác định bán phá giá

Một sản phẩm bị xem là bị bán phá giá nếu có giá XK thấp hơn giá thông thường.

Xác định bán phá giá

Giá thông thường (giá TT) – Giá XK = X (Nếu X > 0 thì có hiện tượng bán phá giá)

Giá xuất khẩu

Giá XK sử dụng để tính toán việc bán phá giá được tính theo một trong các cách sau:

1, Giá XK là giá trong hợp đồng XK;

2, Giá XK là giá bán sản phẩm liên quan cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một trị giá tính toán theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Cách 1 là cách tính chuẩn và được ưu tiên áp dụng trước (trong các điều kiện thương mại thông thường và có hợp đồng XK). Chỉ khi không đáp ứng các điều kiện áp dụng cách 1 (khi không có giá XK hoặc khi giá XK không đáng tin cậy) thì giá XK mới được tính theo cách 2.

Giá thông thường

Giá TT sử dụng để xác định bán phá giá tính theo những cách sau:

Cách 1: Giá TT = giá bán tại thị trường nội địa nước XK của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra (SPTT) với điều kiện: SPTT được bán tại nước XK trong điều kiện thương mại bình thường; SPTT phải được bán tại nước XK với số lượng đáng kể (5% số lượng sản phẩm bị điều tra xuất sang nước NK trừ trường hợp đặc biệt).

Cách 2: Giá TT = giá bán của SPTT từ nước XK sang một nước thứ ba nếu mức giá này có thể so sánh được và có tính đại diện.

Cách 3: Giá TT theo trị giá tính toán = Giá thành sản xuất + Các chi phí (gồm chi phí bán hàng, quản trị, chung) + Lợi nhuận hợp lý.

Cách 1 là cách tính được ưu tiên xem xét áp dụng trước trong tất cả các trường hợp. Chỉ khi không đáp ứng được các điều kiện để sử dụng cách 1 thì giá TT mới được tính theo cách 2 hoặc cách 3.

Trường hợp hàng hoá không xuất thẳng từ nước sản xuất sang nước NK mà được xuất sang một nước thứ ba (trung gian) trước khi vào nước NK, giá TT sẽ được xác định theo giá bán của SPTT tại thị trường nước trung gian đó. Tuy nhiên, giá TT vẫn có thể được xác định theo cách bình thường (như khi xuất trực tiếp) nếu: Sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển qua cảng của nước thứ ba; hoặc nước thứ ba không sản xuất sản phẩm đó hoặc không có mức giá đem ra so sánh.

Đối với trường hợp nước XK có nền kinh tế phi thị trường, khi tính toán giá TT, nước NK được phép bỏ qua các cách tính bình thường và tự mình xác định một cách thức tính hợp lý. Thường thì cơ quan có thẩm quyền của nước NK, sau khi kết luận rằng nước XK có nền kinh tế phi thị trường, có thể sẽ bỏ qua các số liệu về chi phí, giá cả nội địa nước XK và chọn một nước thứ ba thay thế (dùng giá bán hoặc các chi phí sản xuất sản phẩm tại nước này) để tính giá TT của sản phẩm đang điều tra. Cách tính này có thể gây ra nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất, XK do giá TT thường bị đội lên cao bởi: Cơ quan có thẩm quyền của nước NK có quyền tự do lựa chọn một nước thứ ba thay thế và giá cả ở nước này có thể khác xa giá cả tại nước XK do có các điều kiện, hoàn cảnh thương mại khác nhau; Các nhà sản xuất SPTT tại nước thứ ba được lựa chọn là đối thủ cạnh tranh của các Cty đang bị điều tra và vì thế họ có thể khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá XK với giá TT bất lợi cho những nhà sản xuất, XK của nước XK liên quan…

Nguyễn Thị Thu Trang – Ban Pháp chế – VCCI

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)